Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đón Tết cổ truyền của đồng bào Khmer: Đồng hành phòng, chống dịch Covid - 19

Như Tâm - 12:43, 03/04/2020

Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2020 diễn ra từ ngày 13 – 16/4. Các tỉnh có đông đồng bào dân tộc đã lên kế hoạch tổ chức đón Tết cho đồng bào, vừa giữ được nét văn hóa truyền thống, vừa cùng nhau phòng chống dịch bệnh Covid – 19.

Tạm dừng các nghi lễ dâng cơm nhân dịp Tết cổ truyền tại các chùa
Tạm dừng các nghi lễ dâng cơm nhân dịp Tết cổ truyền tại các chùa

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Để chuẩn bị tổ chức cho đồng bào Khmer đón Tết cổ truyền trong bối cảnh cuộc chiến phòng, chống dịch Covid – 19 đang ở giải đoạn mang tính chất quyết định, UBND tỉnh đã có văn bản gửi đến các chức sắc, trụ trì cùng tăng ni, phật tử vui Tết đầm ấm nhưng không tổ chức quy mô, đông người.

Cùng với chính quyền địa phương, ngay từ ngày 26/3, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đã có công văn gửi các trụ trì và Ban Quản trị chùa phật giáo Nam Tông Khmer về việc đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh Covid – 19 trong giai đoạn tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2020 và một số nghi lễ khác có liên quan đến tôn giáo.

Hoà thượng Tăng Nô – Phó Hội trưởng Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết: Ngoài gửi công văn, Hoà thượng đã liên hệ qua điện thoại và các phương tiện truyền thông, kêu gọi đồng bào phật tử phải chấp hành tốt quy định về phòng chống đại dịch Covid – 19.

“Hòa thượng lưu ý đến các trụ trì và Ban quản trị chùa phải là tuyên truyền viên vận động đồng bào phật tử thực hiện nghiêm các quy định chung về công tác chống dịch. Đồng bào phật tử hãy ở tại nhà thực hiện các nghi lễ theo truyền thống, chúng ta ở nơi nào bình an nhất, sẽ mang đến những may mắn nhất”, Hoà thượng Tăng Nô thông tin.

Các chùa cũng sẽ tạm dừng các buổi sinh hoạt tập thể để phòng, chống dịch Covid - 19
Các chùa cũng sẽ tạm dừng các buổi sinh hoạt tập thể để phòng, chống dịch Covid - 19


Tại Cà Mau, theo thông tin từ ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở ban ngành, hướng dẫn và kịp thời vận đồng đồng bào dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, không đi chúc Tết lẫn nhau; khuyến khích các hoạt động nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại nhà, trên tinh thần lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

“Ban Dân tộc hướng dẫn cụ thể việc tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây trong đồng bào dân tộc Khmer, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công tác phòng chống dịch Covid -19”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết.

Còn tỉnh Bạc Liêu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Vương Phương Nam, vừa có buổi làm việc với các vị sư sãi, trụ trì các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh về tổ chức Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2020 của đồng bào Khmer. Theo đó, tỉnh sẽ không tổ chức các đoàn đi chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2020 của đồng bào Khmer mà sẽ gửi thư thăm hỏi và quà chúc Tết đến các chùa như thông lệ hàng năm; đồng thời mong các vị sư sãi, trụ trì các chùa đồng hành trong công tác phòng, chống dịch Covid -19”.

Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu làm việc với các trụ trì chùa Nam Tông Khmer ngày 26/3
Ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu làm việc với các trụ trì chùa Nam Tông Khmer ngày 26/3

Đối với tỉnh Kiên Giang, nơi có biên giới giáp nước bạn Campuchia, nhận định được tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu tháng 3/2020, chính quyền địa phương đã phối hợp với Hội Đoàn kết sãi yêu nước tỉnh hướng dẫn tổ chức hoạt động Tết Chôl-Chnăm-Thmây năm 2020 của đồng bào Khmer trên địa bàn.

Theo Hoà thượng Danh Đổng, Chủ tịch Hội Đoàn kết sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang cho hay, do là tỉnh biên giới nên Ban Thường trực Hội Đoàn kết sãi yêu nước tỉnh đã giao Hội đoàn kết sư sãi huyện, thành phố, các vị trụ trì các chùa giám sát chặt hoạt động trên địa bàn của mình, tạm thời không phân công người đi dự lễ nước ngoài và không nhận người nước ngoài về hành lễ.

“Đối với các nghi lễ diễn ra trong Tết cổ truyền từ 13-16/4/2020, các chùa dừng tập trung đông người và hướng dẫn, khuyến cáo đồng bào ở tại phum sóc, tổ chức nghi lễ tại gia đình. Tất cả chúng ta thực hiện được những điều này đã mang phúc, lộc đầu năm đến cho bá tánh”, Hoà thượng Danh Đổng cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Về Khánh Sơn đắm say với thanh âm đàn đá

Sắc màu 54 - T.Nhân - 2 giờ trước
Đàn đá là nhạc cụ độc đáo có từ lâu đời của đồng bào DTTS huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa). Mới đây, bộ đàn đá Khánh Sơn đã được công nhận là bảo vật Quốc gia tạo ra niềm vui lớn cho cộng đồng người Raglai. Tỉnh Khánh Hoà đang lên kế hoạch đưa du lịch văn hóa trở thành một trong các sản phẩm chủ đạo thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 2 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 2 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 2 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 2 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 2 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.