Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Dân vận khéo” trong đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 10:24, 24/11/2020

Nhờ tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, hướng mạnh về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương..., thời gian qua, công tác dân vận ở tỉnh Gia Lai nói chung, trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đạt được những kết quả nhất định, có ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; kinh tế - xã hội từng bước phát triển theo hướng bền vững.

Lực lượng quân đội giúp dân làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai) di dời nhà cửa xây dựng làng nông thôn mới.
Lực lượng quân đội giúp dân làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai) di dời nhà cửa xây dựng làng nông thôn mới.

Khi già làng làm dân vận

Là những người giàu kinh nghiệm sống, có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên, các già làng luôn được người dân và cộng đồng kính trọng. Vai trò, vị trí của các già làng được khẳng định trong quá trình tham gia cùng chính quyền các cấp làm công tác dân vận với nhiều cách làm riêng, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Họ thật sự trở thành những trụ cột quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển cuộc sống mới ở các thôn, làng...

Người dân vùng biên giới xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) luôn nhắc tới già làng Ksor H’Blâm (76 tuổi) với niềm tự hào bởi bà chính là “cầu nối” giữa ý Đảng và lòng dân, giữa luật tục với luật pháp. Sau 20 năm phục vụ trong quân đội, già Ksor H’Blâm trở về làng Krông của mình, cùng với những gì học được từ những năm tháng làm cách mạng, bà đã giúp cho cuộc sống của người dân quê mình từng bước thay đổi. “Có tận mắt chứng kiến dân làng đói khổ thì mình mới có quyết tâm thuyết phục, giúp đỡ họ vượt qua cái nghèo, cái khổ. Hồi đó mình vừa làm vừa thuyết phục, biết cái gì thì truyền dạy cho người dân cái đó...” - bà H’Blâm nhớ lại. Năm 1998, bà trở thành nữ già làng đầu tiên của Tây Nguyên và ở vùng biên này. Gánh trên vai trách nhiệm cao cả, bà H’Blâm càng hăng say lao động sản xuất để làm gương cho dân làng. Không chỉ thuyết phục người dân bằng những việc làm của mình, chỉ cho họ cách trồng lúa, trồng cây công nghiệp sao cho hiệu quả, bà còn tạo điều kiện, giúp các gia đình khó khăn bằng cách cho mượn bò về nuôi, đến khi bò sinh sản, bà lấy lại bò mẹ và tiếp tục cho người khác mượn để gây dựng con giống... Cứ như vậy, nhiều gia đình đã thoát được đói, nghèo.

Cả vùng Đông Trường Sơn, ai cũng biết già làng Đinh Keo (ở làng Pyang, thị trấn Kông Chro), bởi ông nắm giữ khá nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từ cồng chiêng, tạc tượng, đan lát cho đến hát dân ca, hát kể sử thi... Chính từ lợi thế này mà ông có “bí quyết” riêng trong công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS. Ông tâm sự: “Năm 2018, tôi nghỉ công tác và được dân làng tín nhiệm bầu làm già làng. Về sinh hoạt với cộng đồng, gần gũi người dân, tôi nhận ra rằng không thể cứ theo lối tuyên truyền là đọc các văn bản, nghị quyết cho người dân nghe bởi những thông tin văn bản khô khan sẽ không thu hút được sự chú ý của mọi người, bởi thế nên cũng khó có thể truyền đạt được hết nội dung mong muốn. Phải có cách tuyên truyền gắn với thực tiễn, với đời sống tinh thần của người dân, thì họ mới dễ tiếp thu và đồng thuận”.

Theo già Keo, các dân tộc ở Tây Nguyên luôn có niềm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mình và nó đã ăn sâu vào máu thịt của đồng bào. Hiểu rõ điều này, ông vận dụng kiến thức của mình để đánh thức và khơi dậy các giá trị văn hóa vốn tiềm ẩn trong đời sống, lao động của người dân, qua đó tạo nên sự gắn kết, hòa nhập cộng đồng. Ông khẳng định: “Nếu thông báo tổ chức họp làng để phổ biến, triển khai các văn bản hoặc bàn bạc những vấn đề quan trọng, người làng hầu như sẽ không thiết tha, ít người tới tham gia bởi họ đã trải qua một ngày làm việc rất vất vả trên nương, rẫy. Thế nhưng, khi nghe tiếng cồng, tiếng chiêng nổi lên ở nhà rông đầu làng, thì ai nấy đều vui vẻ sắp xếp công việc để tụ hội về nhà rông, hòa mình vào từng tiếng cồng, nhịp chiêng. Khi tinh thần của dân làng đang phấn chấn, tiếng chiêng dần nhỏ lại là lúc tôi bắt đầu triển khai các vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng hình thức kể chuyện, tâm tình với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Vậy nên người làng thích lắm, họ lắng nghe, và nắm bắt ngay những việc tôi muốn truyền đạt”.

Luôn đổi mới và nhân rộng mô hình dân vận hiệu quả

Theo Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện được 883 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Trong đó có 532 mô hình, điển hình tập thể; 352 mô hình, điển hình cá nhân trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế; phát triển văn hóa xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; xây dựng hệ thống chính trị. Năm 2020, Gia Lai được đánh giá là tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”, mà điển hình là thành công về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào DTTS. Cho đến nay, có 84 thôn, làng được công nhận là làng DTTS xây dựng NTM.

Làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện được tỉnh Gia Lai và huyện Phú Thiện chọn làm điểm theo tinh thần Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số”. Đây là một trong bốn làng căn cứ cách mạng của huyện Phú Thiện, trước kia có hơn 100 hộ với hơn 400 khẩu mà có tới 60% số hộ nghèo bởi người dân chủ yếu sản xuất lúa rẫy và trồng mì, cho thu nhập thấp. Vì nghèo đói nên năm 1990, 12 hộ dân với gần 60 khẩu đã tự ý di dời lên định cư trên núi Cheng Leng thuộc địa phận xã H’bông, huyện Chư Sê với hy vọng tìm kiếm cuộc sống mới. Nhưng ở đó, cái đói nghèo vẫn đeo đẳng, họ sống cuộc sống biệt lập, ốm đau không được chữa bệnh, trẻ em không được học hành,... Đó là câu chuyện trước kia. Sau khi cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là công tác dân vận được triển khai bằng hình thức phù hợp, hiệu quả, những chính sách thiết thực đi vào thực tiễn đã giúp cuộc sống dân làng từng bước đổi thay. Năm 2020, làng Hek được công nhận là làng đạt chuẩn NTM. Bây giờ, làng đã được sắp xếp, quy hoạch lại bài bản, 11 trục đường bê-tông chia làng thành tám ô bàn cờ, lấy nhà rông làm khu trung tâm; mỗi hộ dân được cấp 600m2 đất để làm nhà, chung quanh rào ngăn nắp bằng lưới và trụ bê-tông có cổng, ngõ; gia súc được nuôi nhốt, không thả rông, người dân được dùng điện, sử dụng nước sạch...

Nguyên Bí thư Huyện ủy Phú Thiện Đỗ Ngọc Thành cho biết: Từ thành công của làng Hek, chúng tôi rút ra được nhiều bài học bổ ích cho công tác dân vận; nhất là dân vận ở vùng đồng bào DTTS. Đó là phải xuất phát từ thực tiễn phong phú, từng bước giúp người dân tìm lại giá trị của cuộc sống cộng đồng, nương tựa vào nhau, giúp nhau vươn lên. Nhớ những ngày đầu đi vận động người dân làng Hek, vấn đề khó nhất là làm sao thuyết phục được 12 hộ dân ở trên núi Cheng Leng trở lại làng, hòa nhập với cộng đồng. Bấy giờ, song song với việc tiến hành quy hoạch làng Hek thì sự giúp sức của các già làng, người có uy tín rất có ý nghĩa. Họ đến từng nhà tâm tình, vận động người dân. Cùng đó, chính quyền phân công cụ thể từng tổ chức, đoàn thể theo dõi, giúp đỡ người dân tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc...; trong đó, quan trọng nhất là tổ chức ngay việc đưa tất cả trẻ em được đến trường, bố trí ăn ở nội trú, đưa bác sĩ lên khám, chữa bệnh, phát thuốc... Sau đó, chúng tôi tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao... giữa các hộ dân nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa, tình cảm cộng đồng. Nhờ vậy, chỉ sau thời gian ngắn, người dân đã ổn định tư tưởng, bắt đầu cuộc sống mới.

Đồng chí Võ Thanh Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Gia Lai cho biết: “Gần dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận là bí quyết được các tổ dân vận trên địa bàn tỉnh đúc kết từ thực tiễn. Thời gian tới, việc lãnh đạo, chỉ đạo phong trào “Dân vận khéo” ở vùng đồng bào DTTS tiếp tục được quan tâm tiến hành thường xuyên, tăng tính cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương, đồng thời không ngừng đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, coi trọng tính thiết thực, hiệu quả, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Ưu tiên tập trung giải quyết những việc khó, những việc mới nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt chú trọng, đề cao và phát huy tốt vai trò của già làng, người có uy tín nhằm tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất, tổ chức cuộc sống gia đình, tiến tới xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, phát triển NTM bền vững./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Tin nổi bật trang chủ
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 8 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 9 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Đắk Nông: Người dân gửi thư cảm ơn Công an giải cứu bé gái bị lừa “việc nhẹ lương cao”

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 9 giờ trước
Ngày 16/5, Công an Tp. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa nhận được thư cảm ơn của chị H’Riêu Byă, dân tộc Ê Đê, ở Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vì đã kịp thời giải cứu và đưa em gái của chị về với gia đình an toàn khi bị kẻ xấu dụ dỗ lừa đảo với chiêu trò "việc nhẹ lương cao".
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 9 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.