Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa hình ảnh đất nước ra thế giới qua con đường di sản: Chính sách nâng tầm di sản (Bài 2)

Khánh Thi - 07:16, 21/12/2022

Di sản văn hóa không chỉ là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa của dân tộc, mà còn là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế. Đảng, Nhà nước ta đã có những quyết sách kịp thời để nâng tầm di sản trong tiến trình hội nhập.

Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, di sản văn hóa của dân tộc được bảo tồn thông qua đội ngũ nghệ nhân dân gian. (Trong ảnh: Nghệ nhân Lò Văn Biến – Yên Bái, truyền dạy xòe Thái cho lớp trẻ)
Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, di sản văn hóa của dân tộc được bảo tồn thông qua đội ngũ nghệ nhân dân gian. (Trong ảnh: Nghệ nhân Lò Văn Biến, tỉnh Yên Bái, truyền dạy xòe Thái cho lớp trẻ)

Trách nhiệm của toàn xã hội

Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng, quan tâm và xác định di sản văn hóa là bản sắc của văn hóa dân tộc, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, là một nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Một trong những sự kiện nổi bật đánh giá về công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là vào tháng 12/2017, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Với kết quả nêu trên, Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh số 65/SL gồm các nội dung cơ bản như: Khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”; Đông Phương Bác cổ Học viện có nhiệm vụ bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam.

Sắc lệnh số 65/SL tuy ngắn gọn, nhưng súc tích, phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cho đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước. 

 Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ - TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”. Việc tổ chức ngày Di sản Văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sau này, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản pháp luật khác về bảo tồn di sản văn hóa, từng bước đồng bộ hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn, như: Luật Di sản Văn hóa (2001); Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa (2009); 9 Nghị định của Chính phủ, 3 quyết định và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 15 thông tư, 8 quyết định, 3 chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ… Đó là “kim chỉ nam” quan trọng mang tính chính thể trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.

Nghệ thuật bài chòi Trung bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2017.
Nghệ thuật bài chòi Trung bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2017.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc được nâng lên tầm mới, kể từ khi Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 208/2011/QĐ-TTg, ngày 14/2/2011. Theo đó, công tác vận động để Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là một trong 5 hoạt động chính của Chiến lược Ngoại giao văn hóa.

Kế thừa những thành tựu đã đạt được, ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2013/QĐ-TTg, ngày 30/11/2021, phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 với quan điểm bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa của đất nước. Một trong những mục của Chiến lược là đến năm 2030, Việt Nam mong muốn có trên 60 di sản, danh hiệu được quốc tế công nhận; có trên 10 danh nhân người Việt Nam được quốc tế vinh danh.

Thành viên tích cực trong bảo tồn di sản

Việt Nam chính thức tham gia Công ước Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước UNESCO 1972) từ ngày 19/10/1987. Theo đánh giá của UNESCO, từ khi tham gia Công ước UNESCO 1972, Việt Nam đã trở thành một thành viên tích cực. Việt Nam đã hợp tác với UNESCO triển khai nhiều dự án để hỗ trợ các địa phương trong bảo vệ, thúc đẩy các thực hành văn hóa đa dạng và phong phú.

Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2017, sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2017, sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ở trong nước, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo thì những cuộc vận động Nhân dân sống trong vùng di sản, tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động, góp phần chăm sóc di sản đã dược phát động, đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của Nhân dân. Đặc biệt, di sản văn hóa của các DTTS và hàng ngàn di tích thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng đình chùa, nhà thờ được xếp hạng, đầu tư chống xuống cấp và tôn tạo đã góp phần vào sự củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa, Việt Nam đã tham gia Công ước 1972, Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), Công ước của UNESCO về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa (Công ước 2005). Sắp tới, sẽ tham gia Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa dưới nước (Công ước 2001).

Từ sau năm 1987, sau khi tham gia Công ước 1972, Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng về nhận thức, lý luận và thực tiễn trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việc này được thể hiện qua hệ thống pháp luật về di sản văn hóa được xây dựng dần tiệm cận với tinh thần của Công ước.

Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2019.
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2019.

Trong khuôn khổ cơ chế UNESCO nói chung và Công ước 1972 nói riêng, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín, luôn hoàn thành tốt, chất lượng các nghĩa vụ thành viên, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao. Trong giai đoạn 2013 ­ 2017, Việt Nam được tín nhiệm, bầu là thành viên Ủy ban Di sản Thế giới, cơ quan gồm 21 quốc gia đại diện các nước thành viên Công ước UNESCO 1972, thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Ngày 5/9/2005, Việt Nam tiếp tục tham gia và đã trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Trong quá trình tham gia, Việt Nam đã từng giữ vai trò là thành viên Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2006 - 2010, với nhiều thành công và ủng hộ cao từ các quốc gia thành viên.

Đặc biệt, tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước 2003 vào tháng 7/2022, Việt Nam đã trúng cử Ủy ban Bảo vệ di sản di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO nhiệm kỳ 2022 - 2026 với số phiếu cao nhất. Điều này cho thấy uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong nước và thế giới. 

Đây cũng là cơ hội thuận lợi để Việt Nam tiếp tục đóng góp một cách chủ động, tích cực hơn nữa trong các chương trình, định hướng lớn của UNESCO nói chung về văn hóa, quảng bá rộng rãi hơn nữa các giá trị đặc sắc văn hóa, con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Những năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế để nâng vị thế và tầm ảnh hưởng; xây dựng và triển khai kế hoạch ứng cử vào 3 cơ quan quan trọng của UNESCO là Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021 - 2025, Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, nhiệm kỳ 2022 - 2026. Việt Nam cũng đảm nhiệm một số vị trí quan trọng tại các ủy ban chuyên môn, như Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới, nhiệm kỳ 2011 - 2015; Phó Chủ tịch Ủy ban Hải Dương học khu vực Tây Thái Bình Dương (IOC/ WESTPAC), nhiệm kỳ 2012 – 2015; Phó Chủ tịch Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP), nhiệm kỳ 2014 - 2018 và mới được bầu vào Hội đồng chấp hành UNESCO, nhiệm kỳ 2021 - 2025...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 1 phút trước
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 2 phút trước
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.
Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Đắk Nông: Khởi tố đối tượng kêu gọi từ thiện để lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng

Pháp luật - Lê Hường - 6 phút trước
Ngày 14/5, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vy Bảo Châu (SN 1998), trú xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Gia Lai: Phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức cấp huyện, xã

Dân tộc- Tôn giáo - Ngọc Thu - 7 phút trước
Ngày 14/5, tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Ban Tôn giáo tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã năm 2024.
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ thực hiện ước mơ

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ngày 14/5, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do ông Hà Việt Quân, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo, chuyên viên một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Theo đó, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội.
Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Quảng bá du lịch Việt Nam qua TikTok

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, quảng bá, truyền thông du lịch Việt Nam, TikTok Việt Nam sẽ phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp Việt mùa 2”.
Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Kon Tum: Đề nghị Công ty Colecto xác định rõ tình hình tiền lương của lao động Y Nghen

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chiều 14/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum có văn bản gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị phối hợp chỉ đạo, giải quyết đề nghị của lao động Y Nghen đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Ả Rập Xê Út.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc tại Kiên Giang

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc tại Kiên Giang

Tin tức - Như Tâm - 1 giờ trước
Ngày 14/5, Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa - Thường trực Tiểu ban làm Trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát, làm việc với Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang.