Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đầm Hà (Quảng Ninh): Nhiều mô hình giảm nghèo đang được nhân rộng trong vùng DTTS

Mỹ Dung - 16:50, 10/12/2023

Huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) ở vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt, việc tạo điều kiện phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trong vùng đồng bào DTTS, đang góp phần ổn định cuộc sống, giảm tỉ lệ hộ nghèo cho người dân trên địa bàn.

HTX nông nghiệp Tuyền Hiền đã liên kết với hơn 100 hộ chăn nuôi gà ở địa phương theo hướng sản xuất tập trung, giúp nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu
HTX nông nghiệp Tuyền Hiền đã liên kết với hơn 100 hộ chăn nuôi gà ở địa phương theo hướng sản xuất tập trung, giúp nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu

Hình thành các hợp tác xã kiểu mẫu

Là một huyện miền núi phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Đầm Hà có 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó tỷ lệ đồng bào các DTTS chiếm 30,96%. Trong những năm qua, đồng bào DTTS trong huyện đã nhận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, yên tâm định cư, tổ chức sản xuất hiệu quả, chủ động xây dựng mô hình kinh tế phù hợp...

Nhiều mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi, đã giúp đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. HTX Tuyền Hiền phục tráng và nhân giống thành công gà bản Đầm Hà là một trong những HTX kiểu mẫu tiêu biểu trên địa bàn huyện. Anh Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX cho biết: “Gà bản Đầm Hà được bà con dân tộc Hoa nuôi giữ giống từ nhiều đời, là sản vật nổi tiếng của địa phương. Để có được gà giống bố mẹ, tôi phải lặn lội lên tận các xã vùng cao như Quảng Lâm, Quảng An của huyện Đầm Hà, thậm chí vào tận các bản của bà con đồng bào DTTS để thu gom”.

Trung bình mỗi năm, HTX Tuyền Hiền cung cấp ra thị trường khoảng 200.000 - 250.000 con gà bản Đầm Hà giống. Gà bản Đầm Hà đã được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 4 sao của địa phương. Tháng 6/2019, sản phẩm Gà bản Đầm Hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

 Hiện, HTX đang sản xuất 3 loại gà giống là gà hoa mơ, gà râu và gà mũ. Đây đều là các giống gà đặc sản. Không chỉ cung cấp gà giống trong huyện, HTX đã mở rộng thị trường sang các địa phương khác như Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ... HTX đã liên kết với hơn 100 hộ chăn nuôi gà ở địa phương theo hướng sản xuất tập trung, giúp nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Lê Bình Phượng cho biết: “Anh Nguyễn Văn Tuyền, Giám đốc HTX nông nghiệp Tuyền Hiền là tấm gương vượt khó làm giàu điển hình của địa phương. Anh đã góp phần gìn giữ, bảo tồn giống gà bản địa, phát huy tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, đưa sản phẩm gà bản Đầm Hà vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh”.

Ngoài ra, mô hình trồng dưa lưới áp dụng khoa học kỹ thuật của HTX Nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt, là một trong những mô hình KTTT tiêu biểu của huyện Đầm Hà. Đầu năm 2019, anh Trương Thế Đô, thôn Làng Y, xã Đại Bình đã đầu tư khu nhà màng với diện tích trên 1.000m2 trồng dưa lưới, sau khoảng 3 tháng dưa cho thu hoạch với trọng lượng khoảng 1,5kg/quả. Mô hình thành công đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

“Với mong muốn mở rộng quy mô phát triển kinh doanh đầu tư, tạo chuỗi liên kết sản phẩm, dần hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, tháng 9/2021 tôi đã cùng 6 hộ nông dân trong vùng thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt. Đến nay, HTX ngày càng được mở rộng về quy mô và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh”, anh Đô chia sẻ thêm.

Hiện HTX có gần 4ha diện tích đầu tư sản xuất nông nghiệp, trong đó đã xây dựng 4 nhà màng, với diện tích 7.000m2. Các sản phẩm nông nghiệp đang trồng là dưa lưới, dưa baby, cà chua... theo công nghệ Israel, cung cấp chủ yếu cho thị trường trong tỉnh và các địa phương lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương...

Bắt nhập nền kinh tế thị trường, anh Đô còn đẩy mạnh tiếp cận thương mại điện tử. Phần lớn sản phẩm dưa lưới của HTX Nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt đều xuất bán online, vừa thuận tiện cho khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời quảng bá thương hiệu, hình ảnh quả dưa lưới của HTX. Nhờ sự phát triển của HTX cũng tạo điều kiện cho nhiều lao động trên địa bàn.

Công nhân HTX Nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt chăm sóc cây dưa trồng trong nhà lưới
Công nhân HTX Nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt chăm sóc cây dưa trồng trong nhà lưới

Cho đến nay, trên địa bàn huyện Đầm Hà đang có hàng chục HTX nông nghiệp phát triển từ những mô hình nông nghiệp nhỏ lẻ. Những HTX này đã và đang là hạt nhân, thúc đẩy phong trào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giàu hàm lượng khoa học trên địa bàn huyện.

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm rõ rệt

Trong vài năm trở lại đây, huyện Đầm Hà đã tập trung đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông kết nối, cấp nước, cấp điện nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; nâng cấp cơ sở vật chất trường học, trạm y tế...Đặc biệt, huyện đã triển khai giới thiệu, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả; nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, giúp các hộ chủ động vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Ông Tằng Tắng Sày, dân tộc Dao, Người có uy tín bản Tài Lý Sáy, xã Quảng Lâm cho biết: “Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, chúng tôi đã vận động bà con tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương. Chẳng thế mà vài năm nay, đời sống của bà con dần thoát khỏi khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng”.

Nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Đầm Hà đã giảm rõ rệt. Nếu như đầu năm 2016 huyện Đầm Hà có 1.445 hộ nghèo thì đến hết năm 2022, toàn huyện chỉ còn 18 hộ nghèo. Tính tới thời điểm cuối tháng 9/2023, thu nhập bình quân của người dân Đầm Hà đạt khoảng 80 triệu đồng/người, toàn huyện đã cơ bản không còn hộ nghèo.

Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư của huyện Đầm Hà đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Huyện cũng chủ động thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án, hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý, các chính sách an sinh xã hội...

Lãnh đạo huyện Đầm Hà tham quan mô hình cà chua nhà màng của HTX Nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt
Lãnh đạo huyện Đầm Hà tham quan mô hình cà chua nhà màng của HTX Nông nghiệp hữu cơ Thành Đạt

Thời gian tới, huyện Đầm Hà tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng ở các địa bàn khó khăn; hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trong các hộ nghèo là đồng bào DTTS ở các xã, thôn, bản khó khăn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - PV - 2 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 20:11, 01/05/2024
Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 16:37, 01/05/2024
Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra vào chiều 2/5

Thời sự - PV - 14:42, 01/05/2024
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.