Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gia đình là cội nguồn của hạnh phúc

PV - 11:14, 28/06/2021

Hạt nhân gia đình chính là nơi hình thành, bồi dưỡng, giáo dục phẩm cách con người, cũng là nơi lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa, nhân văn của quốc gia, dân tộc.

Một gia đình người Bana sinh sống và tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: TUYẾT LOAN
Một gia đình người Bana sinh sống và tham gia các hoạt động tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: TUYẾT LOAN

Cùng với sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, các hệ giá trị tốt đẹp như, tình yêu thương, thủy chung, hiếu nghĩa, đức hy sinh, sự sẻ chia, mình vì mọi người - mọi người vì minh luôn được phát huy và gìn giữ trong các gia đình Việt Nam. Đây là nhân tố quan trọng để dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước độc lập, tự do và hạnh phúc.

Chú trọng vai trò của gia đình, đặc biệt là hệ giá trị của gia đình

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Trước đó, Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Nghị quyết 33 nêu rõ: “Xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người”.

Nghị quyết 33 cũng xác định xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, đặc biệt là hệ giá trị của gia đình. Có thể nói, xây dựng gia đình hạnh phúc, hạt nhân, tế bào của xã hội hạnh phúc là quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta.

Tuy nhiên, mục tiêu xây dựng xã hội Việt Nam thịnh vượng, văn minh, hạnh phúc trên nền tảng thiết chế gia đình bền vững gặp không ít thách thức trong bối cảnh phát triển hiện nay.

Trong nhiều năm qua, một bộ phận gia đình Việt Nam đang gặp khó khăn với việc duy trì, thực hiện chức năng từ sinh đẻ, giáo dục, kinh tế cho đến tâm lý - tình cảm. Thậm chí, ở nhiều nơi, giá trị gia đình còn bị đảo lộn, dẫn đến sự khủng hoảng của chức năng gia đình.

Sự khủng hoảng này có mối tương liên chặt chẽ với các vấn đề xã hội, đặc biệt là tệ nạn xã hội, hành vi lệch chuẩn, sự xuống cấp về đạo đức, chuẩn mực ứng xử, sự đứt gãy về giá trị xã hội và văn hóa truyền thống.

Mặt khác, gia đình Việt Nam đang phải đối diện với những vấn đề mới trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước ta chuyển đổi nhanh, phức tạp. Những vấn đề chung sống không kết hôn, hôn nhân xuyên biên giới, môi giới hôn nhân, mang thai hộ, làm mẹ đơn thân, quan hệ đồng giới,… xuất hiện ngày càng nhiều và thái độ của xã hội về chúng hết sức đa dạng.

Khoảng cách về thu nhập, chi tiêu giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn ngày càng chênh lệch, thậm chí chênh lệch này diễn ra khá gay gắt ở trong lòng các đô thị lớn. Sự phân hóa gia đình Việt Nam không chỉ diễn ra trên bình diện mức sống, chi tiêu mà còn ở các chiều cạnh văn hóa, xã hội khác như hệ giá trị, chuẩn mực, lối sống.

Do vậy, cần có những giải pháp toàn diện về gia đình. Một mặt, bảo đảm gia đình thực hiện tốt các chức năng, làm nền tảng ổn định cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, cần giảm thiểu sự khác biệt về thu nhập, mức sống, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cũng như cơ hội phát triển giữa các gia đình. Gia đình là khởi điểm và đích đến của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.

Trong giai đoạn tới, gia đình vẫn là thiết chế xã hội nằm ở vị trí trung tâm trong đời sống của người dân Việt Nam. Gia đình tiếp tục giữ vai trò là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi người. Đó cũng là giá đỡ an toàn nhất, vững chắc nhất cho mỗi thành viên trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống.

Gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống

Nghiên cứu “Những giá trị cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay” do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) thực hiện năm 2019 cho cho thấy, người dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp xã hội coi gia đình [1] là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, sau đó mới đến sức khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí, địa vị, tín ngưỡng tôn giáo và chính trị.

Phần lớn người được hỏi cũng khẳng định tầm quan trọng của hôn nhân. Theo họ, thanh niên đến tuổi trưởng thành thì cần lập gia đình, bất chấp những cảnh báo về sự lung lay của định chế hôn nhân trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong số các giá trị bảo đảm sự bền vững của gia đình, sự chung thủy vẫn được người dân coi trọng nhất, tiếp đó là tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp tình dục, có thu nhập và sống riêng. Con cái tiếp tục là một giá trị quan trọng trong hôn nhân song người Việt hiện không mong muốn có nhiều con. Việc ưa thích sinh con trai cũng giảm dần so với trước đây.

Nói cách khác, giá trị con cái chuyển dần từ giá trị xã hội (ưa thích người nối dõi), an sinh (có người chăm sóc khi về già), kinh tế (có nhân lực lao động) sang giá trị tâm lý - tình cảm (gắn kết hôn nhân, hoàn thiện bản thân).

Nghiên cứu trên cũng gợi ý rằng trong rất nhiều mong muốn của mỗi người, có lẽ xây dựng gia đình hạnh phúc là mục tiêu quan trọng nhất. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng tiếp theo: “Với người Việt Nam hiện nay, thế nào là gia đình hạnh phúc?”.

Năm 2018-2019, Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tiến hành đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các gia đình đề cao các yếu tố tình cảm, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chứ không phải các yếu tố vật chất. Điều này cho thấy, yếu tố vật chất có thể chỉ là điều kiện bảo đảm để xây dựng gia đình hạnh phúc. Khi điều kiện vật chất đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu, thì yếu tố quyết định gia đình hạnh phúc chính là các giá trị tinh thần có trong gia đình.

Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng, khi con người còn khó khăn về kinh tế thì việc có cơm ăn no bụng và có áo mặc ấm là hạnh phúc Nhưng khi con người đã nỗ lực để có được cơm no và áo ấm, thì “hạnh phúc không chỉ là có cơm ăn và áo mặc”. Xây dựng gia đình hạnh phúc không chỉ chú trọng đến yếu tố vật chất của gia đình mà bỏ qua các yếu tố văn hóa - tinh thần, đặc biệt là chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

Chủ đề Ngày Gia đình Việt Nam năm 2021 là “Gia đình bình an, xã hội hạnh phúc”. Trong bối cảnh Việt Nam và toàn thế giới đang chung tay phòng chống đại dịch Covid-19, chúng ta càng thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của gia đình.

Gia đình chính là thành trì vững trãi, là nơi ấm êm, an toàn cho biết bao con người cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Gia đình cũng chính là điểm chốt, là đích đến của các chính sách, sách lược, biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 rất hiệu quả ở Việt Nam. Nói cách khác, gia đình an toàn tạo nên xã hội an toàn, tạo nên sự gắn kết, bảo đảm cho dòng chảy phát triển, cho khát vọng thịnh vượng, hùng cường của đất nước.

Tại Hội nghị cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình tháng 10-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”

(Hồ Chí Minh toàn tập, 2011)

-------------
[1] Gia đình trong nghiên cứu này được hiểu là mô hình gia đình truyền thống được xây dựng trên cơ sở hôn nhân

TS TRẦN TUYẾT ÁNH

Vụ trưởng Gia đình- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 4 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...