Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hà Giang: Nạn buôn người vẫn diễn biến phức tạp

PV - 14:27, 10/01/2018

Năm 2017, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phá nhiều chuyên án về mua bán người, bắt giữ nhiều đối tượng, giải cứu 6 nạn nhân. Tuy nhiên, do địa bàn biên giới tại Hà Giang hiểm trở, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí của bà con chưa cao nên nguy cơ về mua bán người qua biên giới vẫn luôn rình rập với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Tuyên truyền về phòng chống mua bán người là biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức cho người dân. Tuyên truyền về phòng chống mua bán người là biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức cho người dân.

 

Thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn là nơi có cửa khẩu kết nối với thị trấn Cảnh Đồng Cán, Trung Quốc. Nhiều năm qua, lợi dụng phụ nữ Việt Nam sang biên giới làm thuê, đi chợ, đi làm nương nơi vắng người, các đối tượng dùng thủ đoạn làm quen, cho đi nhờ, sau đó dùng thuốc mê bắt cóc mang đi bán. Một đường dây lừa gạt, bắt cóc phụ nữ đã được hình thành tại Phó Bảng do các đối tượng ở bên này biên giới câu kết với các đối tượng bên kia biên giới thực hiện.

Chị Vừ Thị Cáy (SN 1993, ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn) là một nạn nhân bị chính chị gái mình lừa bán. Khi sang đến bên kia biên giới, chị Cáy bị bán tới hai lần để làm vợ một người đàn ông đứng tuổi. Do cuộc sống quá khổ cực nên trong một lần nói dối chồng đi lấy rau lợn chị đã bỏ trốn được về Việt Nam.

Mặc dù được các chiến sĩ Biên phòng tận tình giúp đỡ hòa nhập cộng đồng, nhưng trong lòng chị vẫn luôn canh cánh nỗi nhớ đứa con nhỏ còn ở bên Trung Quốc.

Lợi dụng những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn hoặc ham chơi, đua đòi, đối tượng buôn người tìm cách làm quen rồi dùng tiền để mua chuộc dụ dỗ sang Trung Quốc lấy chồng, hứa hẹn một cuộc sống sung túc, hay đi làm với tiền công cao.. Trong năm 2017, Đồn Biên phòng Phó Bảng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phát hiện, giải cứu được 3 trường hợp phụ nữ bị lừa bán qua biên giới.

Thượng Tá Hà Văn Nga, Chính trị viên Đồn biên phòng Phó Bảng cho biết, năm qua, Đồn biên phòng đã phối hợp với lực lượng chức năng nước bạn giải cứu 3 phụ nữ bị lừa bán qua biên giới; tiếp nhận khoảng 100 người đi sang nước bạn làm thuê trái phép đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân.

Tội phạm mua bán người qua biên giới ngày càng tinh vi, thủ đoạn phức tạp và có tầm hoạt động vươn xa ra nhiều tỉnh thành trong cả nước. Từ trường hợp của nạn nhân Hù Thị Xá (SN 1994, dân tộc Mông, ở Bản Lọng Háy, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) bị Lừu Dỉ Tề (SN 1992, ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang và một số đối tượng ở huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang lừa bán sang Trung Quốc, cơ quan chức năng đã phát hiện một đường dây liên tỉnh khá phức tạp chuyên lừa bán người qua biên giới.

Đại tá Hoàng Anh Đức, Trưởng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, để đấu tranh với loại tội phạm buôn người, ngoài việc xác định các chuyên án, phối hợp với Công an tỉnh và lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn, Bộ đội Biên phòng còn phối hợp với các trường học, ngành chức năng, địa phương, tổ chức tuyên truyền tại địa bàn trọng điểm để người dân nắm rõ thủ đoạn của đối tượng.

Thầy giáo Vàng Văn Tuyên, Phó Hiệu trưởng, Trường phổ thông dân tộc nội trú Yên Minh cho biết thêm, trường cũng đã thành lập các tổ tự quản để quản lý học sinh 24/24 giờ, đồng thời thông tin cho học sinh nắm rõ thủ đoạn của bọn buôn bán người và trẻ em để các em nâng cao tinh thần cảnh giác.

Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng buôn người xảy ra, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì người dân cần chủ động nâng cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo của bọn buôn người-Đại tá Hoàng Anh Đức cho biết thêm.

BTK t/h

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên dậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 18 giây trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 phút trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 15 phút trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 20 phút trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 32 phút trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 37 phút trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 40 phút trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.