Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện an cư lạc nghiệp của người dân miền núi xứ Thanh: Nơm nớp nỗi lo khi mùa mưa lũ đến (Bài 1)

Quỳnh Trâm - 06:46, 02/11/2022

Theo rà soát, thống kê của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có trên 2.778 hộ dân, với 11.897 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ xảy ra lũ quét; gần 6 nghìn hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao biên giới của tỉnh. Sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét cao nên vào mùa mưa bão, người dân nơm nớp lo sợ. Bao năm qua, họ mong mỏi được di dời đến nơi an toàn.


Tại một nơi ở mới, người dân bản Lở, xã Nam Động (Quan Hóa) đang hoàn thiện ngôi nhà để ở trước khi có đợt mưa tiếp theo
Tại nơi ở mới, người dân bản Lở, xã Nam Động (Quan Hóa) đang hoàn thiện ngôi nhà để ở trước khi có đợt mưa tiếp theo

Cứ trời mưa là sợ

Vào những ngày mưa to gió lớn, người dân ở bản Lở, xã Nam Động, huyện Quan Hóa lại trong tâm trạng đứng ngồi không yên vì lo lắng trước nguy cơ sạt lở. Đặc biệt, hiện nay nay tại bản Lở, có một vết nứt to, kéo dài xuất hiện dọc ngọn núi đã mấy năm nay. Mỗi khi trời mưa là nước dưới chân núi tràn ra, vết nứt ngày một rộng thêm, đe dọa 34 hộ dân sinh sống dưới chân núi.

Chị Lương Thị Xuân, người dân bản Lở cho biết: “Cứ trời mưa lớn là chúng tôi không dám ngủ, dân làng hô hào nhau bỏ chạy ra lán chứ không dám ở làng”. 

Bản Lở là 1 trong 3 điểm được tỉnh Thanh Hoá xác định có nguy cơ cao về sạt lở, cần lên phương án di chuyển dân khẩn cấp. Theo dự kiến, Khu tái định cư tập trung mới cũng tại  bản Lở xây dựng trên đất lúa và đất rừng trồng luồng, diện tích khoảng 1,5ha đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030; Việc quy hoạch đất ở và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cũng đã được UBND huyện Quan Hóa đề nghị tỉnh chỉ đạo để trình HĐND tỉnh cho chủ trương thực hiện.

Khu tái định cư tập trung tại bản Ón, xã Tam Chung (Mường Lát) đang trong quá trình hoàn thành
Khu tái định cư tập trung tại bản Ón, xã Tam Chung (huyện Mường Lát) đang được địa phương gấp rút hoàn thành

Theo ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá, để đảm bảo an toàn cho người dân, khu vực nào nguy cơ sạt lở cao, huyện sẽ làm trước. Huyện cũng đã họp và triển khai các giải pháp, trong đó chỉ đạo các xã tập trung rà soát các hộ dân, thường xuyên cập nhật, đánh giá nguy cơ, xuất hiện nguy cơ phải có biện pháp di dời người dân đến nơi an toàn, đảm bảo tính mạng cho người dân và tài sản.

Tại huyện biên giới Mường Lát, có khoảng 700 hộ dân, với gần 3.000 nhân khẩu, ở toàn bộ 8 xã, thị trấn nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và ra sạt lở đất. Đặc biệt, bản Ón, xã Tam Chung, có 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Bản nằm cheo leo trên 3 dãy núi cao, tại đây có 42 hộ dân thuộc diện phải bố trí, sắp xếp di chuyển khẩn cấp sang khu tái định cư mới, bởi nguy cơ sạt lở đất ở mức rất cao.

Anh Giàng A Chìa, một người dân thuộc diện phải di dời ở bản Ón, cho biết: “Bao năm nay, mỗi khi trời đổ mưa, chúng tôi phải tập trung lắng nghe, nếu có tiếng kẻng của bản, là cả nhà lại phải chạy thật nhanh sang trường học hoặc nhà văn hóa... Nếu ban ngày việc di chuyển còn đỡ, vào ban đêm thì cả nhà vẫn phải chạy, vất vả lắm”.

Những năm trước đây hộ dân sống trong khu Co Hương, bàn Ngàm, xã Tam Thanh (Quan Sơn) sống phập phồng lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về
Những năm trước đây các hộ dân sống trong khu Co Hương, Bàn Ngàm, xã Tam Thanh (Quan Sơn) phập phồng lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về

Đảm bảo an toàn cho người dân

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, huyện đã xây dựng các phương án phòng chống thiên tai sát với tình hình thực tế; Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo cho người dân chủ động ứng phó với hiện tượng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; phát huy tốt phương châm "4 tại chỗ" khi mưa lũ xảy ra.

Bên cạnh đó, Mường Lát đang đẩy mạnh triển khai xây dựng các khu tái định cư để di chuyển người dân đến nơi ở an toàn. Từ năm 2018 đến năm 2021, bằng nguồn vốn xử lý khẩn cấp hậu quả mưa lũ của tỉnh, huyện Mường Lát đã xây dựng được 6 khu tái định cư tập trung, đảm bảo an toàn cho gần 400 hộ dân.

Theo kế hoạch năm 2022, huyện Mường Lát sẽ tiếp tục đầu tư khẩn cấp thêm  6 khu tái định cư, đảm bảo chỗ ở ổn định cho hàng trăm hộ dân. Đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản do thiên tai gây ra, đảm bảo cho người dân yên tâm ổn định cuộc sống.

Tại huyện Quan Sơn, người dân khu Co Hương, bản Ngàm, xã Tam Thanh sống cạnh ngọn núi cao có nguy cơ sạt lở và một bên là con suối, thường xuyên dâng nước lũ hung dữ, nên bà con luôn nơm nớp mỗi khi có mưa lũ. Năm 2022, chính quyền địa phương đang khẩn cấp xây dựng Khu tái định cư để di dời 36 hộ dân đến nơi an toàn.

Hiện nay, đơn vị thi công đã bàn giao đất cho các hộ dân tiến hành di chuyển ra nơi ở mới, tuy nhiên, một số hạng mục vẫn chưa thể hoàn thành do thiếu vốn. Tại Tờ trình số 42/TTr-UBND ngày 31/5/2022, huyện Quan Sơn đề nghị, tỉnh Thanh Hóa nâng mức hỗ trợ đối với khu tái định cư tập trung lên 450 triệu đồng/hộ mới bảo đảm theo yêu cầu đề án đặt ra.

Năm 2022, chính quyền địa phương Quan Sơn đang khẩn cấp xây dựng khu tái định cư để di dời 36 hộ dân đến nơi an toàn
Năm 2022, chính quyền địa phương Quan Sơn đang khẩn cấp xây dựng khu tái định cư để di dời 36 hộ dân đến nơi an toàn

Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, qua rà soát, thống kê, trên địa bàn tỉnh còn hơn 8.500 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Cụ thể, có 2.778 hộ dân với 11.897 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ xảy ra lũ quét,  tập trung đông nhất ở các huyện miền núi như: Thường Xuân 837 hộ, Thạch Thành 494 hộ, Quan Sơn 255 hộ, Cẩm Thủy 189 hộ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 5.725 hộ, với 23.868 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, tập trung tại huyện Hà Trung với 928 hộ; Quan Hóa 695 hộ; Mường Lát 505 hộ và Quan Sơn 554 hộ… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 2 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.