Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023

Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.

Trước đây, một bộ phận đồng bào ở địa bàn hai huyện giáp ranh Đồng Xuân (Phú Yên) và Vân Canh (Bình Định) còn nhiều băn khoăn, lo lắng trước tình trạng xâm canh, xâm cư trên đất trồng rừng sản xuất giữa các xã chưa được giải quyết triệt để. Một số đối tượng lợi dụng địa bàn miền núi, sự nhẹ dạ của đồng bào DTTS, lén lút, móc nối truyền đạo trái pháp luật, có nguy cơ gây chia rẽ khối Đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Trước thực trạng trên, Ban Dân vận Tỉnh ủy Phú Yên và Bình Định đã xây dựng và ký kết chương trình phối hợp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận, dân tộc và tôn giáo. Đặc biệt, các ban đã xây dựng và phát huy vai trò, ảnh hưởng của già làng, trưởng thôn, buôn và Người có uy tín để thực hiện công tác dân vận.

Các huyện miền núi Phú Yên luôn quan tâm phát huy vai trò của già làng, Người có uy tín trong công tác dân vận
Các huyện miền núi Phú Yên luôn quan tâm phát huy vai trò của già làng, Người có uy tín trong công tác dân vận

Ông Mang Giác (SN 1965), người dân tộc Chăm Hroi, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Soi Nga, xã Xuân Lãnh (Đồng Xuân) chia sẻ: Để bà con nghe theo, tôi đến từng nhà tìm hiểu gia cảnh, rồi đưa ra hướng giúp đỡ trường hợp thật sự khó khăn; tuyên truyền vận động đồng bào từ bỏ tập tục lạc hậu mê tín dị đoan; giải quyết các mâu thuẫn kịp thời của người dân ở làng, không để kẻ giấu dụ dỗ, xúi giục đi theo tà đạo…

Còn già làng Lơ Mô Tư, người dân tộc Ba Na, ở xã Phú Mỡ (Đồng Xuân), cũng là người có nhiều đóng góp trong công tác dân vận. Tuy không còn nhanh nhẹn, nhưng mỗi khi lên rẫy, ông thường xuyên đến đỉnh dốc Ruộng - nơi gắn bó với hoạt động cách mạng của mình năm xưa, cùng con cháu và đồng bào trò chuyện, ôn lại những chiến tích hào hùng của dân tộc trong những ngày chiến đấu gian khổ; hướng dẫn cách làm kinh tế trên mảnh đất quê mình.

Trong cuộc sống hàng ngày, ông luôn căn dặn bà con trong buôn làng, các thế hệ trẻ chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bảo tồn các bản sắn văn hóa dân tộc; nỗ lực học tập vươn lên trong cuộc sống.

Theo ông Phạm Minh Hạnh - Phó Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Đồng Xuân, thời gian qua, huyện thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo. Kết quả nổi bật trong công tác dân vận của hai huyện giáp ranh, đó là xây dựng được một cây cầu cho đồng bào DTTS làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh đi lại.

"Bà con của làng này đi lại, học sinh đi học… trên phần đất của xã Đa Lộc, vì vậy xã này đã vận động đồng bào DTTS của xã hiến 5.000 m2 đất để làm cầu và đường đi”, ông Hạnh cho hay.

Cây cầu ở làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định) được xây dựng là thành quả của công tác dân vận của hai huyện giáp ranh
Cây cầu ở làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định) được xây dựng là thành quả của công tác dân vận của hai huyện giáp ranh

Không riêng gì Đồng Xuân, để làm tốt công tác dân vận vùng đồng bào DTTS, đội ngũ làm công tác dân vận các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa cũng dành nhiều thời gian xuống địa bàn để đẩy mạnh tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bằng cách gần dân, sát dân trong công tác tuyên truyền, giúp người dân hiểu nên bà con tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động do các cấp phát động.

Điển hình như người dân rất đồng tình về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và sẵn sàng hiến đất, đóng góp vật chất, ngày công để làm đường, làm nhà văn hóa thôn, buôn. Các phong tục tập quán lạc hậu, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS dần được đẩy lùi...

Bà Đinh Thị Thu Thanh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chia sẻ: Nhằm nâng cao hơn nữa công tác dân vận nói chung và công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS nói riêng, các cấp ủy, tổ chức đảng đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo. 

Công tác dân vận tiếp tục hướng về cơ sở, nắm chắc tình hình Nhân dân, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân. Đặc biệt là các địa phương sẽ phải tăng cường phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác dân vận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.