Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gắn bảo tồn di sản Lượn Cọi của người Tày với phát triển du lịch ở Bảo Lâm

Thanh Thuận - 10:29, 12/04/2024

Với những giá trị văn hóa độc đáo riêng có, nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày ở huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023. Đây là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng người Tày, đồng thời mở ra cơ hội để huyện Bảo Lâm khai thác tiềm năng hướng tới tạo dấu ấn riêng cho du lịch địa phương.

Một buổi sinh hoạt, tập luyện của CLB Lượn Cọi xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm, Bảo Lâm. (Ảnh Bảo Bình)
Một buổi sinh hoạt, tập luyện của CLB Lượn Cọi xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm, Bảo Lâm. (Ảnh Bảo Bình)

Đam mê điệu Lượn Cọi truyền thống

Lượn Cọi hình thành từ cuộc sống lao động, được người Tày ở Bảo Lâm yêu thích, gìn giữ qua nhiều thế hệ, là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong các dịp lễ, tết, cúng cầu an, mừng thọ người già, mừng đầy tháng trẻ sơ sinh, giao duyên...

Đều đặn hàng tuần, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Lượn Cọi xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm đều gặp mặt, cùng nhau tập luyện những bài Lượn Cọi tại nhà một thành viên trong CLB. CLB được thành lập từ năm 2022, với 25 thành viên, có độ tuổi từ 25 đến hơn 60 tuổi, tập hợp những người có đam mê hát Lượn Cọi trong xóm. Từ khi thành lập đến nay, CLB thường xuyên duy trì sinh hoạt.

Các bài Lượn Cọi có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, bản làng, mùa màng bội thu, cũng có khi là tâm tư tình cảm, nhắn nhủ, dạy bảo con cái, dãi bày những vất vả trong lao động, những lo toan, ước mơ, niềm tin vào cuộc sống... Những câu Lượn Cọi thắm đượm tình quê hương, từ đời này qua đời khác đã nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người Tày nơi đây.

Dù làm nhiều ngành nghề khác nhau, bận rộn với công việc, nương rẫy, nhưng anh, chị em đều nhiệt tình tham gia sinh hoạt CLB. Mỗi khi gặp nhau, các thành viên lại cùng trao đổi những làn điệu Lượn Cọi mới sưu tầm được, hoặc say sưa tập luyện cùng nhau những điệu Lượn Cọi ngọt ngào, mượt mà, đi vào lòng người để biểu diễn vào những dịp Tết, lễ hội của cộng đồng, các sự kiện của xóm, xã, tạo nên không khí vui tươi, thắm tình đoàn kết.

Hát Lượn Cọi đòi hỏi người hát phải có chất giọng sáng, khỏe, biết luyến láy, lấy hơi sao cho khi hát phải truyền cảm, nhằm bày tỏ tình cảm của bản thân với người nghe. Mỗi cuộc hát Lượn Cọi thường diễn ra theo trình tự, người này tiếp lời người kia.

Chị Bế Bích Xuân - xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm cho biết: “Từ khi còn nhỏ, tôi đã được mẹ hát ru bằng làn điệu Lượn Cọi. Khi lớn hơn tôi thường xuyên được nghe các cô, chú hát Lượn Cọi, nên tôi đã tập hát theo, rồi được mẹ dạy cho. Mấy chục năm nay tôi vẫn duy trì hát Lượn Cọi ở địa phương”.

Tương tự, anh Dương Văn Khuyên, cùng xóm Tổng Ngoảng cho hay, từ nhỏ anh đã được nghe người lớn hát và không biết từ lúc nào điệu Lượn Cọi đã ngấm vào tâm hồn, trở thành niềm đam mê của anh. Tham gia CLB, anh thường xuyên cùng các anh, chị em CLB đi hát Lượn Cọi ở đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ người già, biểu diễn chào mừng Đại hội Đảng, Ngày hội Đại đoàn kết…

Người Tày huyện Bảo Lâm không chỉ lưu giữ những làn điệu Lượn Cọi cổ, mà còn sáng tác những bài Lượn Cọi mới, để phù hợp với nhịp sống ngày nay. 

Những cuộc hát Lượn Cọi của người Tày ở Bảo Lâm diễn ra tự nhiên trong đời sống thôn bản. (Ảnh Phương Thảo)
Những cuộc hát Lượn Cọi của người Tày ở Bảo Lâm diễn ra tự nhiên trong đời sống thôn bản. (Ảnh Phương Thảo)

Gắn bảo tồn Lượn Cọi với quảng bá du lịch

Chị Hoàng Thị Duyên - Phòng Văn hóa và thông tin huyện Bảo Lâm cho biết: Thời gian qua, huyện Bảo Lâm đã có nhiều cách làm để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của làn điệu Lượn Cọi như: Thành lập mới 30 đội văn nghệ dân ca trong đó có Lượn Cọi; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn, xóm vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó có Lượn Cọi (từ vốn hỗ trợ Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi). 

Cùng với đó, huyện còn khuyến khích, động viên các nghệ nhân tham gia các lớp truyền dạy cho thế hệ trẻ, phát huy làn điệu này qua các sự kiện, lễ hội của địa phương.

Biểu diễn Lượn Cọi của Đội văn nghệ quần chúng xã Quảng Lâm tại một lễ hội truyền thống ở Bảo Lâm.
Biểu diễn Lượn Cọi của Đội văn nghệ quần chúng xã Quảng Lâm tại một lễ hội truyền thống ở Bảo Lâm

Với những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có, năm 2023, nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày các xã: Yên Thổ, Nam Quang, Quảng Lâm (huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) đã được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào của người Tày Bảo Lâm, khẳng định những giá trị và đóng góp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày nói riêng, các dân tộc anh em trên địa bàn Bảo Lâm nói chung trong nền văn hóa dân tộc.

Lượn Cọi được vinh danh cũng cơ hội, tiềm năng để Bảo Lâm đưa vào chương trình phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Ông Lâm Mã Gia Hãnh - Chủ tịch UBND huyện Bảo cho biết: “Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cổ vũ, động viên các nghệ nhân và đồng bào phát huy vai trò chủ thể tích cực gìn giữ và bảo tồn di sản trong cộng đồng. Đẩy mạnh quảng bá, phát huy giá trị di sản Lượn Cọi gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quảng bá di sản của Bảo Lâm, hình ảnh, tin, bài về Lượn Cọi được quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử từ huyện đến các xã, thị trấn, các trang mạng xã hội Facebook, Youtube… 

Lượn Cọi cũng được đưa vào biểu diễn trong những sự kiện, lễ hội, ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện. Huyện cũng xây dựng một số Tour du lịch cộng đồng có lồng ghép biểu diễn Lượn Cọi cho du khách thưởng thức… nhằm giới thiệu, quảng bá di sản đến đông đảo du khách trong và ngoài nước, góp phần phát huy giá trị của Lượn Cọi gắn với phát triển du lịch của địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác dân tộc năm 2024: Tăng tốc để hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa

Công tác Dân tộc - Ngọc Lê - 1 giờ trước
Năm 2024 là năm “nước rút” để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tạo bứt phá để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Trong lĩnh vực công tác dân tộc, với quyết tâm cao nhất, Ủy ban Dân tộc đã và đang nỗ lực vượt khó khăn, quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao trong năm then chốt này, từ đó hoàn thành chương trình công tác toàn khóa.
Dấu ấn từ cơ sở…

Dấu ấn từ cơ sở…

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 3 giờ trước
“Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều tôi quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan…”. Chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đầu tháng 4/2021, trong những ngày đầu khi Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chính là mục tiêu hàng đầu mà Người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc hướng tới. Bởi vậy, trong 3 năm qua, ông đã để lại nhiều dấu ấn trong những chuyến công tác về cơ sở.
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Sắc màu 54 - Thảo Linh - 3 giờ trước
Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Sóc Trăng: Người có uy tín là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở cơ sở

Người có uy tín - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm gần đây, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong các phong trào an sinh ở cơ sở. Vai trò của Người có uy tín được phát huy đã góp phần quan trọng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Thời sự - PV - 18:30, 02/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Người có uy tín - Trọng Bảo - 17:59, 02/05/2024
Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 1.119 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh Lào Cai.
Cúm A và những điều cần biết

Cúm A và những điều cần biết

Sức khỏe - Như Ý - 17:35, 02/05/2024
Thời tiết giao mùa cũng là lúc gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh cúm mùa đặc biệt là cúm A. Cúm A có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Do đó, chúng ta cần trang bị kiến thức về căn bệnh này để phòng và trị bệnh một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình.
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Sắc màu 54 - Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024
Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Thời sự - PV - 17:25, 02/05/2024
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.
Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Bộ GD&ĐT công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Giáo dục - T.Hợp - 15:45, 02/05/2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố tổng đài hỗ trợ thí sinh và điểm tiếp nhận đăng ký dự thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể liên lạc tới tổng đài hỗ trợ theo số máy 1800 8000, nhánh số 2.