Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giải pháp nào ứng phó với dông lốc, mưa đá?

Hoàng Thanh - 11:58, 09/12/2020

Cùng với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ở khu vực miền núi những năm gần đây xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, mưa đá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân. Để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do dông lốc, mưa đá gây ra thì việc chủ động phòng ngừa vẫn là giải pháp đặc biệt quan trọng.

Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa đá
Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương bị thiệt hại do mưa đá

Thiên tai đến bất ngờ

Rạng sáng ngày 1/10/2020, ông Hoàng Đình Cậu, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Nậm Khương, xã Nà Chì, huyện Xín Mần (Hà Giang) đang chìm trong giấc ngủ bỗng choàng tỉnh bởi đợt mưa dông lớn ào đến. Dù đã quen với mưa gió bất ngờ nhưng ông Cậu không tránh khỏi lo lắng. Mưa to, gió lớn đã đành, nhưng kèm theo mưa là dông lốc, sấm sét…

Đúng như sự lo lắng của ông, đợt dông lốc đêm đó đã khiến thôn Nậm Khương bị thiệt hại nặng nề. Nhiều nhà trong thôn đã bị tốc mái, hầu hết các diện tích rau màu bị vùi nát… Lo nhất là có 2 cha con ông Hoàng Văn Mốn (42 tuổi) và con trai Hoàng Văn Cường (21 tuổi) bị sét đánh trúng. Cũng may, đến ngày 2/10, sức khỏe của 2 nạn nhân đã ổn định.

Theo ông Cậu, thôn Nậm Khương thường xuyên chịu thiệt hại bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhất là dông lốc, sấm sét. Dù vậy, người dân trong thôn cũng chỉ biết “chịu trận” chứ rất khó đề phòng vì thiên tai thường xảy ra bất ngờ; phần lớn xảy ra vào thời điểm người dân đang ngủ.

Dẫn chứng chẳng đâu xa, chỉ gần 3 tháng trước, rạng sáng ngày 5/7, thôn Nậm Khương cũng oằn mình trong dông lốc. Dông lốc về trong đêm tối đã làm sập hoàn toàn căn nhà của gia đình anh Hoàng Văn Ngấn, cũng may không có thiệt hại về người.

Không chỉ thôn Nậm Khương mà dông lốc đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa bàn khác thuộc xã Nà Chì. Theo thống kê của UBND xã Nà Chì, trận dông lốc rạng sáng ngày 5/7/2020 xảy ra trên địa bàn xã đã làm sập hoàn toàn 2 căn nhà. Một là nhà anh Hoàng Văn Ngấn ở thôn Nậm Khương và nhà của gia đình ông Hoàng Văn Đông A ở thôn Nậm Sái. Nhà bị sập trong đêm tối đã khiến ông A và hai người cháu bị thương, phải đưa vào bệnh viện điều trị. Ngoài ra, dông lốc cũng làm hư hỏng 52 ngôi nhà khác.

Trước đó, các tỉnh như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, TP. Cần Thơ… cũng xuất hiện nhiều trận dông lốc gây thiệt hại rất lớn về hoa màu. Thực tế cho thấy, tất cả cơn dông bão đều đến rất nhanh nên các nhà khoa học trên thế giới cũng chỉ đưa ra dự báo sớm nhất trước đó từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ.

Ông Trần Quang Năng, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, tùy theo từng vùng, miền, thời gian xảy ra hiện tượng dông nhiều ở mỗi địa phương một khác nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung ở nước ta mùa dông thường bắt đầu từ cuối tháng 3 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12. Lốc thường xảy ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trong mùa Đông hầu như không có hiện tượng này. Lốc xoáy thường xảy ra vào mùa Hè, nhất là ở những vùng núi và vùng sát biển. Ở Nam Bộ, hiện tượng gió lốc trong mùa Hè không phổ biến như ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

Dông lốc làm thiệt hại tài sản của người dân
Dông lốc làm thiệt hại tài sản của người dân

“Lên dây cót” phòng ngừa

Cùng với dông lốc, các địa phương miền núi thường chịu thiệt hại nặng nề bởi mưa đá. Đặc biệt là năm 2020, chỉ trong 4 tháng đầu năm đã xảy ra nhiều trận mưa đá liên tiếp ở các địa phương, diễn biến phức tạp. Tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 diễn ra chiều ngày 15/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã phải thốt lên: Mưa đá đổ trắng trời, chưa năm nào dị thường như thế!

Trái với quy luật thời tiết nhiều chục năm qua, ngay thời khắc chuẩn bị đón chào năm mới 2020, tối 24/1 (tức 30 Tết âm lịch), một số tỉnh miền núi như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn đã có dông lốc và mưa đá, đường kính trung bình mỗi viên đá từ 1 - 3cm, có viên to như quả trứng gà.

Tiếp đó, ngày 3/3, ngày 17/3 và các ngày 20, 23, 24/3, mưa đá, dông lốc lại tiếp tục xảy ra trên diện rộng, khiến người dân các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu điêu đứng. Đây là những trận mưa đá mà theo nhiều già làng, trưởng bản nhận xét thì: “Chưa bao giờ thấy mưa đá nhiều và liên tiếp như vậy”.

Theo các chuyên gia khí tượng thì rất khó nhận biết và dự báo khi nào sẽ có mưa đá. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại do mưa đá gây ra thì việc chủ động phòng ngừa vẫn là giải pháp chính.

Để chủ động ứng phó mưa đá, khi xảy ra mưa đá, người dân nên tìm chỗ trú ẩn an toàn, tập trung ở những ngôi nhà mái bằng, mái tôn kiên cố. Nếu ở trong nhà lợp Fibroxi măng thì nên tìm nơi có thể “trốn” được như: Gầm bàn, gầm giường, tìm các vật cứng để che đầu đề phòng đá rơi vỡ ngói.

Về lâu dài, để đề phòng mưa đá có thể xảy ra, quá trình xây dựng nhà cửa, bà con nên lưu ý kết cấu khung mái, xà gồ phải sử dụng vật liệu chịu lực tốt, chống ăn mòn, được gia cố cẩn thận. Khi làm mái nhà, nên thiết kế dốc nhiều xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá, giúp giảm thiệt hại do mưa đá gây ra.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai từ đầu năm đến 22/9/2020, tại 41 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xảy ra 248 trận dông, lốc, mưa lớn; trong đó có 9 đợt trên diện rộng tại 20 tỉnh có vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ nay đến cuối năm, các địa phương cần chủ động các phương án ứng phó tình trạng đa thiên tai nếu các cơn bão xảy ra đồng thời, mưa chồng mưa, lũ chồng lũ; đặc biệt đề phòng tần suất dông lốc, sét tăng cao trong mùa mưa bão.

Những nhận diện về lốc xoáy, mưa đá:

Thông thường, khi thấy những đám mây trên bầu trời bỗng nhiên vần vũ và đen sẫm lại, gió đang thổi bỗng nhiên ngừng hẳn, kèm theo đó là nhiệt độ giảm, độ ẩm trong không khí cao, không khí bỗng trở lên mát mẻ, se lạnh, đây là dấu hiệu cho thấy có khả năng dông và sấm sét, lốc xoáy sẽ xảy ra.

Đối với mưa đá, nếu thấy những đám mây có dạng như bầu vú đen sẫm lại gần như che kín tầm mắt, sau đó thấy gió nổi lên mạnh, tạo ra những tiếng ù ù, ầm ầm liên tục thì cần cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào, nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng, thời điểm này mưa đá sẽ xuất hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.