Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gặp những người lính biên phòng ở Ma Lù Thàng

Hà Minh Hưng - 09:00, 31/01/2022

Những ngày giáp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, chúng tôi có dịp ngược tuyến biên giới phía Bắc địa bàn huyện Phong Thổ (Lai Châu). Điểm dừng chân là Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Ma Lù Thàng. Một điểm sáng trong bảo vệ bình yên biên giới; đặc biệt là trong thời gian qua đã làm tốt công tác kiểm soát phòng chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới, không để dịch bệnh lây nhiễm vào địa bàn, quyết giữ vững “vùng xanh” nơi tuyến đầu…

Cán bộ ĐBP Ma Lù Thàng tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Cán bộ ĐBP Ma Lù Thàng tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Xây dựng đường biên vững chắc

Đón chúng tôi là Đồn trưởng ĐBP Cửa khẩu Ma Lù Thàng, Thượng tá Đào Quang Hồng. Bên ấm trà nóng hổi đượm vị ngai ngái hương trà cổ của núi rừng Phong Thổ, chúng tôi như quyện vào câu chuyện 45 tuổi đời, 30 năm tuổi quân của người lính quân hàm xanh quê hương đất Tổ.

Được biết, Xuân này là năm thứ 31 Thượng tá Hồng sống với bà con biên giới Lai Châu. Dấu chân anh trải khắp các bản làng Tây Bắc hết Huổi Luông, Dào San, rồi cả thực hiện nhiệm vụ quốc tế ngoại biên tại Lào, nơi đâu với anh “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào là anh em ruột thịt”. Không biết bao mùa Xuân anh xa quê ăn Tết cùng anh em chiến sĩ và bà con dân bản.

Có được bản lĩnh vững vàng trong mọi điều kiện hoàn cảnh, một phần là nhờ hậu phương vững chắc; “một nửa thế giới” của anh là cô giáo ở quê nhà đã sát cánh, chu toàn việc nhà, là điểm tựa để anh an tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Thượng tá Đào Quang Hồng, bộc bạch, với các chiến sĩ Biên phòng, bất kể thời tiết, cứ đến lịch là lên đường. Bởi công tác tiến hành tuần tra khép kín đoạn biên giới Việt - Trung là nhiệm vụ trọng yếu. Địa bàn ĐBP Ma Lù Thàng phụ trách có những điểm cao, mốc giới xa nhau. Nhiều điểm phải đi bộ xuyên rừng, lội suối, đường đi lại gặp nhiều khó khăn, nhiều đêm tuần tra bất chợt mưa rừng suối lũ ùa về, khi ấy lều, võng luôn sẵn bên người, lại thành nhà, thành giường ngay tại chỗ.

Những đêm như thế, anh em lại thao thức với rừng, với núi cốt để kịp đúng hẹn với lực lượng Biên phòng nước bạn. Và chỉ khi kết quả không có dấu hiệu mốc giới bị xê dịch, không có điểm bất thường xảy ra tại đường biên giữa hai nước, không vi phạm quy chế, xâm nhập, không có đối tượng vượt biên trái phép, khi ấy những bước chân người lính quân hàm xanh mới vững vàng trở về.

Ngoài nhiệm vụ phối kết hợp với các lực lượng trên địa bàn xã trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, thì công tác tuần tra bảo vệ biên giới luôn là nhiệm vụ hàng đầu.
Ngoài nhiệm vụ phối kết hợp với các lực lượng trên địa bàn xã trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, thì công tác tuần tra bảo vệ biên giới luôn là nhiệm vụ hàng đầu.

Cùng dân bản bảo vệ biên cương

Thiếu tá Trần Huy Huỳnh, Phó Chính trị viên của Đồn dẫn chúng tôi về bản Nậm Cúm (xã Ma Ly Pho) thăm “bố” bản Lý A Nhị. Bố Nhị được bà con người Dao đỏ nơi đây kính trọng như cây thông già trên đỉnh núi. Ông Nhị có hơn 30 năm cùng với các chiến sĩ Biên phòng băng rừng, lội suối, giúp các anh phân định và chính ngay tại sân nhà ông có cột mốc 67(2), cột mốc bao năm qua, gia đình ông và người dân Hùng Pèng bao năm bảo vệ, trông giữ.

Năm nay ở tuổi thất thập, nhưng mỗi khi nói chuyện về chủ đề biên giới, trong ông lại ánh lên niềm tự hào về truyền thống bảo vệ biên cương. Ông Nhị nói: “Địa hình Ma Lù Thàng rộng, phải là người thông thổ bản địa mới nắm vững địa phận. Tuy cái chân không còn mạnh, nhưng bất kể thời điểm nào, cứ các anh cần đến là mình có mặt ngay, khi nào đôi chân yếu hẳn đã có con cháu người Dao tiếp nối sứ mệnh này”.

Vốn thông thạo địa bàn, với già Nhị mỗi con suối, gốc cây, bìa rừng có dấu hiệu thay đổi khó có thể qua mắt ông được. Ngoài công tác tuần tra biên giới, những vấn đề khó cần tháo gỡ trong các đợt tuyên truyền già Nhị luôn sát cánh cùng các anh. Mỗi khi có dịp quây quần, ông thường dặn con cháu và bà con dân bản phải nâng cao ý thức bảo vệ biên giới, không nghe lời kẻ xấu xúi giục mà làm điều có hại cho bản, cho nước.

Gặp những người lính biên phòng ở Ma Lù Thàng… 2

Ngay khi dịch bệnh bùng phát, các chiến sĩ BĐBP Ma Lù Thàng thành lập 5 tổ chốt cố định và 1 tổ kiểm soát lưu động; trực 24/24, tuần tra, chốt chặn các đường mòn, lối mở, ngăn chặn và chống các nguồn lây dịch Covid-19 vào nội địa. Ngoài công tác tuần tra, kiểm soát biên giới, các chiến sĩ BĐBP Ma Lù Thàng còn tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều cách làm sáng tạo như tuyên truyền bằng loa lưu động, thông qua các buổi tuần tra ngay tại rẫy, vườn của người dân.

Tại tổ chốt 65 phòng, chống Covid-19 Đồn Ma Lù Thàng, chúng tôi gặp Thượng úy Nguyễn Văn Đức, Tổ trưởng Tổ kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 cùng với 3 chiến sĩ đang gia cố bờ rào khu tăng gia. Nhìn những luống rau xanh mơn mởn, mới thấy cuộc chiến này với các anh không kém phần cam go, sẽ là lâu dài nên phải căn cơ tại chỗ. Chỉ cần sơ sẩy, mất cảnh giác, để lọt đối tượng xuất nhập cảnh trái phép cũng có thể mang dịch vào nội địa, khi ấy mức độ sẽ nguy hại như thế nào.

Có lẽ với các chiến sĩ BĐBP Lai Châu ngoài việc tuần tra, kiểm soát đường biên, mốc giới, ngăn chặn tình trạng buôn bán ma túy, buôn người... thì cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, cũng như đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng xuất, nhập cảnh trái phép là một “nhiệm vụ kép” chưa khi nào nguôi./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Ngày 5/5, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đối tượng Hồ Văn Đức, về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 2 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.