Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo làng cổ bên sông Thu Bồn

Tiêu Dao - 14:42, 03/03/2024

Ngôi làng cổ ấy khá kỳ lạ khi không phải hứng chịu bất kỳ viên đạn nào trong thời kỳ đất nước chiến tranh, làng vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp của làng cổ mấy trăm năm qua. Ở đó giữa miền Trung nhưng làng rặt những cây trái vùng Nam Bộ. Hiện nay, ngôi làng cổ này lại chuyển mình để trở thành làng du lịch cộng đồng, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Những con ngõ đá bình yên của làng cổ Đại Bình
Những con ngõ đá bình yên của làng cổ Đại Bình

Thăng trầm làng cổ bên sông

Nép mình bên dòng sông Thu Bồn êm ả, tựa lưng và chân dãy Trường Sơn, làng cổ Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam như một ốc đảo bình yên hiền hòa ẩn mình sau những rặng cây. Điều độc lạ mà nhiều người bất ngờ là ngôi làng cổ này rặt những cây trái vùng Nam Bộ, từng có một thời, làng đã đổi đời nhờ làm trầm gió, kỳ nam.

Những kỳ lão ở trong làng tự hào kể rằng, làng còn có tên là Đại Bường, đọc chệch từ Đại Bình. Sau đó những năm chiến tranh, làng được gọi lại tên cũ là Đại Bình. Cách đây vài trăm năm, 14 dân đinh từ các làng quê ngoài Bắc vào đây khai đất lập làng Đại Bường, thuộc “Thanh Bình ấp - Thăng Hoa phủ - Duy Xuyên huyện”. 14 dân đinh đã lập nên 13 dòng họ, tương thân tương ái cùng nhau tạo dựng nên một làng quê trù phú hết đời này đến đời khác. Khi mới mở đất, các bậc tiền nhân đặt tên cho doi đất uốn lượn theo thế núi, quay mặt ra dòng sông Thu Bồn hiền hòa này là Đại Bình. Vật đổi sao dời, chiến tranh loạn lạc, nhưng ngôi làng nằm bên sông vẫn bình yên, cây cối đâm chồi nảy lộc, ra hoa kết trái mà chẳng hề phải hứng chịu một lần bom rơi đạn nổ. Đã hơn ba thế kỷ trôi qua, làng Đại Bình vẫn lặng lẽ yên ả với cuộc sống tách biệt bên những gánh rau, mớ thịt heo gói trong lá chuối hay những mẹt cá sông ngày ngày theo các bà, các cô từ chợ quê cho đến cổng nhà.

Làng cổ Đại Bình nhìn từ trên cao
Làng cổ Đại Bình nhìn từ trên cao

Nhưng đã có một thời, Đại Bình nổi lên cơn sốt trầm, kỳ nam. Cũng giống như làng Trung Phước gần đó, người dân làng Đại Bình cũng bị cuốn theo cơn sốt tìm trầm ở khắp các cánh rừng già lan rộng từ Khánh Hòa đến Quảng Trị, Quảng Bình… Những thanh niên trai tráng ở làng quê nghèo miền trung du Quảng Nam này kéo nhau lên rừng, lao theo giấc mơ đổi đời với trầm, kỳ nam. Rừng thiêng nước độc khiến nhiều người từ rừng sâu trở về mang theo căn bệnh sốt rét. 

Khi cơn sốt “ngậm ngải tìm trầm” lắng xuống thì vùng này lại rộ lên “nền kinh tế xoi trầm”. Nhiều người mày mò, chế tác các sản phẩm từ cây dó trầm mua ở các vùng trung du Tiên Phước (Quảng Nam) hay Bình Định, Khánh Hòa... Những ngôi làng nhỏ yên bình bên bến sông như Đại Bình, Trung Phước, nhà nhà làm trầm hương, người người làm trầm hương cảnh để xuất đi Trung Quốc. Hàng trăm người bán trầm hương hoặc đưa trầm hương đi bán dạo. Mỗi chuyến đi, người kiếm ít cũng được vài trăm triệu, người nhiều kiếm tiền tỷ. Nghề xoi trầm, chế tác trầm hương cũng đã giúp một số người có của ăn của để. Có những thời điểm, Đại Bình có vài chục nhà làm nghề xoi trầm, có những cơ sở lớn như ông Hải, ông Vỹ và ông Nhẫn... đã chế tác ra những sản phẩm như chuỗi hạt, tháp cây, hàng trưng bày… Giá sản phẩm từ 100 ngàn đến 300 triệu đồng.

Làng cổ Đại Bình rợp bóng cây xanh
Làng cổ Đại Bình rợp bóng cây xanh

Nhưng rồi, cơn sốt xoi trầm cũng dần dần tàn lụi vì nhu cầu trầm xuất ngoại không còn nữa. Người làng vốn quen với cảnh đục đẽo, chạm khắc những cây dó trầm để tạo những tác phẩm độc đáo, giờ mất nghề, họ đâu biết làm gì khác. Nhiều hộ kinh doanh trầm hương phải bỏ nghề, nhiều gia đình phải rao bán nhà để trả nợ, lao động ở địa phương đành quay lại thói quen “Nam tiến” để mưu sinh.

Làng cổ trở mình

Sau khi cơn lốc gió trầm thổi qua, để làng Đại Bình xơ xác với những hệ lụy. Sau mấy mươi năm, làng cổ Đại Bình mới lại chuyển mình để trở thành làng du lịch cộng đồng, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Mấy trăm năm được nhờ phù sa dòng sông Thu Bồn bồi đắp, dải đất trung du này đã hình thành nên vườn cây trái rặt Nam Bộ với những bưởi, sầu riêng, chôm chôm... cùng những hàng chè tàu xanh thẳng tắp kéo dài từ đầu làng đến cuối làng.

Đại Bình từ lâu cũng đã nổi tiếng khắp vùng với nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề mộc, trầm hương, nghề làm giá, nấu rượu, làm bánh… Ngôi làng này vẫn còn giữ nét văn hóa truyền thống đặc trưng của cây đa, giếng nước, sân đình - đặc trưng của làng quê truyền thống Việt Nam. Nhận ra thế mạnh “làng trái cây Nam Bộ thu nhỏ” của miền Trung, chính quyền huyện Nông Sơn đã vận động người dân làng cổ Đại Bình phát huy tiềm năng để xây dựng làng du lịch sinh thái cộng đồng.

Cổng vào làng Đại Bình.
Cổng vào làng Đại Bình.

Toàn thôn Đại Bình có 367 hộ, trong đó có khoảng 50% số hộ có vườn đạt chuẩn diện tích từ 1.000m2 trở lên. Từ “vốn liếng” này, địa phương đã tích cực vận động người dân phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh từ vườn nhà, tỉa tót các hàng rào xanh, làm các bảng tên đường, tạo điểm check in ấn tượng để du khách lưu lại những hình ảnh về làng Đại Bình. Từ khi có cầu Nông Sơn, không ai xuống bến gọi “đò ơi” nữa. Cổng làng Đại Bình cũng dời lên phía thượng nguồn. Phía cổng làng mới có dòng chữ “Làng du lịch Đại Bình”.

Với định hướng xây dựng du lịch xanh cho làng cổ, chính quyền huyện Nông Sơn đã tạo điều kiện để một số hộ dân tham gia những chuyến tham quan học tập mô hình du lịch cộng đồng rất thành công ở nhiều địa phương, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật để 5 hộ dân triển khai mô hình Homestay; Bảo tồn, phát triển nhiều vườn cây trái như của hộ gia đình Nguyễn Quang Soạn với tên “Khu vườn ông Bảy”, hay vườn cây trái của ông Hứa Đình Hà... được cải tạo chuyển sang trồng các loại trái cây bản địa đặc trưng như bưởi trụ Đại Bình, hường, cam, quýt, sầu riêng… Nhiều hộ dân ở Đại Bình đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nước khoa học để ổn định sản lượng, chất lượng trái cây.

(Bài CTV) Làng cổ giữa miền trung du 4
Bưởi trụ Đại Bình là sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Bưởi trụ Đại Bình là sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Làng Đại Bình vẫn còn chứa đựng những trầm tích văn hóa được thể hiện qua những công trình kiến trúc nhà cổ từ trăm năm để lại. Trong làng còn khoảng 3, 4 ngôi nhà cổ với vật liệu xây dựng chính là gỗ và được xây theo lối kiến trúc nhà vườn bình dị nằm giữa những vườn cây trái sum suê, bên những con đường làng được cắt tỉa đẹp mắt, xanh tươi suốt bốn mùa. Cùng với đó, những nếp sống sinh hoạt thân thuộc, đậm tính truyền thống của người Việt ở làng Đại Bình như nét văn hóa lịch sự, văn minh, trẻ con luôn lễ phép, chào hỏi người lớn, nhiều người già trong làng sống thọ trên 90 tuổi… Đặc biệt, giữa làng có một khu rừng nguyên sinh thâm nghiêm mang tên rừng Cầm tồn tại hàng trăm năm nay. Khu rừng này được người dân làng Đại Bình đặc biệt gìn giữ và xem như báu vật của làng.

(Bài CTV) Làng cổ giữa miền trung du 6

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn cho biết, làng Đại Bình đã được tỉnh Quảng Nam chọn là một trong hai làng tham gia thí điểm phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025. Để khai thác điểm đến này, thời gian qua, huyện đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các chương trình dự án phục vụ phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Để tiếp sức cho Làng du lịch sinh thái Đại Bình, ngoài nguồn vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng, huyện Nông Sơn chú trọng nguồn nhân lực du lịch nông thôn chất lượng cao. Huyện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ quản lý, người lao động và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch. Người dân trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch, tiến tới xây dựng làng du lịch sinh thái Đại Bình trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Mưa giông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa giông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 2 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 4 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 4 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 4 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 4 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Du lịch - Minh Nhật - 20:08, 01/05/2024
Kỳ nghỉ lễ được điều chỉnh kéo dài 5 ngày đã mang đến cơ hội vàng cho các điểm đến, dịch vụ du lịch ở nhiều địa phương, tạo doanh thu và góp phần phục hồi hậu đại dịch cho ngành công nghiệp không khói.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.