Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ghi từ vùng lũ Thanh Hóa

PV - 11:08, 06/08/2019

Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều địa phương khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn, gây ra lũ lụt cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của người dân. Đặc biệt, mưa lũ đã làm hơn chục người chết và mất tích. Miền núi xứ Thanh đang rất cần sự sẻ chia, chung tay giúp đỡ từ cộng đồng.

Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn trở nên trắng tay sau lũ. Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn trở nên trắng tay sau lũ.

Tan hoang sau lũ

Ông Hà Văn Toản, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn cho biết, đến 9 giờ sáng 5/8, công tác cứu hộ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, 12 nạn nhân mất tích hiện vẫn chưa được tìm thấy. “Trong số những người mất tích, có hộ gia đình ông Hà Văn Tiểu, xã Na Mèo rất đáng thương. Gia đình ông có 6 người hiện đang mất tích.

Ngoài ra, gia đình ông Luyến cùng xã có 4 người thì mình ông Luyến được cứu sống, vợ và 2 con nhỏ của ông vẫn đang mất liên lạc, không biết sống chết thế nào”, ông Toản thông tin.

Mưa lớn, nước sông dâng cao cũng khiến cho việc tiếp cận vào các khu vực bị chia cắt gặp nhiều khó khăn. Quốc lộ 217 từ thị trấn Quan Sơn đi xã biên giới Na Mèo bị sạt lở nghiêm trọng, đoạn km66 có khoảng 1.000m3 đất đá vùi lấp, khiến giao thông bị tê liệt.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: Nước sông Luồng rất lớn, địa phương báo một số nhà dân đang bị trôi. Hiện đang bị chia cắt nhiều, chưa thể tiếp cận được.

Lực lượng chức năng đang nỗ lực đưa thực phẩm vào bản Sa Ná. Lực lượng chức năng đang nỗ lực đưa thực phẩm vào bản Sa Ná.

Tại huyện Mường Lát, hàng chục điểm sạt lở xuất hiện trên các tuyến đường giao thông. Thống kê sơ bộ ban đầu, đã có 13 điểm sạt lở, gây ách tắc giao thông tại các xã Trung Lý, Pù Nhi, Nhi Sơn và 1 điểm tại xã Tén Tằn.

Quốc lộ 15C, tuyến đường huyết mạch lên thị trấn Mường Lát đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở, gây chia cắt giao thông. Nước lũ đã khiến 1 người mất tích tại bản Na Tao (Pù Nhi) là ông Bùi Đình Khiêm (SN 1961). Hiện công tác tìm kiếm nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn do nước lũ lớn, chảy xiết. Trước đó, mưa lũ cũng đã khiến anh Vàng A Lâu (SN 1986), Trưởng bản Sài Khao, xã Mường Lý tử vong do sạt lở.

Còn tại huyện Quan Hóa mưa trên diện rộng kèm theo gió lốc khiến hàng trăm ngôi nhà tại các xã Phú Sơn, Trung Thành, Trung Sơn, Thành Sơn bị ảnh hưởng.

Lực lượng bộ đội giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Lực lượng bộ đội giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ.

Khẩn trương giúp đồng bào

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 hiện nay, lực lượng chức năng đã và đang khẩn trương cùng người dân khắc phục hậu quả. Chiều 4/8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đoàn của tỉnh Thanh Hóa do ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tiếp cận bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn để thăm hỏi, động viên và trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, tích cực tìm kiếm người mất tích. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng đã tiếp cận được bản Son và bản Ché Lầu của xã Na Mèo để thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn tiếp tế lương thực.

Tỉnh Thanh Hóa hiện đã điều động hơn 500 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang cùng với lực lượng tại chỗ chia ra nhiều hướng phối hợp tìm kiếm dọc 2 bên sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn và xã Na Mèo (Quan Sơn). Dù trời đã ngớt mưa nhưng hiện nay nước sông chảy xiết, địa hình nhiều nơi bị chia cắt do mưa lũ nên việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả.

Còn ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, hiện nay, lãnh đạo huyện Mường Lát đang huy động máy móc, thiết bị và nhân lực tập trung khắc phục sự cố sạt lở.

Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ thăm hỏi gia đình có người chết và nhà bị sập, trôi hoàn toàn tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: HD Đoàn công tác của Trung ương Hội Chữ thập đỏ thăm hỏi gia đình có người chết và nhà bị sập, trôi hoàn toàn tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa. Ảnh: HD

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện phát lệnh báo động 2 trên sông Mã và sông Bưởi. Theo đó, Ban chỉ huy yêu cầu, Chủ tịch UBND các huyện phải triển khai ngay việc tuần tra, canh gác đê và hộ đê theo các cấp báo động; Tổ chức kiểm tra, rà soát và có phương án xử lý, bảo đảm an toàn cho công trình đê điều, đặc biệt là các đoạn đê xung yếu, cống dưới đê trên địa bàn; Thông báo cho Nhân dân sống vùng ngoại đê biển để chủ động sơ tán khi mực nước lên cao; Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để sẵn sàng xử lý các tình huống ngay từ đầu, thông tin, báo cáo kịp thời về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Trước những thiệt hại nặng nề về người và của do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên cả nước chung tay hướng về vùng lũ, sẻ chia với nỗi đau, mất mát của người dân địa phương.

Mọi sự ủng hộ xin gửi về Báo Dân tộc và Phát triển. Địa chỉ: Số 23-ngách 37/2-ngõ 37, tổ 32, phố Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Số TK: 1302201031666

Tại Ngân hàng: NN&PTNT, Chi nhánh Trung Yên - Hà Nội

Chủ tài khoản:

Báo Dân tộc và Phát triển

Số Fax: : 024.37674765.

Số điện thoại: 024.37674982 (máy lẻ 14)

QUỲNH TRÂM

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Hiệp Đức (Quảng Nam): Bàn giao 7 ngôi nhà cho các hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 phút trước
UBND huyện Hiệp Đức (Quảng Nam) vừa bàn giao 7 ngôi nhà được xây dựng từ sự hỗ trợ của Nhà nước đã giúp đồng bào DTTS ở xã Phước Trà an cư lạc nghiệp.
4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

4 kiểm lâm được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm

Xã hội - Vũ Mừng - 6 phút trước
4 kiểm lâm ở Hà Giang được đề nghị tặng, truy tặng Huân chương Dũng cảm vì có thành tích xuất sắc, trong đó 2 người dũng cảm hy sinh khi chữa cháy rừng.
Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Nhận diện nguyên nhân tai biến thiên nhiên trên sông Kôn và sông Hà Thanh

Xã hội - Tiếng Dân - 7 phút trước
Sông Kôn và sông Hà Thanh là 02 con sông lớn của tỉnh Bình Định; lưu vực của 02 con sông là vùng tập trung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị của tỉnh. Ngoài các yếu tố tự nhiên, khách quan (địa hình, thảm phủ, mưa lũ lớn, diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm...), thì các hoạt động trên lưu vực với mục đích phát triển kinh tế cũng đã tạo ra sức cản lớn cho việc thoát lũ. Vì thế, tình trạng sạt lở, lũ ở vùng núi, ngập lụt ở đồng bằng, ven biển thường xuyên xảy ra, đe dọa cuộc sống của người dân, trong đó có người dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3 )

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Bác sĩ người Chứt và hành trình xóa bỏ hủ tục ở xã vùng biên Dân Hóa

Gương sáng - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Chứng kiến cảnh nhiều người dân chữa bệnh bằng cách nhờ thầy cúng trừ tà ma...mà không khỏi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí đã có những cái chết thương tâm... càng hun đúc thêm ý chí phải học trong chàng thanh niên Cao Xuân Tiêm. Ước mong mang kiến thức y khoa về cứu chữa cho bà con dân bản đã được vun đắp, trở thành hiện thực đối với bác sĩ người dân tộc Chứt nơi vùng biên Quảng Bình.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Xuất khẩu nông sản trên đà tăng mạnh

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong hai tháng 4 và 5, bên cạnh những mặt hàng được ưa chuộng như sầu riêng, cà phê, gạo, thời gian gần đây, nông sản xuất khẩu Việt Nam đang có thêm nhiều sản phẩm mới, mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai: Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh vùng cao

Sức khỏe - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình “Chung tay bảo vệ đôi mắt sáng cho học sinh Gia Lai”, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn - Gia Lai đã tổ chức khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí cho gần 1.000 học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 2 giờ trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.