Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đa dạng phương thức tuyển sinh, trò vùng khó lo hẹp cửa vào đại học

PV - 17:35, 27/03/2023

Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.

Học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Ảnh minh họa)

Năm học này, cả Trường THPT Na Hang (huyện Na Hang, một trong những huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Tuyên Quang) chỉ có duy nhất 1 học sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực. Khoảng cách địa lý và điều kiện kinh tế khiến cho hầu hết học sinh không thể tiếp cận các kỳ thi riêng.

Trong khi nhiều trường đại học, nhất là các trường tốp đầu, đang có xu hướng giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp, thì đây lại là phương thức xét tuyển chính của học trò vùng khó.

“Ngày càng nhiều trường sử dụng kết quả thi riêng, nên việc khó tham dự các kỳ thi này là thiệt thòi của học trò miền núi. Rào cản thứ nhất là có thể là các em chưa tự tin khi về Thủ đô dự thi với các bạn trên toàn quốc, thứ hai là điều kiện gia đình, đi lại khó khăn”, thầy Đỗ Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Na Hang chia sẻ.

Khó tiếp cận các kỳ thi

Trần Huyền My, học sinh Trường THPT Na Hang cho hay để di chuyển từ một huyện nghèo miền núi đến trung tâm các thành phố lớn dự thi đánh giá năng lực là một thách thức với em cũng như các bạn, do xa xôi và tốn kém.

Có lực học tốt và đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh, Nguyễn Xuân Trường (học sinh lớp 12C1, Trường THPT Chiêm Hóa) mong muốn “đầu quân” cho Đại học Ngoại thương. Em dự định xét tuyển theo 3 phương thức: Theo điểm thi tốt nghiệp THPT, sử dụng chứng chỉ quốc tế IELTS, theo phương thức ưu tiên xét tuyển đối với học sinh giỏi giải cấp tỉnh.

Hiện Trường đang tập trung ôn thi tốt nghiệp theo các lớp do trường tổ chức. Riêng với kỳ thi IELTS, Trường phải tự tìm tài liệu, tự học qua các khóa học Online. “Các trung tâm luyện thi đều ở các thành phố và đây là một cản trở lơn đối với em khi phải di chuyển từ một thị trấn ở miền núi”, Trường chia sẻ.

Trường cho hay, do tự học trong khi tài nguyên trên mạng rất rộng, nên đôi lúc em cũng không xác định được mình cần những tài liệu gì để hỗ trợ phù hơp cho việc học của mình.

Khoảng cách địa lý quá xa và hạn chế nguồn tài nguyên học liệu cũng là lý do mà Trường và hầu hết các bạn học cùng trường của mình không thể dự thi các kỳ thi đánh giá năng lực, khi các kỳ thi này đều được tổ chức ở các thành phố lớn. “Việc dự các kỳ thi này là không hề dễ dàng”, Trường chia sẻ.

Vì thế, theo Trường, việc các đại học giảm chỉ tiêu ở phương thức xét tốt nghiệp đồng nghĩa với việc giảm cơ hội cho học sinh vùng núi như em, đặc biệt là trong mùa thi năm 2023, khi lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cách cộng điểm ưu tiên mới: Điểm thi càng cao, điểm cộng càng giảm.

“Việc cạnh tranh giữa học sinh miền núi và vùng đồng bằng sẽ lớn hơn và học sinh miền núi vốn ít cơ hội sẽ càng có ít cơ hội hơn trong việc đậu vào trường đại học mà mình mong muốn”, Trường nói.

Giống như Trường, Nguyễn Mai Chi, cô bạn cùng trường với em cũng đang ngày đêm nỗ lực ôn thi tốt nghiệp để chinh phục ước mơ bước chân vào ngành Sư phạm bằng điểm kỳ thi này, dù Đại học Sư phạm Hà Nội có tổ chức kỳ thi riêng.

Hẹp cửa vào đại học?

Theo công bố của các trường đại học có tổ chức các kỳ thi riêng, địa điểm tổ chức thi khá hạn chế. Kỳ thi riêng của Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ tổ chức ở 2 địa điểm, là Hà Nội và Quy Nhơn. Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội có phạm vi “phủ sóng” rộng hơn, nhưng hầu hết chỉ tập trung ở khu vực đồng bằng. Các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ có duy nhất 1 điểm thi tại Đại học Thái Nguyên.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức - Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội thừa nhận việc tổ chức điểm thi hạn chế sẽ khiến cho các thí sinh vùng khó ít cơ hội tiếp cận hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, do bên cạnh kỳ thi riêng, các trường vẫn sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển, nên việc tổ chức điểm thi hạn chế không vi phạm quy chế tuyển sinh đại học. Những thí sinh không dự các kỳ thi riêng này vẫn có thể xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc xét theo học bạ, là phương thức vẫn được hầu hết các trường sử dụng.

Tuy nhiên, theo Ts. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT, việc ít cơ hội tham gia các phương thức xét tuyển hơn đồng nghĩa với việc cơ hội đỗ của các em cũng ít hơn.

Cơ hội này càng hẹp hơn nữa khi chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp ngày càng giảm, đặc biệt là ở các trường có tính cạnh tranh cao. Năm nay, Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ dành 25% chỉ tiêu cho phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT. Đại học Thương mại cũng công bố giảm 10%.

“Thêm phương thức đồng nghĩa với cơ hội đậu đại học các em giảm đi. Đây cũng là điều chúng tôi rất trăn trở và tới đây trường sẽ phải tính toán lại phương thức ôn tập cho các em để có hiệu quả cao hơn nữa”, thầy Lâm Bình Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Chiêm Hóa chia sẻ.

Thầy lo điều chỉnh phương thức ôn tập, còn các trò cũng nỗ lực gấp đôi để giành tấm vé vào đại học. “Khi biết các trường tăng chỉ tiêu ở các kỳ thi riêng em cũng khá lo lắng và cảm thấy áp lực. Nhưng em cũng tự động viên bản thân và biến áp lực đó thành động lực để mình cố gắng học tốt đều các môn để có học bạ đẹp và nỗ lực ở kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới”, Nguyễn Mai Chi, học sinh Trường THPT Chiêm Hóa nói./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 6 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.