Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giống mới bám rễ nơi rẻo cao

Nguyễn Thanh - 08:29, 03/12/2023

Lên huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) độ này, chúng tôi được cảm nhận niềm hứng khởi của bà con dân bản về những giống cây trồng mới được mùa, được giá mà năng suất vượt trội. Hỏi ra mới hay, bà con vừa đưa giống lúa chất lượng cao VNR20 vào thâm canh. Rồi cả cây lạc nữa – một loại cây vốn quen với đất đai, khí hậu đồng bằng, quen với nếp canh tác của người dưới xuôi cũng đã ngược núi, ngược rừng mà vươn lên xanh tốt trên đỉnh Trường Sơn.

Mô hình trồng lúa thâm canh chất lượng cao ở Mường Ải
Mô hình trồng lúa thâm canh chất lượng cao ở Mường Ải

Năng suất lúa 70 tại/ha

Đó là con số từng ở trong mơ của người dân vùng rẻo cao Kỳ Sơn. Bởi đồng bào chỉ quen với canh tác lúa rẫy. Còn những thửa ruộng bậc thang cũng nhỏ lẻ, lại trồng giống cũ… nên năng suất không cao. Nhưng đạt 70 tạ lúa/ha thì giờ đã không còn là điều mơ tưởng mà đã hiện hữu trên những thửa ruộng ở Mường Ải mờ sương.

Ông Vi Văn Lưu ở bản Xốp Xăng, xã Mường Ải, rạng rỡ: Trước đây, người dân trồng giống lúa địa phương từ việc tự để lúa giống, năng suất khoảng 35 tạ/ha. Năm nay mùa đầu tiên trồng giống mới, song người dân rất phấn khởi vì năng suất ước đạt 70 tạ/ha.

Rồi ông kể: vụ hè thu – mùa năm nay, là năm đầu tiên bà con bản Xốp Xăng trồng giống lúa mới có tên VNR20, do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn gieo trồng. Lúa giống và phân bón vi lượng, thuốc bảo vệ thực vật được hỗ trợ 100%. Người dân tham gia đóng góp công chăm sóc và phân chuồng hữu cơ.

Mường Ải rộn rã vào vụ lúa
Mường Ải rộn rã vào vụ lúa

Không chỉ ông Lưu, cả bản Xốp Xăng đã trồng 8,4ha, bản Pụng trồng chừng 11,6ha giống lúa mới VNR20. Những ngày này, niềm vui được mùa không chỉ hiện rõ trên từng khuôn mặt của những nông dân miền sơn cước mà còn lan ra cả bản trên, làng dưới khiến ngày mùa thu hoạch như một ngày hội giữa rừng già.

Nhớ lại một năm trước, trăn trở vì các giống lúa bản địa đã có dấu hiệu năng suất kém, các cấp ngành chức năng của Kỳ Sơn đã nghiên cứu, đầu tư đưa giống lúa mới chất lượng cao VNR20 vào thâm canh ở xã Mường Ải.

Để nâng cao năng suất, sản lượng sản xuất lúa trên địa bàn huyện, trước hết cần phải tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn, đưa giống mới vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. Vì lý do ấy, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kỳ Sơn đã xây dựng mô hình trồng thâm canh giống lúa VNR20 với quy mô 20ha tại xã Mường Ải.

Giống lúa VNR20 là giống lúa thuần chất lượng, tiềm năng năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, lá đòng hơi to, đẻ nhánh khỏe, tập trung, gọn khóm và chống đổ tốt. Gạo VNR20 có dạng hạt thon dài, trắng trong, mềm, vị đậm, ngon cơm.

Năng suất lúa VNR20 chạm ngưỡng 70 tạ/ha
Năng suất lúa VNR20 chạm ngưỡng 70 tạ/ha

Trực tiếp tham gia cùng người dân các bản ở xã Mường Ải thu hoạch lúa VNR20, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kỳ Sơn đã tổ chức đánh giá kết quả “Mô hình thâm canh giống lúa chất lượng cao VNR20” với diện tích 20ha, thử nghiệm tại 2 bản với 30 hộ dân tham gia, tổng kinh phí thực hiện gần 500 triệu đồng; trong đó, huyện hỗ trợ 370 triệu đồng, người dân đóng góp phân bón hữu cơ và công chăm sóc hơn 100 triệu đồng.

Vụ mùa năm 2023, tuy điều kiện thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nhiều loại bệnh như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, chuột, sâu đục thân…, nhưng với ưu điểm giống lúa mới có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống gãy đổ khá cao nên các ruộng đã cho thu hoạch với năng suất cao. 

Ông Vi Oanh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn cho biết: Qua thực tế khảo nghiệm thâm canh giống lúa mới này, địa phương cũng như người dân đã đúc rút được các kinh nghiệm quý. Từ hiệu quả của mô hình, đề nghị các cấp, ngành, địa phương tuyên truyền để người dân nhận thấy và nhân rộng trong những năm tiếp theo. 

Cũng theo ông Oanh, toàn huyện có 815ha lúa mùa, năng suất bình quân hàng năm đạt khoảng 35 - 38 tạ/ha. Nguyên nhân một phần do trình độ canh tác của người dân sản xuất lúa còn lạc hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chưa nhiều. Nếu áp dụng giống mới và kỹ thuật vào canh tác thì còn gì bằng.

Mùa lạc trên dãy Trường Sơn

Không hiểu sao, khi đặt bút cho những dòng đầu tiên này, chúng tôi chợt nhớ đến tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Khải khi viết về những thanh niên ngược núi trồng lạc vùng Điện Biên trong những năm miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lạc được gieo trồng trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển
Lạc được gieo trồng trên độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển

Hôm nay, cây lạc, niềm vui được mùa lạc cũng đang hiện hữu trên dãy Trường Sơn lộng gió xứ Nghệ. Ông Lầu Bá Chày,  Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) kể: Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông, canh tác lúa, ngô trên nương, rẫy. Do điều kiện thổ nhưỡng, trình độ canh tác và kỹ thuật chăm sóc còn nhiều hạn chế nên năng suất cây trồng không cao. Vì cây lúa nương mất mùa, chính quyền xã đã vận động, khuyến khích người dân chuyển đổi đất lúa sang trồng lạc.

Từ định hướng của chính quyền, một số hộ dân đã mạnh dạn chuyển sang trồng lạc trên đất đồi. Điều bất ngờ là cây lạc trồng trên núi cao lại phát triển tốt, năng suất cao. Đang cùng chồng thu hoạch lạc trên rẫy, chị Moong Thị Soi ở bản Pà Ca, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) hồ hởi: Từ khi chuyển đổi sang trồng lạc, cùng diện tích đất cho năng suất cao hơn, giá cả cũng cao gấp đôi so với lúa. Nếu thu hoạch đạt năng suất, thì năm nay gia đình tôi thu được khoảng hơn 50 triệu đồng.

Góp thêm niềm vui được mùa, anh Nhang Phò Trang cùng trú ở bản Pà Ca cho biết: gia đình tôi gieo 80kg lạc giống trên gần 1ha rẫy đến nay thu hoạch được hơn 1,3 tấn lạc. Với mức giá 15.000 đồng/kg củ lạc tươi, 22.000-25.000 đồng/kg củ lạc khô, tôi thu về khoảng 26 triệu đồng. Mức thu nhập này cao gấp đôi so với trồng lúa rẫy.

Thu hoạch lạc ở độ dốc cao khá vất vả nhưng bù lại lạc cho năng suất lại được mùa được giá nên người dân rất phấn khởi
Thu hoạch lạc ở độ dốc cao khá vất vả nhưng bù lại lạc cho năng suất lại được mùa được giá nên người dân rất phấn khởi

Người dân xã Nậm Cắn cho biết, sườn núi nơi đây khá dốc, đất sét pha cát rất thích hợp với cây lạc. Lạc được trồng từ tháng 8, khoảng 3 tháng sau thì cho thu hoạch. Trồng lạc chỉ cần gieo giống rồi làm cỏ, sau đó chờ đến ngày thu hoạch. Sản phẩm được thương lái tìm đến tận bản thể thu mua nên rất phấn khởi.

Người dân vui một thì lãnh đạo xã Nậm Cắn vui mười. Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) Lầu Bá Chày hào hứng: Năm 2020, một số hộ dân bản Pà Ca mua giống lạc về trồng thử nghiệm trên dãy núi Trường Sơn có độ cao hơn 800m so với mực nước biển. Sau 3 năm cho thấy, cây lạc rất phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nên phát triển nhanh, xanh tốt. Nhờ đó, diện tích trồng lạc cũng ngày càng mở rộng, ước tính khoảng 70ha.

Trong niềm vui mùa lạc, mùa lúa, lãnh đạo huyện Kỳ Sơn đã kể về những dự định và kế hoạch mới mà chúng tôi càng thêm háo hức: Địa phương đang vận động các nguồn lực, chương trình dự án chính sách dân tộc để đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó tìm thêm một số giống mới phù hợp với đất đai, khí hậu nơi đây. Đặc biệt là tìm đầu ra ổn định để giúp người dân mở rộng diện tích, xóa đói giảm nghèo. Không gì bằng tạo việc làm ổn định, thu nhập ổn định cho bà con ngay tại quê nhà đâu. Đó là cách để chúng tôi giữ vững ba yên đấy – yên biên giới, yên địa bàn và yên dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 10 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.