Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đảm bảo chất lượng dạy và học ở Mường Khương - Hiệu quả từ công tác tuyên truyền, vận động

Trọng Bảo - 10:26, 12/11/2023

Trong 2 năm học vừa qua, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 09 với những chính sách đặc thù để hỗ trợ cho học sinh tại các xã khu vực I theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ. Bước vào năm học mới 2023 - 2024, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09 đã kết thúc, tuy nhiên nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học, duy trì tỷ lệ chuyên cần khi nguồn hỗ trợ không còn..., các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Mường Khương đã và đang triển khai linh hoạt nhiều giải pháp

Tỷ lệ chuyên cần những ngày đầu năm học của các trường trên địa bàn huyện Mường Khương đạt trên 90%
Tỷ lệ chuyên cần những ngày đầu năm học của các trường trên địa bàn huyện Mường Khương đạt trên 90%

Những tháng qua, bữa ăn bán trú của học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS xã Thanh Bình, huyện Mường Khương vẫn được duy trì, toàn bộ học sinh đăng kí ở lại trường đều được hưởng chế độ. Dù chế độ hỗ trợ của Nhà nước không còn, nhưng năm học này, nhà trường vẫn bảo đảm được hoạt động bán trú cho 115 em học sinh ở 4 thôn xa nhất của xã.

“Dù khó khăn đến mấy chúng tôi cũng sẽ cố gắng lo cho các con bữa ăn hàng ngày để các con yên tâm học tập”, cô Phạm Thị Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Thanh Bình chia sẻ.

Tại Trường Tiểu học xã Lùng Vai, năm học 2023-2024, có trên 20 học sinh ăn ở bán trú, các em đều là con em đồng bào DTTS nhà ở các thôn bản cách xa trung tâm xã. Cô giáo Trần Thanh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: xã Lùng Vai về đích Nông thôn mới năm 2016, theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ thì Lùng Vai là xã vùng I; đồng nghĩa với việc các chế độ đối với học sinh bán trú không còn. 

Hai năm qua, với Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh Lào Cai các chế độ của học sinh bán trú vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, năm học 2023-2024 Nghị quyết 09 hết hiệu lực, để duy trì chế độ với học sinh bán trú, nhà trường đã có nhiều giải pháp để duy trì ba bữa ăn cho các em học sinh.

Để có gạo phục vụ bữa ăn bán trú, Trường Tiểu học Lùng Vai đã có nhiều cách làm linh hoạt
Để có gạo phục vụ bữa ăn bán trú, Trường Tiểu học Lùng Vai đã triển khai nhiều cách làm linh hoạt

“Chúng tôi đã tham mưu với UBND xã gửi thư ngỏ đến các xã vẫn đang còn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, với mong muốn sẻ chia một phần lương thực cho các con. Cùng với đó, chúng tôi tích cực đi vận động các nhà hảo tâm, các chùa trên địa bàn tỉnh xin sự hỗ trợ. Hiện nhà trường cũng được dự án của Trung ương đoàn và Trung tâm tình nguyện Quốc gia hỗ trợ cho các con kinh phí hai bữa ăn/ngày với 8500 đồng/bữa. Hội đồng nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp, cũng tăng cường tuyền truyền, vận động cha mẹ học sinh, đóng góp một phần kinh phí để chi trả tiền chất đốt, nước uống”, cô Bình cho biết thêm.

Khi Nghị quyết 09 của HĐND tỉnh Lào Cai hết hiệu lực, tại huyện Mường Khương, học sinh 5 xã nông thôn mới gồm: Bản Lầu, Bản Sen, Lùng Vai, Thanh Bình và Pha Long không còn được hưởng hỗ trợ trong năm học này. Tuy nhiên, qua kiểm tra đầu năm, tỷ lệ chuyên cần của các nhà trường vẫn luôn trên 90%.

Không có nhân viên, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Lùng Vai thay phiên nhau nấu ăn cho các em học sinh bán trú
Không có nhân viên, các thầy cô giáo Trường Tiểu học Lùng Vai thay phiên nhau nấu ăn cho các em học sinh bán trú

Ông Hoàng Trường Minh, Quyền Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết: Những khó khăn phát sinh khi chế độ hỗ trợ học sinh bán trú không còn đã được cấp ủy, chính quyền và ngành Giáo dục huyện lường trước. Việc đầu tiên mà huyện triển khai ngay trong những ngày chuẩn bị bước vào năm học mới, đó là tuyên truyền đến cha mẹ học sinh hiểu và chuẩn bị tâm thế, có sự quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình.

 Cùng với đó, huyện cũng kêu gọi sự san sẻ của các trường, giữa trường đang được thụ hưởng chế độ với các trường hết chế độ. Đẩy mạnh phong trào “Bạn giúp bạn đến trường", vận động xã hội hóa công tác giáo dục từ các chương trình như: Chương trình nuôi em, chương trình cơm có thịt…

“Về lâu dài, tôi cho rằng cốt lõi vẫn là, sự vào cuộc của phụ huynh học sinh; có như vậy thì mới giải quyết khó khăn này một cách triệt để. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn và đề nghị Trung ương cần xem xét đối với các xã biên giới, vùng cao trên địa bàn huyện Mường Khương thì các chế độ, chính sách dành cho y tế và giáo dục thì không nên thay đổi, góp phần an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn”, ông Hoàng Trường Minh nêu ý kiến.

Chủ động thích ứng với thay đổi để tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp, các mô hình như: Lương thực cho em, Tủ sách vùng cao; mô hình trường bán trú dân nuôi đã và đang được ngành Giáo dục, các nhà trường trong toàn tỉnh Lào Cai khởi động, tái khởi động  ngay từ năm học này, với mong muốn bảo đảm điều kiện ăn ở, học tập với tất cả học sinh bán trú.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 6 phút trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 13 phút trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 15 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
Việc làm và

Việc làm và "lỗ hổng" về an toàn lao động đối với đồng bào DTTS !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 17 phút trước
Hiện lao động người DTTS có xu hướng dịch chuyển đến các vùng trọng điểm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất và các làng nghề ven đô thị lớn để làm việc. Tuy nhiên, việc làm của lao động (LĐ) người DTTS vẫn chủ yếu là công việc giản đơn; phần lớn LĐ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Vì vậy, rủi ro luôn thường trực đối với LĐ người DTTS.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 21 phút trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 28 phút trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 43 phút trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 48 phút trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.