Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đúc chiêng trong không gian văn hóa cồng chiêng

PV - 16:43, 27/03/2019

Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Cà phê lần thứ 7 năm 2019 vừa diễn ra tại Đăk Lăk, lần đầu tiên Nhân dân và du khách trong, ngoài nước được thưởng thức một màn tái hiện quy trình đúc cồng chiêng dân tộc Ê-đê của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Phước Kiều, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt các nghệ nhân Phước Kiều còn có khả năng “gọi tiếng nhập chiêng”, để chỉnh chiêng chuẩn phù hợp với âm sắc của từng đối tượng khách hàng.

Chiêng mới đúc ra lò. Chiêng mới đúc ra lò.

Làng nghề 400 năm

Làng đúc đồng Phước Kiều có từ đầu thế kỷ 17, đến nay đã ngoài 400 tuổi. Làng nghề đang được xem là trung tâm sản xuất cồng chiêng, thanh la, chuông và nhạc cụ dân tộc của các tỉnh phía Nam. Nghệ nhân, thợ đúc đồng làng Phước Kiều đã từng tạo ra nhiều sản phẩm kỷ lục là: đúc 2 khẩu súng thần công mừng Lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010; chiếc đồng hồ nước khổng lồ bằng đồng nặng 500kg; chiếc nồi lư nặng 1,5 tấn và chiếc chuông lớn nhất nặng hơn 2 tấn.

Riêng đồng bào khu vực Tây Nguyên vẫn thường tìm đến làng đặt nghệ nhân làm cồng chiêng. Hiện, Phước Kiều đã trở thành làng đúc cồng chiêng độc quyền cho các tỉnh Tây Nguyên và Tây duyên hải, miền Trung. Tính đến nay, làng đã đúc được hơn 4.000 bộ chiêng các loại cho đồng bào DTTS Tây Nguyên như Ê-đê, Ba Na, Jrai, Xơ-đăng, M,nông, Mạ, Cơ-ho…

Theo các nghệ nhân làng Phước Kiều, để đúc được cồng chiêng thường trải qua 10 bước cơ bản. Đầu tiên là làm khuôn trong và khuôn ngoài từ các nguyên liệu đất sét, trấu, đất thịt. Tiếp đó, người thợ phải pha chế hợp kim gồm đồng, thiếc, kẽm, rồi nấu cho hợp kim chảy loãng rồi đổ hợp kim đang nóng chảy vào khuôn. Hợp kim sau khi đổ vào khuôn đã tinh đặc, tháo khuôn ra sẽ được phôi cồng chiêng. Khi sản phẩm nguội người nghệ nhân phải gia công, làm sạch, đánh bóng, bôi hóa chất, so âm, thẩm âm cho phù hợp với thang âm cồng chiêng của từng dân tộc thì bộ cồng chiêng hoàn chỉnh.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Cồng chiêng không chỉ là di sản quý báu mà còn là vật linh thiêng bản sắc văn hóa riêng của dân tộc người Tây Nguyên. Tuy nhiên, theo ông Đặng Gia Duẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đăk Lăk thì, hiện nay các tỉnh Tây Nguyên nói chung và trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nói riêng chưa có nghệ nhân nào biết đúc chiêng và chưa có hộ gia đình, doanh nghiệp nào đứng ra mở cơ sở nghề, truyền nghề đúc chiêng. Việc trình diễn đúc cồng chiêng tại Lễ hội Cà phê lần thứ 7 năm 2019 vừa qua sẽ góp phần tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá đến Nhân dân, bạn bè, du khách trong nước và quốc tế về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đặc biệt là về nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa lịch sử của những bộ chiêng quý đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Âm thanh Tây Nguyên

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng là báu vật linh thiêng nhất, có giá trị nhất của mỗi gia đình, là bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Cồng chiêng không chỉ thể hiện tiếng nói, tâm tư, tình cảm của mình mà cồng chiêng còn là vật thiêng để con người giao tiếp với thần linh. Giá trị của cồng chiêng không chỉ thể hiện ở kỹ thuật diễn tấu mà nó còn có ý nghĩa tâm linh. Cồng, chiêng đại diện cho văn hóa Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Ngày nay, cồng chiêng còn trở thành sứ giả văn hóa kết nối du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất đỏ bazan huyền thoại.

Nghệ nhân Dương Ngọc Tiển, làng Phước Kiều cho biết, ở làng Phước Kiều có nhiều cửa hàng trưng bày hàng trăm chiếc cồng chiêng kích thước khác nhau. Đúc một chiếc chiêng về kỹ thuật không quá khó, nhưng việc “gọi tiếng nhập chiêng” lại là cả vấn đề. Phải làm cho chiêng phát ra âm sắc ấm, ngân vang và êm êm.

Nghệ nhân làng Phước Kiều có tài thẩm âm, tìm được điểm gò chỉnh tiếng hợp với từng đối tượng khách hàng. Như người ở vùng A Sao, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế hay người vùng Giằng ở Quảng Nam thường ưa chuộng chiêng có hai giọng; người Trà My lại thích chiêng có một giọng nhưng vang to, ngân nga nhỏ dần. Người Kinh thì thích chiêng có âm sắc ấm áp và ngân dài. Tiếng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngân vang, âm sắc rộn rã độc đáo của núi rừng…

“Yêu cầu của khách hàng về âm sắc chiêng luôn luôn được các nghệ nhân làng Phước Kiều thực hiện đúng chuẩn nên tháng nào bà con các tỉnh Bình Phước, Tây Nguyên và Thừa Thiên-Huế cũng tìm về đây mua cồng chiêng. Thậm chí, nhiều người ở xa còn ở lại chờ làm xong lấy luôn. Đặc biệt, trước mùa lễ hội, chiêng ở đây làm ra đều bán hết”, nghệ nhân Tiển nói.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 6 phút trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.