Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đẩy mạnh công tác phối hợp về phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

PV - 14:16, 11/07/2019

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phối hợp về phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đồng chủ trì Hội nghị.

Công tác phối hợp Toàn cảnh Hội nghị.

Cùng tham dự Hội nghị về phía UBDT có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Phan Văn Hùng; về phía Bộ LĐTB&XH có Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Lê Quân; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, cục, vụ, thuộc UBDT, Bộ LĐTB&XH.

Hội nghị nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa Bộ LĐTB&XH và UBDT; đồng thời trao đổi, đóng góp ý kiến, hoàn thiện Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng có điều kiện ĐBKK giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc chủ trì.

Thông tin về tiến độ xây dựng Đề án, ông Bùi Văn Lịch, Vụ trưởng Vụ Chính sách UBDT cho biết: UBDT đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ biên tập; tổng hợp kết quả thực hiện chính sách dân tộc từ phía Bộ LĐTB&XH; xây dựng đề cương dự thảo Đề án; rà soát quan điểm, đường lối, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng Đề án; tổ chức 4 cuộc Hội thảo khu vực tham vấn ý kiến đại diện các địa phương thuộc vùng DTTS&MN; tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; các bộ, ban ngành trung ương; gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định....

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị.

Trao đổi và đóng góp ý kiến vào nội dung Đề án, các đại biểu Bộ LĐTB&XH đánh giá cao mục tiêu Đề án. Một số ý kiến cũng cho rằng, các chính sách thuộc Đề án cần có sự khảo sát kỹ, phù hợp với trình độ, nguyện vọng của người dân. Thời gian thực hiện Đề án trong 5 năm (2021 – 2025) là khá ngắn, UBDT nên cân nhắc việc đề xuất với Chính phủ về thời hạn thực hiện Đề án đến năm 2030 để Đề án thực sự phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đã trao đổi, đề xuất các nội dung xoay quanh quan điểm xây dựng đề án; mục tiêu Đề án; phương hướng, nhiệm vụ... của Đề án.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, vùng DTTS và miền núi vẫn là khu vực lõi nghèo và tụt hậu so với các vùng đô thị phát triển, vì vậy bên cạnh những kết quả đạt được thì cần có những bước đi đột phá để phát triển vùng DTTS&MN. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho rằng, đây là Đề án trọng tâm đột phá, do đó nội dung Đề án này và nội dung của 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia (Chương trình Nông thôn mới và Chương trình Giảm nghèo bền vững) thực hiện song song, nhưng không để trùng lặp nhau.

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và các đại biểu tham dự Hội nghị để bổ sung vào Đề án. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, ủng hộ và chia sẻ của Bộ LĐTB&XH trong quá trình xây dựng, tham mưu với Chính phủ để Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS&MN, vùng có điều kiện ĐBKK giai đoạn 2021-2025 sớm được Quốc hội phê duyệt, đi vào triển khai thực hiện.

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 3 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 3 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 3 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.