Ông Lục Văn Bảy 67 tuổi, dân tộc Sán Dìu, nguyên là lãnh đạo xã nghỉ hưu. Nay với vai trò của Người có uy tín thôn Ninh Phú, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), ông luôn đi đầu trong mọi phong trào của địa phương, tâm huyết gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc.
Sáng ngày 29/9, UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã tổ chức gặp mặt 72 Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây là hoạt động thường xuyên của cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng từ phía Người có uy tín, đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại cơ sở.
Là Trưởng buôn lâu năm, ông A Nít (hay còn gọi là gọi là Ama Nêm) ở buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) đã nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ hủ tục, không tham gia sinh hoạt đạo trái phép, đồng thời gương mẫu trong bảo tồn và phát huy những phong tục tốt đẹp, xây dựng buôn làng đầm ấm.
Tối 23/9, tại TP Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức giao lưu cùng Già làng, Trưởng bản tiêu biểu các dân tộc vùng biên giới - lịch sử cách mạng các tỉnh phía Bắc. Về phía Ủy Ban Dân tộc có đồng chí Y Thông – Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm tham dự.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín ở xã Chư Pơng, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã có vai trò hết sức to lớn trong công tác vận động, tuyên truyền người dân ở địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và giữ vững an ninh trật tự (ANTT). Họ không chỉ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương mà còn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước.
Ba năm là Người có uy tín, 5 năm làm Trưởng bản Khuổi Vùa, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), anh Triệu Đức Ngân (SN 1974) đã có nhiều đóng góp cho các phong trào địa phương. Xây cầu, làm đường, làm cán bộ y tế thôn bản, việc nào anh cũng tham gia tích cực và hoàn thành với trách nhiệm cao nhất.
Từng là bộ đội, tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế tại nước bạn Campuchia, trở về quê hương đảm nhận nhiều cương vị khác nhau, ông Bằng Văn Ngọc, dân tộc Sán Dìu, ở thôn Quang Minh, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hiện là Người có uy tín, ông luôn đi đầu trong mọi phong trào của thôn, xã và là “cầu nối” giữa chính quyền với người dân.
Ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ông Hồ Khiên không chỉ là một Chi Hội trưởng Nông dân năng động, ông còn là Người có uy tín gương mẫu ở bản Dộ - Tà Vờng.
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.329 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Sống trong cộng đồng, họ là những người luôn tâm huyết, tiên phong trong các hoạt động xã hội; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Người có uy tín luôn gần gũi chia sẻ, giúp đỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chính vì thế, người dân luôn tin tưởng, nghe theo Người có uy tín.
Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 2.485 Người có uy tín đã và đang có nhiều đóng góp vào các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Họ được ví như “cây đại thụ” trên rẻo cao, tỏa bóng mát bình yên cho bà con các DTTS.
Tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đồng bào Co ở xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) xem ông Hồ Trường Sinh như người “truyền lửa” cuộc sống. Bằng kinh nghiệm cá nhân, ông đã vận động và trực tiếp hỗ trợ, giúp đồng bào có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Y Xuyên, sinh năm 1952, dân tộc Mnông, ở bon (buôn) Ja Ráh, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô (Đăk Nông). Ông là một trí thức uy tín, được người dân nể trọng, bầu làm già làng nhiều năm nay.
Huyện Chư Păh (Gia Lai) có hơn 50% là người DTTS. Toàn huyện hiện có 73 Người có uy tín. Những năm qua, Người có uy tín ở huyện đã có rất nhiều đóng góp trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM). Đồng thời truyền tải các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến các thôn, làng đồng bào DTTS.
Ngày 30/7, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa năm 2020. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông cùng lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa dự và chỉ đạo Hội nghị. Tại Hội nghị, 92 đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong cộng đồng DTTS ở Khánh Hòa đã được biểu dương. Cũng tại Hội nghị, nhiều kinh nghiệm quý đã được chia sẻ và khẳng định Người có uy tín chính là trụ cột trong phát triển của các khu dân cư.
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, già Đinh Yek (SN 1933) giữ nhiều chức vụ quan trọng ở xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang (Gia Lai). Năm 2010, ông về hưu và được dân làng tin yêu bầu làm già làng, Người có uy tín của làng Ktu. Ông cũng là người có vai trò rất lớn trong việc thay đổi nếp nghĩ cách làm, vận động người dân chung sức xây dựng NTM.
Ngày 14/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi, nhân dịp Đoàn có chuyến thăm quan, học tập tại Hà Nội. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì buổi gặp mặt.
Toàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 92 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, các già làng, Người có uy tín luôn phát huy vai trò là hạt nhân trong việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng các mô hình bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), nhờ đó, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng lên.
Nhiều năm qua, đội ngũ những Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận đã phát huy tốt vai trò của mình trong phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện các phong trào thi đua cũng như giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
Chứng kiến những mất mát do chiến tranh mang lại, ông Rơ Mah Chuyn (SN 1954, ở làng Xung O, xã Ia O, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã sớm giác ngộ cách mạng. Sau nhiều năm chinh chiến, ông về lại địa phương và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Với uy tín của mình, năm 2014, ông được người dân làng Xung O bầu làm già làng, Người có uy tín. Nhiều năm qua, ông từng bước dẫn dắt dân làng đi lên, nhờ vậy đời sống người dân ngày càng khởi sắc.
Am hiểu phong tục, tập quán, nắm được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, những Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Cà Mau đang được xem như cầu nối, giữa chính quyền với Nhân dân, góp phần quan trọng để giữ vững ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt là dẫn dắt, hướng dẫn đồng bào trong công tác giảm nghèo.