Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đồng bào Mạ giữ rừng thiêng

PV - 12:24, 05/02/2018

Đã bao đời nay, người Mạ dưới chân núi Tà Đùng coi rừng là sinh mệnh sống, việc bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của bon làng. Đây chính là lý do mà đồng bào không xâm phạm đến rừng, dùng luật tục để bảo vệ rừng; theo đó là những câu chuyện truyền thuyết bí ẩn.

Rừng là sinh mệnh sống của làng

Chạy xe gần 200 cây số dưới cái nắng hanh rát của mùa khô, qua hàng chục con đèo cua, hơn nửa ngày chúng tôi mới đến trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng đóng chân trên địa bàn xã Đăk Som, huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông.

Tiếp chúng tôi, ông Khương Thanh Long, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng mở lời: “Thời gian này đã bắt đầu vào mùa khô nên anh em kiểm lâm và tổ bà con nhận khoán vất vả lắm, họ phải ăn dầm nằm dề trong rừng, ngày đêm túc trực để làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng”.

Làng người Mạ dưới chân núi Tà Đùng. Làng người Mạ dưới chân núi Tà Đùng.

 

Đối với người Mạ dưới chân núi Tà Đùng, rừng là sinh mệnh sống của cả làng, vì vậy, nhiều đời nay, họ dùng luật tục để kiên quyết giữ rừng. Năm nào rừng bị kẻ gian cưa trộm, bắt thú nhiều là năm đó dân làng sẽ gặp họa, người già trẻ nhỏ trong làng đau ốm liên miên, mùa màng thất bát. Cả làng phải mang trâu vào gốc cây bị chặt làm lễ xin tội với thần rừng.

Già làng K’Cha, dân tộc Mạ cho biết: Từ nhỏ mình đã nghe người già trong làng kể về huyền thoại núi Tà Đùng và chuyện giữ rừng của đồng bào sống dưới chân núi. Đêm đến người Mạ quây quần bên bếp lửa hát cho nhau nghe những bài sử thi về núi Tà Đùng hùng vĩ, sự tích cái tên của từng con suối, ngọn đồi và truyền dạy con cháu rằng việc giữ rừng đại ngàn là bảo vệ sinh mệnh sống của dân làng.

Dù không còn nhớ chính xác từng mốc thời gian, nhưng già K’Cha vẫn còn nhớ lần cây cổ thụ giữa rừng bị lâm tặc chặt trộm; chẳng hiểu có phải là nguyên nhân không, nhưng đúng thời điểm ấy, trong làng có rất nhiều người già, trẻ em lần lượt đổ bệnh. Vì vậy, già huy động dân làng vào rừng sâu tìm gốc cây bị chặt và mang trâu vào làm lễ xin tội với thần rừng để dân làng được sống yên ổn.

“Rừng là rừng thiêng, có thần rừng canh giữ, buôn làng bảo vệ rừng sẽ được thần che chở, cuộc sống dân làng ấm no, nếu để mất rừng làng sẽ gặp đại họa, phải làm lễ xin thần rừng thứ tội. Già luôn căn dặn con cháu của làng phải bảo vệ rừng, già chỉ muốn người ta sống hòa thuận với rừng để bà con mình có sức khỏe, sống ấm no thôi”, già K’Cha chia sẻ.

Giữ rừng... quên Tết
Để bảo vệ rừng đồng bào Mạ sẵn sàng cùng kiểm lâm ăn ngủ trong rừng. Để bảo vệ rừng đồng bào Mạ sẵn sàng cùng kiểm lâm ăn ngủ trong rừng.

 

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng bao gồm núi và hồ Tà Đùng, và gần 20.000ha rừng đặc dụng. Bên trong khu rừng là dòng suối Đăk N'teng chảy qua tạo thành hai ngọn thác hấp dẫn và kỳ bí. Đứng trên cao nhìn xuống những sườn dốc là các bon làng thuộc xã Đăk P'lao, Đăk R'măng, Đăk Som còn lưu giữ nhiều giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của nhiều dân tộc Mạ, Mông, Dao,.... Hiện khu bảo tồn còn nhiều gỗ, động vật quý hiếm nên rừng Tà Đùng luôn là miếng mồi ngon lâm tặc khắp nơi nhòm ngó, chực chờ xẻ thịt. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm hiện rất mỏng, chỉ hơn hai chục người, không thể quản lý xuể.

Những năm gần đây, cùng với biện pháp bảo vệ rừng bằng luật tục, người Mạ còn tích cực tham gia nhận khoán bảo vệ rừng; kết hợp với lực lượng kiểm lâm ngày đêm tuần tra, canh gác bảo vệ từng cây gỗ, con thú trong rừng. Cả những ngày lễ Tết, khi mọi người được nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình thì cộng đồng người Mạ dưới chân núi Tà Đùng vẫn chia ca vào rừng túc trực, canh gác cả ngày lẫn đêm.

Mấy năm trước, anh K’Phương, 37 tuổi xã Đăk Som nhận khoán bảo vệ hơn 30ha rừng của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng nên anh thường xuyên đi tuần với cán bộ kiểm lâm. Anh K’Khương cho biết: Các hộ nhận khoán chia tổ, phân công lịch tuần tra rất rõ ràng, mỗi hộ tham gia tuần tra 3-4 lần/tháng, mỗi chuyến đi ở lại rừng vài ngày nên phải chuẩn bị các loại dụng cụ, thuốc men phòng côn trùng cắn, hút máu. Ngày thì đi tuần tra, mang theo lương thực, tìm nơi suối mát nấu ăn, tối giăng bạt, dựng lều giữa rừng ngủ. Trong rừng sương mù xuống dày đặc, mùa lạnh giá buốt thấu da, muỗi bay vo ve khắp lán, phải đốt lửa sưởi ấm mới ngủ được, mùa mưa vắt bám đen chân, phải mang ủng bảo hộ, thoa thuốc chống vắt mới vượt đường rừng được.

Đó là chưa kể đến những khi giáp mặt lâm tặc, chúng ngày càng manh động, hung hãn, sẵn sàng tấn công trả thù những người làm ảnh hưởng đến lợi ích của chúng. “Rừng là sinh mệnh, sự sống của làng, việc bảo vệ rừng đã là truyền thống bao đời đã được già làng căn dặn, mình là con cháu phải nghe theo. Dù tiền công ít, đời sống còn khó khăn, thậm chí đối mặt với nguy hiểm nhưng đồng bào Mạ luôn đồng lòng giữ rừng”, K’Khương tự hào nói.

Hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng là khu vực đa dạng sinh học với hơn 1.000 loài động thực vật. Trong đó, có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, được ưu tiên bảo tồn như: báo hoa mai, vượn má hung, cu li nhỏ, mang lớn, gà lôi vằn, công, niệc mỏ vằn, đặc biệt là vùng chim đặc hữu.

Ông Khương Thanh Long, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng nhấn mạnh: Rừng Tà Đùng còn giữ được như bây giờ, công lớn nhờ những hộ nhận khoán nói chung và hộ nhận khoán ở làng người Mạ dưới chân núi Tà Đùng nói riêng. Ngôi làng người Mạ sống dưới chân núi như lính gác cửa, chắn lối vào rừng, lâm tặc muốn vào phá rừng phải bước qua “xác” dân làng. Nhờ đó mà tình trạng xâm hại rừng cũng giảm đi đáng kể.

Những năm qua, các hộ dân phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm bắt nhiều đối tượng săn thú, phá rừng thu giữ nhiều tang vật, ngăn chặn hàng chục vụ lâm tặc mang cưa xăng vào rừng, cùng tổ liên ngành bắt giữ đối tượng phá rừng, hạn chế tối đa diện tích rừng bị lấn chiếm.

“Người Mạ ở Ðăk Som giữ rừng vì rừng chính là nguồn sống, rừng che chở bao bọc cho đồng bào, đồng bào yêu rừng, ngày đêm chung tay cùng lực lượng chức năng giữ rừng”, ông K’Tang, Chủ tịch HĐND xã Ðăk Som cho biết.

Ngôi làng người Mạ sống dưới chân núi như lính gác cửa, chắn lối vào rừng, lâm tặc muốn vào phá rừng phải bước qua “xác” dân làng”.

Ông Khương Thanh Long - Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 9 giây trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 1 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 1 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.