Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Day dứt Huồi Khe

PV - 16:06, 18/05/2018

Nằm cách trung tâm xã Mường Ải và huyện lỵ Kỳ Sơn (Nghệ An) hàng chục km, bản Huồi Khe được xem như vùng “ thâm sơn cùng cốc”. Đây là nơi sinh sống của 60 hộ dân đồng bào người Mông với bao khó khăn đang hiện hữu…

Trong chuyến hành trình lên vùng miền Tây Nghệ An, để đến với người Mông ở Huồi Khe, xã Mường Ải quả thật không đơn giản. Biết được ý định của tôi, anh bạn Hoàng Văn Hiếu, Trưởng phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn (có thâm niên gần 10 năm sống với bà con người Mông) nhiệt tình làm tài xế và phiên dịch đi cùng.

Mặc dù Nhà nước đã đầu tư xây dựng con đường để ô tô vào được trung tâm xã, thế nhưng để vào được Huồi Khe, phải mất hơn 3 giờ đồng hồ bằng xe máy, men theo con đường vành đai miền Tây Nghệ An qua bao nhiêu con suối, đỉnh núi từ ngã ba Lưu Kiền (huyện Tương Dương) rồi qua các xã Nậm Càn, Na Ngoi đến với bản Huồi Khe thuộc xã Mường Ải của huyện Kỳ Sơn..

Cụm bản Huồi Khe. Cụm bản Huồi Khe.

 

Trưởng bản Huồi Khe, Lầu Giống Xênh thể hiện hết lòng nhiệt tình, cởi mở đón chúng tôi nơi đoạn dốc con đường vào nhà. Nhấp vội chén trà còn bốc khói, ông Xênh nói: “Mình mới đi lên cụm bản Ải Khe, Thặm Khớp họp dân về. Cùng một bản nhưng ở cách nhau hơn 30km nên vất vả lắm”. Rồi giọng ông Lầu Giống Xênh bỗng chùng xuống khi nói về cuộc sống bà con người Mông nơi đây. Ông Xênh kể rằng: Năm 2003, cuộc sống của đồng bào nơi đây rất khó khăn do thiếu nước và đất sản xuất nên Nhà nước đã có chủ trương di dời người Mông về Huồi Khe sinh sống.

Là bản tái định cư được nhiều sự quan tâm của chính quyền nên cuộc sống bà con thời gian đầu cũng đỡ khó khăn vất vả. Thế nhưng khi các chương trình hỗ trợ bị cắt giảm, cuộc sống nghèo đói lại quay lại hiện hữu. Bây giờ nếu tính chung tất cả các cụm bản, thì Huồi Khe có khoảng 60 hộ, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 80%. Vất vả nhất là bây giờ các hộ dân ở tách biệt với nhau, đất đai khô cằn, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất...

Niềm vui người dân Huồi Khe nhận gạo hỗ trợ của Nhà nước. Niềm vui người dân Huồi Khe nhận gạo hỗ trợ của Nhà nước.

 

Theo Trưởng bản Xênh, cuộc sống thiếu đói luôn đeo đẳng cuộc sống của đồng bào, nhiều hộ gia đình thiếu lương thực quanh năm luôn cần sự hỗ trợ. “Nói thật ở nơi này nếu không có tâm thì có thầy cô hay bác sĩ nào vào đây để giúp dân”, Trưởng bản Xênh bộc bạch.

Lạc hậu, đói nghèo như bóng tối bao trùm kìm hãm sự phát triển của bản làng. Ông Xênh xót xa kể về câu chuyện mới xảy ra ngay trong gia đình mình. Đó là việc con gái của ông Xênh là Xồng Y Pái, mới vừa hơn 17 tuổi, trong ngày Tết đi ném pao đã gặp một chàng trai ở bản Thăm Hín (xã Nậm Càn). Chẳng hiểu hai đứa có phải lòng nhau hay không nhưng một ngày kia ông được thông báo Y Pái đã được chàng trai nọ bắt về làm vợ.

Tổ chức đám cưới ở nhà trai xong, vợ chồng đưa nhau về ra mắt bên ngoại. Vậy mà trưa hôm ấy, Y Pái cùng mẹ đi lấy thức ăn cho bò thì tìm đến lá ngón tự vẫn. Trước lúc mất, con gái Xênh còn để lại thư bảo rằng, lấy chồng không được như ý muốn nên chẳng thiết sống nữa.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn cố hữu, thì trong bản cũng đã xuất hiện một số mô hình làm kinh tế hiệu quả cho thu nhập như điểm sáng của bản. Theo Trưởng bản Xênh, từ những mô hình này, Bản sẽ động viên bà con học tập, chia sẻ kinh nghiệm để làm theo.

Một số mô hình chăn nuôi hiệu quả của người dân Huồi Khe. Một số mô hình chăn nuôi hiệu quả của người dân Huồi Khe.

 

Rồi ông dẫn chúng tôi đến nhà ông Xồng Nỏ Chò, một hộ được coi là giàu nhất bản “vừa nhiều trâu bò vừa có tiền để dành”. Nhà ông Nỏ Chò là ngôi nhà mới được lợp pro xi măng mới tinh bằng số tiền bán trâu, nhưng đồ đạc bên trong vẫn còn sơ sài.

Ông Xồng Nỏ Chò cho biết: “Nhà tôi bây giờ còn nuôi 17 con trâu, bò và mới thoát nghèo năm nay. Kinh tế thì cũng đủ ăn thôi, làm nhiều mà có biết buôn bán cho ai. Cả bản không có nổi một cái quán bán hàng, muốn mua gì cũng phải đi bộ xa thì có tiền cũng như không”.

Đàn trâu, bò của ông Nỏ Chò bây giờ muốn bán cũng chưa dám bán vì nhà ông còn mấy đứa con chưa lấy vợ, ông muốn để lại để sau này cho mỗi đứa một con làm vốn khi chúng lập gia đình. Nói là giàu nhưng bữa cơm trưa nhà ông cũng giống như bao gia đình người Mông ở bản nhỏ heo hút này, một rổ cơm, một tô nước lã và mấy cọng rau nấu canh ăn cho qua bữa. Sang lắm là con cá mặn được mua để dành khi nhà có khách.

Mặt trời xuống núi, chúng tôi chia tay bà con Huồi Khe, Trưởng bản Lầu Giống Xênh cầm tay vẫn quả quyết rằng: “Dù cuộc sống của bà con còn những khó khăn nhưng với sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương và nỗ lực của người dân, không lâu nữa cuộc sống đồng bào người mông ở Huồi Khe sẽ thay đổi, nghèo đói sẽ đẩy lùi”.

Dù vậy chúng tôi vẫn thấy băn khoăn day dứt…

MINH THỨ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 9 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 9 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 9 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 9 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 9 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 10 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 10 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).