Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Ngọc Thu - 16:19, 30/05/2023

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Các nghệ nhân Ba Na trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội du lịch huyện Kbang năm 2022
Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về thiên nhiên, văn hoá, con người của địa phương, năm 2022, UBND huyện Kbang đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn

Vùng đất giàu bản sắc văn hóa

Làng Chiêng, thị trấn Kbang có 50 hộ với khoảng 220 khẩu người Ba Na. Bên cạnh núi non hùng vĩ, những ngôi nhà sàn truyền thống là nhiều nét văn hóa truyền thống vẫn được đồng bào giữ gìn và phát huy. Mỗi khi có lễ hội, đội cồng chiêng truyền thống của làng với 2 bộ chiêng đều tập hợp đông đủ, cùng nhau tấu lên những âm thanh rộn rã. 

Bên cạnh đó, trai gái làng còn tiếp nối nghề đan lát, nghề dệt thổ cẩm của cha ông và nhiều người biết làm các loại nhạc cụ dân tộc như đàn goong, t’rưng, k’ni, klông put. Đặc biệt, để phát triển du lịch, bà con nơi đây đã được tham gia lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức về du lịch cộng đồng do huyện tổ chức. Từ đó, ứng dụng hiệu quả trong việc phát triển du lịch cộng đồng.

Chị Đinh Thị Cúc (làng Chiêng, thị trấn Kbang) cho biết: “Sau khi được đào tạo kiến thức về du lịch cộng đồng, tôi đã mở quán ăn mang tên “Không gian văn hóa ẩm thực làng Chiêng với các món ăn dân dã như cơm lam, gà nướng, lá mì cà đắng, đọt mây nướng, rau dớn xào tỏi để thu hút thực khách. Từ khi mở quán ăn, tôi tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 8 lao động. Trừ chi phí, gia đình thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm của làng trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm thổ cẩm truyền thống để bán cho du khách, vừa quảng bá nét văn hóa của người Ba Na vừa tạo thêm thu nhập cho chị em”.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50 (huyện Kbang)
Vẻ đẹp hùng vĩ của thác K50 (huyện Kbang)

Ngoài các điểm du lịch trải nghiệm với loại hình Trekking khám phá thiên nhiên với những cánh rừng già ở Kon Ka Kinh và Kon Chư Răng thì du lịch cộng đồng cũng thu hút khá nhiều du khách đến tham quan. Bởi, đây là một hình thức du lịch trải nghiệm có sự tương tác giữa cộng đồng dân tộc với du khách nhằm bảo tồn và phát huy các thực thể văn hóa của các dân tộc ở địa phương. Hiện nay, huyện Kbang có 4 làng phát triển du lịch cộng đồng gồm: Làng Chiêng, làng Mơ Hra-Đáp, làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng) và làng Stơr (xã Tơ Tung) với các hoạt động phục dựng lễ hội truyền thống, trình diễn cồng chiêng, kể sử thi; trải nghiệm dệt thổ cẩm, chế biến các món ăn hấp dẫn của các dân tộc sinh sống trên địa bàn, thu hút khách du lịch.

Đồng bào Ba Na cùng nhau gìn giữ nghề đan lát truyền thống
Đồng bào Ba Na cùng nhau gìn giữ nghề đan lát truyền thống

Anh A Ngưi, chủ Homestay A Ngưi Kbang tại làng Kgiang kể: Là người con của mảnh đất Kbang nên tôi rất hiểu và trân quý bản sắc văn hóa của dân tộc Ba Na mình. Với phương châm “Lấy di sản nuôi di sản, cộng đồng cùng hưởng lợi”, tôi đã xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng không chỉ nâng cao kinh tế gia đình mà còn góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân trong làng. Hiện nay, hoạt động của Homestay A Ngưi Kbang dần đi vào ổn định, hàng năm thu hút hơn 2.000 lượt khách đến lưu trú, tham quan, trải nghiệm”.

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, năm 2022, UBND huyện Kbang đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, giai đoạn 2021 - 2025 với tổng kinh phí 3,974 tỷ đồng. Đề án sẽ khai thác các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đồng bào DTTS nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đội cồng chiêng nữ Ba Na trình diễn cồng chiêng rộn ràng
Đội cồng chiêng nữ dân tộc Ba Na trình diễn cồng chiêng

Cụ thể, huyện Kbang dự kiến đầu tư xây dựng đạt chuẩn cho 5 điểm đến du lịch tại các làng: Mơ Hra-Đáp, Kdang (xã Kông Lơng Khơng), Stơr (xã Tơ Tung), Kon Bông (xã Đak Rong) và Chiêng (thị trấn Kbang); đầu tư hoàn thiện 2 làng văn hóa truyền thống tiêu biểu: Làng Kdang (xã Kông Lơng Khơng) và làng Stơr (xã Tơ Tung); xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái trong cộng đồng dân tộc Ba Na hướng tới phát triển du lịch cộng đồng tại 2 làng: Kdang và Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng); tu bổ và hoàn thiện một số hạng mục chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa “Làng kháng chiến Stơr” và “Nhà lưu niệm Anh hùng Núp”.

Đồng thời, để phục vụ khách du lịch, huyện hỗ trợ các trang, thiết bị văn hóa - thể thao tại 23 làng thuộc vùng đồng bào DTTS bảo đảm đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Kbang, cho biết: Bên cạnh xây dựng Đề án, huyện tiếp tục lồng ghép việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, coi việc gìn giữ di sản là một trong những tiêu chí quan trọng để công nhận các danh hiệu gia đình, khu dân cư văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh đô thị. Các cấp ủy đưa kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa truyền thống các DTTS vào nghị quyết để chỉ đạo thực hiện. Phục dựng các lễ hội truyền thống của dân tộc Ba Na, đưa diễn xướng cồng chiêng vào trong sinh hoạt cộng đồng và trong các sự kiện văn hóa ở địa phương. Đồng thời, tổ chức các hoạt động giao lưu cồng chiêng, giao lưu văn hóa truyền thống giữa các DTTS, Ngày hội du lịch… nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết, phát triển du lịch bền vững trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 1 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 1 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 8 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 12 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng