Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Điểm nghẽn trong ngành Giáo dục Sơn La

PV - 15:01, 11/04/2018

Thời gian qua, cùng với những chính sách chung của Trung ương, tỉnh Sơn La cũng đã ban hành một số chính sách để phát triển bậc học mầm non trên địa bàn, nhất là việc tạo cơ chế để thu hút nguồn xã hội hóa phát triển hệ thống mầm non tư thục. Tuy nhiên, bậc học mầm non hiện vẫn là một “điểm nghẽn” trong ngành Giáo dục ở Sơn La.

Trường mầm non Ngọc Linh, một cơ sở mầm non tư thục rất hiếm hoi ở Sơn La. Trường mầm non Ngọc Linh, một cơ sở mầm non tư thục rất hiếm hoi ở Sơn La.

 

Tỷ lệ ra lớp thấp

Suối Sát là một trong những bản xa nhất, khó khăn nhất của xã ĐBKK Hua Nhàn, huyện Bắc Yên (Sơn La). Bản chỉ có khoảng vài chục nóc nhà, 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông.

Theo thống kê của UBND xã Hua Nhàn, cả bản Suối Sát có hơn 50 trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, nhưng từ nhiều năm nay chỉ có khoảng 50% em được đến trường. Nguyên nhân là do điểm trường còn tạm bợ; đời sống của bà con trong bản còn rất khó khăn; các cháu trong độ tuổi mầm non hoặc lang thang tối ngày khắp sườn núi, hoặc theo cha mẹ lên nương rẫy.

Cũng như Suối Sát, ở 16 bản còn lại của xã Hua Nhàn, số lượng trẻ trong độ tuổi mầm non được đến lớp là không nhiều. Các bản nằm rải rác, đi lại khó khăn, có những bản cách trung tâm xã 30km. Thu nhập chính của bà con nơi đây là trồng ngô, sắn.

Đáng chú ý, việc trẻ mầm non trong độ tuổi không ra lớp là thực trạng không chỉ ở Hua Nhàn, huyện Bắc Yên mà là vấn đề rất nan giải lâu nay của ngành Giáo dục tỉnh Sơn La. Theo Báo cáo số 562/BC-SGDĐT ngày 23/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, toàn tỉnh còn đến 81,7% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 3,4% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và 0,3% trẻ 5 tuổi chưa được đến trường. Đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng đến trường mầm non công lập mới đạt 11,9%; đến nhóm trẻ tư thục mới đạt được 5,1%...

Số trẻ em trong độ tuổi mầm non không ra lớp tập trung phần lớn ở các địa bàn xa xôi, giao thông cách trở, đời sống của người dân còn rất khó khăn. Đặc biệt, ở những điểm dân cư cách xa trung tâm bản, việc trẻ em trong độ tuổi mầm non đến lớp chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.

Theo bà Trịnh Thị Oanh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Sơn La, toàn tỉnh hiện có 322 điểm dân cư cách xa trung tâm bản, là nơi sinh sống của 8.893 hộ/41.123 nhân khẩu, thuộc các dân tộc: Thái, Mông, Mường, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú. Phần lớn ở các điểm này, dân cư sinh sống phân tán, nhỏ lẻ (có 208/322 điểm dân cư chỉ có dưới 30 hộ dân sinh sống). Trong 322 điểm dân cư thì có đến 207 điểm chưa được sử dụng điện lưới quốc gia; có 306/322 điểm dân cư chưa có phòng-lớp học kiên cố, đủ diện tích.

Cùng với đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh nói chung, ở 322 điểm dân cư cách xa trung tâm bản nói riêng, hiện còn rất cao. Theo kết quả thống kê năm 2017 từ các huyện, thành phố, tỷ lệ hộ nghèo người DTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay là 31,85%. Trong đó có những cộng đồng dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo rất cao như: Xinh Mun (76,13%), Khơ Mú (65,02%), La Ha (66,73%), Mông (64,83%), Kháng (53,4%), Dao (45,15%),… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều cháu trong độ tuổi đi học chưa được đến trường.

Xã hội hóa gặp nhiều khó khăn

Việc khó huy động trẻ trong độ tuổi mầm non ra lớp là một thực trạng lâu nay của ngành Giáo dục tỉnh Sơn La. Hiện nay, trên địa bản tỉnh chỉ có 2 loại hình trường mầm non là công lập và tư thục, không có trường mầm non bán công và dân lập. Nhưng ở cả 2 loại hình trường mầm non của tỉnh cũng rất thiếu và yếu về cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học.

Đối với loại hình mầm non công lập, do tỉnh hiện chưa có cơ chế, chính sách riêng đối với bậc học này nên các trường mầm non công lập chưa nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh hiện có 3.590 phòng học dành cho các lớp mầm non, trong đó chỉ có 1.975 phòng học kiên cố (chiếm tỷ lệ 55%), 941 phòng học bán kiên cố, 647 phòng học tạm.

Đáng chú ý, trong 258 trường mầm non công lập trên địa bàn thì có đến 26,8% số trường chưa có bếp ăn; 20% số trường chưa có công trình vệ sinh đạt yêu cầu; 38,8% nhóm, lớp mầm non chưa có đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định,…

Để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, trong điều kiện ngân sách đầu tư cho loại hình trường công lập hạn chế, UBND tỉnh Sơn La đã chủ trương và ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển loại hình mầm non tư thục.

Tuy nhiên, việc xã hội hóa để phát triển các trường mầm non tư thục gặp rất nhiều khó khăn. Hiện trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 11 trường mầm non tư thục. Cùng với 258 trường mầm non công lập thì toàn tỉnh Sơn La cũng chỉ có 269 cơ sở giáo dục bậc mầm non.

Việc phổ cập giáo dục mầm non là nhiệm vụ trước tiên, then chốt của ngành Giáo dục. Bởi đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Chính vì vậy, trước thực trạng hiện nay của giáo dục mầm non trên địa bàn, các cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan của tỉnh Sơn La cần quan tâm sát sao hơn nữa, có những cơ chế, chính sách thiết thực để đầu tư, hỗ trợ phát triển bậc học này.

Đặc biệt, chủ trương xã hội hóa nguồn lực để phát triển các trường mầm non tư thục là rất đúng đắn và cần thiết. Bởi vậy, tỉnh Sơn La cần xây dựng các chính sách ưu tiên hỗ trợ kịp thời. Có như vậy, mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non của tỉnh mới không quá xa vời.

Theo Báo cáo số 562/BC-SGDĐT ngày 23/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, toàn tỉnh còn đến 81,7% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 3,4% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và 0,3% trẻ 5 tuổi chưa được đến trường. Đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 24 tháng đến trường mầm non công lập mới đạt 11,9%; đến nhóm trẻ tư thục mới đạt được 5,1%...

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Văn Quan (Lạng Sơn): Linh hoạt, chủ động, sáng tạo nhằm sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - Tuấn Trình - 4 phút trước
Giai đoạn 2021-2025, theo chuẩn nghèo đa chiều, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn vẫn nằm trong danh sách là một trong 74 huyện nghèo của cả nước. Nhằm đưa kinh tế-xã hội huyện tăng trưởng, phát triển, phấn đấu đến năm 2025 huyện Văn Quan thoát khỏi tình trạng huyện nghèo, Đảng bộ, chính quyền Văn Quan đã đề ra nhiều giải pháp, lựa chọn những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong từng lĩnh vực, tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Thanh Hóa: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống của người Dao

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 7 phút trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với UBND huyện Ngọc Lặc tổ chức lớp tập huấn phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao huyện Ngọc Lặc, phục vụ phát triển du lịch.
Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Ủy ban Dân tộc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2025

Tin tức - Hoàng Quý - 9 phút trước
Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức cuộc họp của Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của UBDT năm 2025. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà - Chủ tịch Hội đồng, chủ trì cuộc họp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh vùng DTTS&MN tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Giáo dục - Hoàng Minh - 11 phút trước
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Dấu ấn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia ở Lào Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 16 phút trước
Lào Cai là tỉnh vùng cao với trên 60% dân số là đồng bào DTTS; thời gian qua nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Nhà nước, đặc biệt là các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Sinh lời an toàn, hiệu quả cùng trái phiếu BAC A BANK phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1

Kinh tế - PV - 18 phút trước
Đón đầu cơ hội khởi sắc trên thị trường trái phiếu ngân hàng đầy tiềm năng, từ ngày 27/05/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 20 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 1, với tổng giá trị chào bán 2.000 tỷ đồng.
10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

10 tỉnh tham gia các hoạt động Kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn

Thời sự - PV - 21 phút trước
Ngày 17/5, tại thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm mở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh (1959 - 2024).
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây xoài sai quả

Bạn của nhà nông - Như Ý - 23 phút trước
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta hiện nay. Đây là loại cây ăn quả dễ trồng, tuy nhiên, để cây đạt được năng suất cao đòi hỏi phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài đạt năng suất cao mời bà con tham khảo.
Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Quảng Bình: Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác

Tin tức - Khánh Ngân - 28 phút trước
Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đoàn Minh Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) cho biết, ông đã làm đơn xin thôi các chức vụ và nghỉ công tác từ ngày 14/5/2024.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 18 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.