Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dụ dỗ, đưa trẻ đi lao động ngoại tỉnh: Vấn nạn chưa có hồi kết ở Tây Nguyên

PV - 10:09, 24/04/2018

Nhiều năm nay, tại Tây Nguyên vẫn xảy ra tình trạng “cò lao động” dụ dỗ trẻ em đi làm việc ngoại tỉnh. Mặc dù, các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc, nhưng tình trạng này không những không chấm dứt mà càng lan rộng hơn.

Nguy cơ bạo hành và đói rách

Đầu tháng 4, thông tin hai em nhỏ dân tộc Mông đi lang thang ăn xin giữa TP. Hồ Chí Minh đã khiến dư luận không khỏi xót xa. Sau đó, các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh. Hai em người Mông này là Sùng A Sính và Thào Văn Dơ cùng sinh năm 2007 ở thôn Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk).

Em Thào Thị Gióng xã Quảng Phú, huyện Krông Nô kể lại những ngày làm việc tại xưởng may. Em Thào Thị Gióng xã Quảng Phú, huyện Krông Nô kể lại những ngày làm việc tại xưởng may.

 

Theo lời 2 em kể, sau Tết Nguyên đán có người đàn ông lạ mặt nhiều lần đến nhà các em nói chuyện, thuyết phục bố mẹ cho 2 em xuống TP. Hồ Chí Minh để đi làm nghề may. Ngày 23/3, 2 em được đưa xuống TP. Hồ Chí Minh làm việc trong một xưởng may.

Tuy nhiên, do không biết làm, Sính và Dơ thường xuyên bị đánh đập. Sau đó, 2 em đã rủ nhau trốn ra ngoài và bị lạc. Sáng 1/4, cán bộ dân phòng xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh thấy 2 em đi lang thang trong tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, áo quần rách rưới đã đưa về trụ sở UBND phường chăm sóc.

Thông tin về 2 cháu được đưa lên mạng xã hội, và UBND xã Cư Pui, huyện Krông Bông xác nhận là con em của đồng bào DTTS trên địa bàn. Đến sáng 4/4, UBND xã Cư Pui đã cử cán bộ lao động xã hội, chăm sóc trẻ em của xã cùng gia đình 2 cháu vào TP. Hồ Chí Minh để đưa 2 cháu về.

Còn tại tỉnh Đăk Nông, vào tháng 3, cán bộ xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, đã phát hiện có 3 người đàn ông đi ô tô về thôn Phú Vinh để dụ dỗ, đưa người xuống TP. Hồ Chí Minh lao động. Lực lượng Công an xã đưa các đối tượng trên về trụ sở làm việc, các đối tượng khai nhận đã đưa 3 em Phàng Thị Ca (16 tuổi), Phàng Thị A, Hờ Thị Gu về TP. Hồ Chí Minh làm nghề may. Trước đó, các đối tượng này cũng dụ 2 em 11 tuổi xuống nhưng chủ không nhận nên đưa các em về để tìm người thay thế, thì bị phát hiện.

Em Thào Thị Gióng, 14 tuổi, thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đăk Nông) vừa trở về từ cơ sở may mặc ở TP. Hồ Chí Minh kể: Ăn Tết xong, một người lạ đến thôn tư vấn việc làm đưa xuống TP. Hồ Chí Minh làm việc, với mức lương 16-20 triệu đồng/năm, chủ nuôi ăn ở. Em và một số bạn trong thôn đồng ý đi theo đến một cơ sở may mặc làm việc, công việc cụ thể là gấp, đóng gói quần áo và bưng bê sản phẩm, làm việc từ sáng sớm đến 23h đêm mới nghỉ, không được ra ngoài. Và lương của chúng em cũng không như họ nói.

“Cò lao động” lộng hành

Tình trạng trẻ em ở các xã vùng sâu Tây Nguyên bị dụ dỗ bỏ học đi lao động sớm ở TP. Hồ Chí Minh xảy ra nhiều năm nay. Mặc dù các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích, thâm chí xứ lý những sai phạm về pháp luật trong tuyển dụng lao động trẻ em nhưng vẫn chưa ngăn chặn được tình trạng này.

Theo thống kê của Sở LĐTB&XH tỉnh Đăk Lăk trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 200 trẻ em trong độ tuổi 13 đến 16 bỏ học đi lao động sớm tại TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, Đồng Nai. Hầu hết các em là con em hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào DTTS ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa trong tỉnh như huyện Krông Bông, Krông Năng, Lăk, Cư Kuin…

Được biết, trước thực trạng trên, các cấp chính quyền địa phương cũng đã chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, thôn buôn triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn. Theo ông Huỳnh Ngọc Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đăk Nông, ngay sau khi nhận thông tin trẻ em vùng sâu bị đối tượng lạ dụ dỗ đi làm ngoại tỉnh, Sở đã cử cán bộ xuống địa bàn nắm tình hình, tuyên truyền, đồng thời chỉ đạo địa phương rà soát, nắm thông tin những em vừa trở về. Sở sẽ báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp xử lý, kịp thời can thiệp, tránh tình trạng trẻ em bị đưa đi lao động sớm.

LÊ HƯỜNG

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Hà Giang: Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên vùng cao

Tin tức - Vũ Mừng - 21:40, 13/05/2024
Tại các chợ phiên ở hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn tỉnh Hà Giang, việc bán hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc diễn ra công khai khiến nhiều người không khỏi giật mình.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Thái Nguyên

Tin tức - Trinh An -Thanh Huyền - 21:34, 13/05/2024
Ngày 13/5, đồng chí Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã tìm hiểu thực tế việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng, Chủ nhiệm có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc, Thành ủy, UBND TP. Thái Nguyên.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Xem xét các nội dung, điều kiện đảm bảo cho kỳ họp thứ 7 của Quốc hội

Thời sự - PV - 18:48, 13/05/2024
Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng nay (13/5). Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung rà soát, xem xét các nội dung còn lại trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và các điều kiện đảm bảo cho kỳ họp.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Hà Giang: Phát lộ số tiền sai phạm sau thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Pháp luật - Vũ Mừng - 18:38, 13/05/2024
Thanh tra tỉnh Hà Giang đã ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr ngày 18/3/2024 về việc chấp hành quy định của pháp luật trong tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB &XH) và các đơn vị trực thuộc. Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 370 triệu đồng.
Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Mạng lưới trạm sạc, dịch vụ dày đặc, người dùng VF 3 tự tin “chốt” cọc

Kinh tế - PV - 18:37, 13/05/2024
Mạng lưới sạc được quy hoạch 150.000 cổng, hệ thống xưởng dịch vụ, showroom và nhà phân phối phủ khắp 63 tỉnh, thành mang tới sự thuận tiện tối đa cho người dùng xe điện…, là một trong những lý do khiến số lượng người “đếm ngược” đến ngày VinFast VF 3 mở cọc sớm tăng liên tục những ngày qua.
Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ

Gương sáng - Vàng Ni - 18:26, 13/05/2024
Sinh ra ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mẹ vướng vòng lao lý, bố làm thuê, nhưng Ốc Thị Quỳnh Anh không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, mặc cảm vươn lên giành được học bổng trị giá 1 tỷ đồng của trường Đại học Anh Quốc...
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.