Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải phóng nguồn lực đất đai cho đồng bào DTTS: Cấp bách tháo gỡ các tồn đọng (Bài cuối)

Tùng Nguyên - 06:24, 19/10/2022

Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2020, được kỳ vọng tháo gỡ các tồn đọng lâu nay. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình sử dụng đất của đồng bào DTTS là cần thiết.

Hỗ trợ đất sản xuất cần tính đến điều kiện phù hợp với phong tục, tập quán sản xuất của người dân. (Trong ảnh: Nông dân xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để chuyên canh rau màu)
Hỗ trợ đất sản xuất cần tính đến điều kiện phù hợp với phong tục, tập quán sản xuất của người dân. (Trong ảnh: Nông dân xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để chuyên canh rau màu)

“Tăng tốc” xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD), trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD”. Đến cuối năm 2019, Đề án mới được trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2020. Đến cuối tháng 12/2021, Bộ TN&MT mới tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương để triển khai Đề án.

Do “đầu mối” triển khai Đề án chậm nên đến thời điểm này mới có một số địa phương rục rịch thực hiện. Gần đây nhất, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD trên địa bàn toàn tỉnh”.

Theo đó, tỉnh Lâm Đồng dự chi hơn 305,5 tỷ đồng để thực hiện Đề án. Kinh phí này được sử dụng để lập lưới địa chính, xác định đường ranh giới, cắm mốc ranh giới sử dụng đất; đo đạc đường ranh giới, mốc ranh giới; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD trên địa bàn tỉnh.

Không phải chỉ khi Đề án 32 được ban hành, các địa phương mới “tăng tốc” quản lý đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD mà đã triển khai từ lâu, nhưng tiến độ cứ… “từ từ”. Như tại Sơn La, từ năm 2013, tỉnh đã phê duyệt Thiết kế kỹ thuật, dự toán xác định cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000; qua đó, đã xác định đường ranh giới trên 796km, 199 thửa, 51 mảnh bản đồ để cấp 1.760 mốc cho 12/12 NLT trên toàn tỉnh.

Từ năm 2022, tỉnh Lâm Đồng dự chi hơn 305,5 tỷ đồng triển khai Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD trên địa bàn toàn tỉnh”. (Trong ảnh: Lực lượng chuyên môn tiền hành đo đạc, lập bản đồ địa chính tại khu vực thị trấn Lạc Dương - Ảnh TL)
Từ năm 2022, tỉnh Lâm Đồng dự chi hơn 305,5 tỷ đồng triển khai Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD trên địa bàn toàn tỉnh”. (Trong ảnh: Lực lượng chuyên môn tiền hành đo đạc, lập bản đồ địa chính tại khu vực thị trấn Lạc Dương - Ảnh TL)

Trên cơ sở đó, Sở TN&MT tỉnh này cũng đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chủ trương cho phép lập dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đối với đất có nguồn gốc từ các NLT. Nhưng đến cuối năm 2021, UBND tỉnh Sơn La mới có Quyết định số 188/QĐ-UBND, cho phép lập thiết kế kỹ thuật – Dự toán Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất đai có nguồn gốc từ NLT trên địa bàn tỉnh. Dự án được giao Sở TN&MT là chủ đầu tư, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2024.

Tại Hội thảo “Nghịch lý Thiếu – Thừa: Giải pháp nào cho quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh?” được tổ chức cuối năm 2021, ông Triệu Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Dân tộc, Văn phòng Quốc hội cho rằng, trong quá trình quản lý đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD, nhiều địa phương chỉ chú trọng vào việc đo vẽ bản đồ địa chính, mà ít quan tâm đến việc lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để xác lập tính pháp lý của từng thửa đất và đưa vào vận hành thường xuyên; chưa dành đủ nguồn lực để thực thi theo quy định của pháp luật.

“Trong khi nhu cầu sử dụng đất của người dân tiếp tục gia tăng dẫn đến tình trạng du canh, du cư, di dân tự phát vào các nông, lâm trường. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành phải có cơ chế, chính sách để tập trung ổn định ở khu vực tập trung đồng bào DTTS và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, do không có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất”, ông Bình kiến nghị.

Rà soát hiện trạng sử dụng đất của đồng bào DTTS

Như vậy, sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị khoá IX; hơn 30 năm thực hiện Nghị định 388/1991/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp (NLN) để giải phóng nguồn lực đất đai vẫn là vấn đề cấp bách ở các địa phương. Nhưng tiến độ giải quyết vấn đề cấp bách này vẫn chậm, cả ở Trung ương và địa phương.

“Trong dịp sửa Luật đất đai đang tiến hành cần tập trung cải tổ các NLTQD hay chính là các công ty nông lâm nghiệp của Nhà nước”, GS. Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.
“Trong dịp sửa Luật đất đai đang tiến hành cần tập trung cải tổ các NLTQD hay chính là các công ty nông lâm nghiệp của Nhà nước”, GS. Đặng Hùng Võ nêu quan điểm.

Tại phiên thảo luận về hoàn thiện chính sách đất đai trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - xã hội 2022 được tổ chức ngày 18/9, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, có nhiều vấn đề cần hoàn chỉnh trong chính sách đất đai nhưng điểm đầu tiên là vấn đề tư duy. Theo đề dẫn của GS Võ, vì tư duy chưa đổi mới nên đến nay, việc quản lý, sử dụng quỹ đất có nguồn gốc từ các NLTQD vẫn như “mớ bòng bong”; việc đo đạc, rà soát, cắm mốc ranh giới, lập bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐ, tình trạng tranh chấp đất đai,… vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Theo ông Triệu Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc – Văn phòng Quốc hội, để giải bài toán nghịch lý thiếu – thừa đất đai hiện nay thì một giải pháp cần được triển khai quyết liệt là thu hồi diện tích đất có nguồn gốc từ các NLTQD chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý. Từ đó ưu tiên giao đất cho đồng bào DTTS ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất; giao đất cho các tổ chức, cá nhân thuê đất theo quy định của Luật Đất đai.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, bài toán bảo đảm đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã được đặt ra từ hàng chục năm nay, nhưng hiện vẫn chưa giải được triệt để. Ở nhiều địa phương đã thực hiện thu hồi đất có nguồn gốc từ các NLTQD, tiến hành cấp đất cho đồng bào thiếu đất, nhưng người dân không nhận do đất cằn cỗi, sỏi đá, hoặc cơ sở hạ tầng không có, không thể sản xuất…

Đó là chưa kể, không ít diện tích đất được cấp không phù hợp phong, tục, tập quán sản xuất của đồng bào. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi 2013) hiện hành quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào DTTS phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Do đó, để tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất sản xuất trong thời gian tới, việc xác lập cơ sở dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất của đồng bào DTTS cùng cần được triển khai đồng thời với nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai quốc gia.

Cuối năm 2021, UBND tỉnh Sơn La có Quyết định số 188/QĐ-UBND, cho phép lập thiết kế kỹ thuật – Dự toán Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất đai có nguồn gốc từ NLT trên địa bàn tỉnh. (Trong ảnh: UBND tỉnh Sơn La kiểm tra công tác quản lý đất đai trên địa bàn TP. Sơn La)
Cuối năm 2021, UBND tỉnh Sơn La có Quyết định số 188/QĐ-UBND, cho phép lập thiết kế kỹ thuật – Dự toán Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất đai có nguồn gốc từ NLT trên địa bàn tỉnh. (Trong ảnh: UBND tỉnh Sơn La kiểm tra công tác quản lý đất đai trên địa bàn TP. Sơn La)

Ngày 1/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP về ổn định dân di cư tự phát và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ NLT. Một trong những yêu cầu của Nghị quyết là giao Bộ TN&MT rà soát các quy định của pháp luật về đất đai, chính sách về đất đai cho đồng bào DTTS, dân di cư tự phát và các hộ nghèo thiếu đất sản xuất... đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn; chỉ đạo các địa phương rà soát các phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng, ưu tiên bố trí đất sản xuất cho người dân di cư tự phát, giảm thiểu việc lấn chiếm đất đai, phá rừng lấy đất sản xuất.

Nghị quyết số 22/NQ-CP yêu cầu ưu tiên bố trí đất sản xuất cho người dân di cư tự phát, giảm thiểu việc lấn chiếm đất đai, phá rừng lấy đất sản xuất. (Trong ảnh: Một khoảnh rừng ở xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông bị phát đốt để lấy đất sản xuất)
Nghị quyết số 22/NQ-CP yêu cầu ưu tiên bố trí đất sản xuất cho người dân di cư tự phát, giảm thiểu việc lấn chiếm đất đai, phá rừng lấy đất sản xuất. (Trong ảnh: Một khoảnh rừng ở xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông bị phát đốt để lấy đất sản xuất)

Trong Nghị quyết số 22/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu, việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp phải được thực hiện khẩn trương, đồng thời phải bảo đảm quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững và hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

“Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các tỉnh trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện công tác di dân tự do và quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả. Địa phương nào để xảy ra vi phạm quy định, khiếu nại, khiếu kiện, điểm nóng, các đồng chí Bí thư, Chủ tịch phải trực tiếp chỉ đạo, xử lý, đối thoại với dân, tạo đồng thuận, không để thành điểm nóng; đồng thời kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Nghị quyết số 22/NQ-CP nêu rõ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.