Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Phòng, chống bạo lực gia đình khu vực miền núi, vùng DTTS

Hoàng Quý - 19:55, 14/06/2022

Chiều 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp ngày 27/5, Chính phủ đã có Tờ trình trình Quốc hội. Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở tổ vào ngày 31/5. Tổng Thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tổ.

Tại phiên họp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận các vấn đề trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội và các vấn đề khác như: Các quy định về hành vi bạo lực gia đình; những hành vi bị nghiêm cấm; tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình; báo tin và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình; biện pháp tránh tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã…

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

Một số đại biểu cho rằng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) cần: Có cơ chế đảm bảo khả thi cho các quy định trong dự thảo Luật; Quy định rõ về chủ thể, đối tượng của khái niệm “bạo lực gia đình”; Mở rộng phạm vi, nội dung mới nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc; Bổ sung hành vi bạo lực trên không gian mạng; Hoàn thiện các quy định về cơ chế, cách thức xử lý phù hợp với từng loại hành vi bạo lực gia đình; Quy định rõ hơn mối quan hệ giữa hòa giải với việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình…

Đại biểu Võ Mạnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa
Đại biểu Võ Mạnh Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa): Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Đại biểu Võ Mạnh Sơn chỉ ra rằng nhiều năm qua, bạo lực gia đình ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra phức tạp, công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. Đại biểu cũng chi rõ, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình của người dân và các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình ở khu vực này là rất cần thiết.

Đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đăk Lăk
Đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đăk Lăk

Đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk): Nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình tại vùng nông thôn, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn

Đại biểu Lưu Văn Đức cho biết, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp, gián tiếp như Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Theo đại biểu các văn bản quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi sâu vào chiều sâu, tình trạng bạo lực gia đình chưa có nhiều thay đổi, hơn thế nữa, tình trạng này đang dần trở thành hiện tượng đáng báo động của xã hội, là một vấn nạn nhức nhối, nan giải Việt Nam.

Để hoàn thiện dự án Luật, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về số liệu, thực trạng tình hình bạo lực gia đình tại Việt Nam. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định ưu tiên của Nhà nước trong phòng ngừa, giải quyết bạo lực gia đình ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở từng vùng, miền.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận phiên họp
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận phiên họp

Phát biểu kết luận phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đã làm việc tích cực, dân chủ, nghiêm túc, khẩn trương, có 21 ý kiến phát biểu, 6 ý kiến tranh luận. Bộ phận thư ký đã ghi chép, ghi âm đầy đủ, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ có báo cáo tổng hợp gửi đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cơ quan trình, cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, có báo cáo giải trình, tiếp thu để trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.
Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Mường Khương quan tâm đưa văn hóa các dân tộc vào trường học

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 21:20, 14/05/2024
Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vừa tổ chức thành công Ngày hội bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện năm 2024.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn thuốc lá điện tử

Thời sự - Minh Nhật - 21:18, 14/05/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Thanh Hóa: Nông dân miền núi vượt khó thi đua sản xuất làm giàu

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 21:16, 14/05/2024
Với sự động viên, hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương và hiệu quả thực tiễn từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều nông dân ở các xã miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tìm tòi, học hỏi, triển khai các mô hình kinh tế phù hợp, vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đồng đất quê hương...
Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Ngoại hạng Anh: Rượt đuổi kịch tính với Liverpool, Aston Villa chạm 1 tay vào tấm vé dự Champions League

Thể thao - Hoàng Minh - 21:13, 14/05/2024
Vòng 37 Ngoại hạng Anh, Aston Villa tiếp đón Liverpool trên sân nhà với mục tiêu củng cố vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Trong trận đấu này, hai đội đã có màn thể hiện tuyệt vời, với màn rượt đuổi tỷ số kịch tính.
Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Đường sắt tăng chuyến, giảm giá vé tàu giữa cao điểm Hè

Xã hội - Minh Nhật - 21:08, 14/05/2024
Nhằm phục vụ cao điểm Hè 2024, ngành Đường sắt tăng cường chạy tàu Thống nhất giữa Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, đồng thời, áp dụng nhiều chính sách giảm giá vé.
Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Xác định Chương trình MTQG phát triển văn hóa xứng tầm vai trò là “sức mạnh mềm” phát triển đất nước

Thời sự - Minh Nhật - 21:07, 14/05/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng và ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về văn hóa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia. Chương trình sau khi ban hành sẽ được bố trí nguồn lực đầy đủ, với những đầu tư trọng tâm, trọng điểm, mang tính định hướng, khơi nguồn đầu tư xã hội cho văn hóa.