Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Dân tộc

Hoàng Quý - 19:42, 07/04/2023

Ngày 7/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phối hợp công tác năm 2023. Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà; Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr đồng chủ trì Hội nghị.

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội nghị
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội nghị

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2022, công tác tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp số 527, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban Dân tộc đã bám sát các nội dung, chương trình, nhiệm vụ đề ra; chủ động trong việc phối hợp triển khai thực hiện và đạt được những kết quả phối hợp cụ thể, thiết thực. Ban Dân tộc và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, đặc biệt là ở Trung ương đã thực hiện nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm trong Kế hoạch số 527/KHPH-MTTW-UBDT.

Công tác phối hợp theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương giữa hai cơ quan đã đạt được những kết quả thiết thực trong công tác tham gia xây dựng chính sách; tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn và tham gia kiểm tra, giám sát, khảo sát công tác dân tộc và chính sách dân tộc ở một số địa phương; việc trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đề ra các chủ trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho Người có uy tín các cấp và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, giúp họ nắm thêm những kiến thức cơ bản để tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS ở địa phương; góp phần củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước, chính quyền, địa phương; củng cố và tăng cường khối Đại đoàn kết toán dân tộc.

Trong năm 2022, Ban Thường vụ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBDT đã phối hợp thực hiện Kế hoạch số 420/KH-MTTW-BTT ngày 24/3/2022, Kế hoạch phối hợp tổ chức 10 Đoàn công tác đi thăm, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2022 tại 19 tỉnh, thành phố; phối hợp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến một số vị trong Đoàn Chủ tịch, các thành viên Hội đồng Tư vấn về Dân tộc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với chủ đề: “Chủ nghĩa dân tộc trong thế giới đương đại - Vấn đề đặt ra cho Việt Nam” để bổ sung, hoàn thiện các nội dung trong Đề án trình Ban Bí thư Trung ương Đảng; phối hợp trong công tác sơ kết, tổng kết Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ, thông qua việc đi khảo sát ở 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ về tình hình thực hiện Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ và tham gia Tổ công tác liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập…

Về công tác tuyên truyền, trong năm 2022, UBDT và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền đến đồng bào DTTS các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tích cực tham gia thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia…

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Trong năm 2022, công tác phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động thăm hỏi, gặp mặt, động viên đồng bào các dân tộc nhân các ngày lễ, tết truyền thống của các DTTS bằng hình thức phù hợp; việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn mình”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11), Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và các ngày lễ tết có tính đặc thù của đồng bào DTTS và miền núi được thực hiện thông qua việc tổ chức các Hội nghị trực tuyến công tác dân tộc ở các tỉnh, thành phố có đông đồng bào DTTS để vừa bảo đảm nội dung công tác vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả…

Về công tác phối hợp tổ chức các hoạt động và giám sát thực hiện chính sách dân tộc, hai bên đã phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tại các địa phương, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội giám sát việc thực hiện tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín. Thực hiện Kế hoạch 537/KH-MTTW-BTT ngày 22/4/2022 về giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, Ủy ban MTTQ Việt Nam 52/63 tỉnh, thành phố vùng DTTS, miền núi đã xây dựng kế hoạch giám sát Chương trình; trong đó 25/52 tỉnh, thành phố đã tổ chức giám sát Chương trình. Nội dung chủ yếu tập trung vào giám sát công tác triển khai thực hiện; giám sát việc phân bổ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác thuộc Chương trình; giám sát việc xác định phạm vi và đối tượng thụ hưởng Chương trình.

Định hướng công tác phối hợp năm 2023, UBDT và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ đẩy mạnh phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động, trao đổi, cung cấp, thông tin, vận động đồng bào vùng DTTS thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tập trung tuyên truyền nội dung Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW của BCH Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới”; Kết luận số 01 ngày 20/8/2015 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ trong công tác Dân tộc”.

Tổ chức các Hội nghị góp ý dự thảo Kế hoạch tổ chức “Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến và Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023” và xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp trong tuyên truyền, triển khai thực hiện và giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi; Phối hợp trong tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, kiểm tra, giám sát về Chương trình MTQG; một số dự án Chương trình MTQG. Phối hợp trong công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, phản ánh kịp thời những vấn đề bức thiết của đồng bào vùng DTTS và miền núi với Đảng, Nhà nước; đồng thời tổng hợp và báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại các kỳ họp của Quốc hội năm 2023 để giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh…

Bí Thư TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Bí Thư TW Đảng, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bí Thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đánh giá cao những kết quả trong công tác phối hợp năm 2022 và dự thảo Chương trình phối hợp công tác năm 2023 của hai cơ quan.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến gợi mở một số nội dung để hai cơ quan quan tâm, phối hợp, triển khai thực hiện trong thời gian tới: đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, vì mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng và công tác tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện Chương trình MTQG; tài liệu hóa, lưu trữ chương trình phối hợp giữa hai cơ quan đảm bảo minh bạch; nâng tầm công tác phối hợp của cả hệ thống chính trị…

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh rằng hai cơ quan cần rà soát lại toàn bộ chương trình phối hợp, không để bỏ sót việc để nâng tầm công tác phối hợp bảo đảm đi vào thực chất và chất lượng; phản ánh với Đảng, Nhà nước tâm tư nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân, đồng bào các DTTS để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm hướng tới giảm dần khoảng cách giữa vùng phát triển và vùng chưa phát triển.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo và kết luận Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị hai cơ quan tiếp tục đánh giá sâu sát thêm để bổ sung vào báo cáo kết quả công tác phối hợp năm 2022; đánh giá những tồn tại hạn chế còn vướng mắc để tìm cách tháo gỡ và bổ sung vào chương trình phối hợp năm 2023.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết năm 2023 là năm đặt ra rất nhiều thách thức, là năm giữa kỳ thực hiện Chương trình MTQG, việc phối hợp giữa hai cơ quan đã có những thành tựu bước đầu. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT mong muốn trong năm 2023, hai cơ quan cần phải lượng hóa công việc để đến cuối năm công việc đặt ra hoàn thành xuất sắc.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết UBDT sẽ rà soát lại các nội dung trong chương trình phối hợp để tổ chức thực hiện tốt hơn; đồng thời mong muốn Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quan tâm, phối hợp với UBDT phát huy vai trò của Ban Công tác Mặt trận, cán bộ Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tại địa phương để động viên nhân dân xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng vào việc triển khai các chính sách dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 3 giờ trước
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 7 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 7 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 8 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 10 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 10 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 11 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.