Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu

Như Ý - 19:06, 19/09/2023

Cây trâm bầu còn có tên gọi khác là săng kê, chưng bầu, chưn bầu, tim bầu, song re. Trong dân gian cây trâm bầu được xem là vị thuốc quý giúp nhuận gan, lợi tiểu và điều trị giun đũa, giun kim, sán, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Lá, rễ và hạt của cây trâm bầu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Dưới đây là công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu mời các bạn tham khảo.

Trong dân gian cây trâm bầu được xem là vị thuốc quý giúp nhuận gan, lợi tiểu và điều trị giun đũa, giun kim, sán, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Trong dân gian cây trâm bầu được xem là vị thuốc quý giúp nhuận gan, lợi tiểu và điều trị giun đũa, giun kim, sán, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Đặc điểm của cây trâm bầu

Trâm bầu là một loại cây mọc hoang phổ biến ở miền Nam nước ta, đặc biệt là các con kênh ven miền Tây. Đây là một loại cây có sức sống dẻo dai và phát triển rất nhanh. Hiện nay cũng có nhiều nơi đã trồng trâm bầu làm dược liệu.

Cây trâm bầu là loại cây thân gỗ nhỏ với chiều cao từ 2 – 10m hoặc có thể lên đến 12m. Thân cây phân thành nhiều cành ngắn, khi cành rụng hết lá nhìn giống như gai nhọn, cành non có hình 4 cạnh và mép cạnh có rìa mỏng.

Lá trâm bầu mọc đối nhau, cuống lá ngắn, lá có hình trứng dài, chóp lá tù hoặc hơi nhọn và có gốc thuôn. Trên hai mặt lá đều có lông, mặt trên lá có lông nhiều hơn mặt dưới, chiều dài lá khoảng 1 – 7.5cm, chiều rộng khoảng 1.5 – 4cm hoặc to hơn.

Hoa trâm bầu gồm nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, thường mọc ở đầu cành hoặc ở nách lá.

Quả trâm bầu lớn có 4 cánh mỏng, có chứa một hạt hình thoi và có rìa. Cây trâm bầu thường ra hoa và quả vào tháng 9 – 11 hàng năm.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu 1

Công dụng chữa bệnh từ cây trâm bầu

Người ta thường sử dụng lá, quả, hạt và rễ của cây trâm bầu để làm thuốc chữa bệnh. Các bộ phận của cây có công dụng chữa bệnh khác nhau như:

Phần hạt và rễ trâm bầu được dùng làm thuốc tẩy giun kim, giun đũa.

Phần lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.

Nước sắc từ hạt trâm bầu được sử dụng trên sán lợn, giun đất.

Lá trâm bầu phơi khô, sử dụng kết hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan.

Rễ trâm bầu được dùng để chữa vết thương và lá được dùng làm thuốc cầm tiêu chảy, giúp giảm đau.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu 2

Bên cạnh đó cây trâm bầu còn có công dụng chữa bệnh cụ thể như:

Tốt cho tim mạch: Các nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy tác dụng giúp giảm mỡ máu nên tốt cho huyết áp và tim mạch. Polyphenol, axit gallic là những hoạt chất có tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có tác dụng trợ tim.

Công dụng lợi tiểu: Nước sắc từ lá trâm bầu cũng có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua được tiểu tiện. Tác dụng này được kéo dài trong những giờ sau, giúp cho cơ thể giải độc tốt mà không gây tác dụng phụ.

Công dụng lợi mật: Nước sắc lá trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, đồng thời kích thích ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.

Ngăn ngừa và hỗ trợ các tế bào ung thư phát triển: Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Pettit giám đốc viện nghiên cứu ung thư tại Mỹ đã cho thấy chất combretastatin trong vỏ cây trâm bầu khi được chuyển sang dạng phosphate, chất này khi hòa tan trong nước đem bào chế dưới dạng thuốc viên và khi dùng chung với một số chất kháng ung thư như carboplatin, cisplatin, vinblastine phối hợp với hóa trị thì có thể tiêu diệt được 95% các tế bào ung thư. Ngoài ra chất combretastatin giúp ngăn cản lưu lượng máu không cho chuyển oxygen đến tế bào ung thư, làm cho chúng không thể phát triển được.

Hỗ trợ điều trị bệnh HIV: Công dụng này của cây trâm bầu khiến giới y học kinh ngạc. Các nhà khoa học tìm thấy trong trâm bầu chất có thể ức chế loại enzyme quan trọng trong quá trình virus HIV-1 nhân đôi. Nhờ đó, trâm bầu hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân nhiễm HIV trong việc điều trị bệnh.

Hạt trâm bầu có tính kháng khuẩn mạnh và đặc biệt hiệu quả với những loại trực khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn âm đạo, cầu khuẩn gram dương và một số loại vi sinh kháng thuốc kháng sinh.

Các nhà khoa học cũng tìm ra công dụng giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu 3

Bài thuốc chữa bệnh từ cây trâm bầu

Chữa xơ gan cổ trướng: Dùng 50g lá cối xay, 50g vỏ cây vọng cách, 50g vỏ cây quao nước, 50g lá trâm bầu khô, 200g quả dứa dại, 200g cây ráy gai. Các nguyên liệu trên mang sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Giúp thải độc gan: Muốn tăng cường giải độc gan, bạn có thể dùng 20 - 30g hạt trâm bầu mang nấu nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá trâm bầu phơi khô nấu cùng lá cây nhân trần làm nước uống nhuận gan, tăng cường chức năng gan.

Tẩy giun: Chuẩn bị bột nếp 100g, bột từ hạt trâm bầu và lá mơ mỗi thứ 50g. Đem tán bột dược liệu rồi trộn đều với bột nếp với một ít nước. Sau đó vo bột thành viên và hấp cách thủy cho chín. Mỗi sáng sau khi thức dậy, ăn một lượng vừa phải đồng thời không ăn thêm thực phẩm khác cho đến trưa. Áp dụng bài thuốc liên tục trong 4 – 5 ngày sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn giun ở trong đường ruột.

Hoặc: Dùng hạt trâm bầu mang nướng rồi kẹp trong chuối chín để ăn. Trẻ em ăn từ 5 - 10 hạt. Người lớn ăn từ 14 - 20 hạt.

Điều trị giun đất và sán lợn: Nước sắc từ hạt cây trâm bầu có tác dụng trên giun đất và sán lợn. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Ngoài ra, rễ trâm bầu còn chữa thương và lá làm thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy.

Chữa nước ăn chân: Dùng 100g lá trâm bầu, 100g lá phèn đen, 100g lá móng tay, 100g lá bạch hạ giã nhuyễn rồi ngâm cùng 100ml rượu trắng. Sau đó dùng nước rượu ngâm này bôi lên chỗ ăn chân ngày 2 - 3 lần sẽ rất nhanh khỏi. Khi dùng không hết bạn có thể đậy kín nắp chai rượu ngâm và để dùng dần.

(Tổng hợp) Công dụng chữa bệnh ít người biết từ cây trâm bầu 4

Lưu ý

Thận trọng khi sử dụng dược liệu trâm bầu cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Không nên dùng các bài thuốc trâm bầu kết hợp với các bài thuốc tây chữa tăng men gan, thuốc lợi tiểu, thuốc trị giun khác.

Trong thành phần hạt trâm bầu có chất oxalate calcium gây nấc cụt sau khi uống. Phản ứng này sẽ tự hết mà không cần chữa trị.

Cây bạc thau, dây leo cũng gọi là cây trâm bầu, cây này thường trồng leo nơi bờ rào hoặc leo giàn cho bóng mát, làm cảnh, hoa màu tím hồng. Lưu ý không nhầm lẫn trong sử dụng.

Cây trâm bầu là một loài thực vật có nhiều công dụng chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nhưng trước khi sử dụng bạn nên có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng sao cho phù hợp.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Cách chữa viêm lợi bằng cây lá trong vườn nhà

Viêm lợi là một trong những bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mỗi người. Đây là bệnh dễ chữa, ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị hoặc điều trị không kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nặng như tiêu lợi, rụng răng, viêm tủy,... Làm sao để điều trị hiệu quả và nhanh chóng, mời các bạn cùng tìm hiểu một số bài thuốc dân gian chữa viêm lợi từ cây lá trong vườn nhà sau đây nhé.
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.