Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo: Hai mươi năm-Một chặng đường

PV - 10:17, 26/04/2018

Hai mươi năm qua, nguồn lực bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo là không hề nhỏ, nhưng kết quả thu được chưa như kỳ vọng. Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách trong việc thay đổi tư duy giảm nghèo, cả về hoạch định chính sách cũng như trong quá trình thực hiện.

Bài 3: Điều chỉnh giải pháp giảm nghèo

Tăng cường giảm nghèo thu nhập

Giai đoạn 2016-2020, việc xác định hộ nghèo được quy chiếu theo bộ tiêu chí đa chiều theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ tiêu chí được đánh giá sẽ tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, từ đó có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn với nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tuy nhiên, bước vào năm 2018-năm bản lề của giai đoạn 2016-2020, đại đa số hộ nghèo vẫn là nghèo về thu nhập. Theo kết quả điều tra, rà soát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì hộ nghèo về thu nhập hiện chiếm tỷ lệ hơn 79,7% tổng số hộ nghèo (1.583.764/1.986.697 hộ nghèo).

Sản xuất của đồng bào DTTS chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên nên thu nhập thấp, lại bấp bênh (Trong ảnh: người dân huyện Minh Hóa-Quảng Bình có thêm thu nhập khi cây đót vào mùa cho lộc). Sản xuất của đồng bào DTTS chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên nên thu nhập thấp, lại bấp bênh
(Trong ảnh: người dân huyện Minh Hóa-Quảng Bình có thêm thu nhập khi cây đót vào mùa cho lộc).

Trở lại thời điểm năm 1998, lần đầu tiên chuẩn nghèo được tiền tệ hóa. Theo đó, hộ nghèo là hộ có thu nhập 55 nghìn đồng đối với khu vực miền núi, hải đảo; dưới 70 nghìn đồng đối với vùng nông thôn đồng bằng; dưới 90 nghìn đồng đối với khu vực thành thị. Còn trước đó, chuẩn nghèo được quy ra thóc/người/tháng.

Như vậy, sau hai mươi năm, phương pháp đo lường hộ nghèo đã có sự thay đổi, trước hết về mặt lý thuyết. Nhưng trên thực tế, thực trạng nghèo ở nước ta chưa có sự thay đổi, vẫn là nghèo về thu nhập.

Hơn nữa, hiện thu nhập bình quân đầu người của nước ta dù tăng gần 20 lần so với năm 1998, nhưng vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,5 triệu đồng/người/năm, tương đương 2.385 USD/người/năm.

Tại một hội nghị của Chính phủ với các địa phương ngày 29/11/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trăn trở: “Đất nước thu nhập bình quân đầu người đạt 2.385 USD thì có gì là phấn khởi. Đây là nỗi buồn của những người lãnh đạo khi thu nhập người dân thấp như vậy”.

Rõ ràng, thực trạng nghèo của nước ta hiện nay đã đặt ra vấn đề phải điều chỉnh tư duy giảm nghèo. Đành rằng, chuẩn nghèo đa chiều là hướng tiếp cận căn cơ để giảm nghèo bền vững, hướng tới một đất nước không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo (như tỉnh Bình Dương hiện nay). Điều này thể hiện tầm nhìn bao quát của các nhà hoạch định chính sách.

Nhưng hiện nay, thực trạng thu nhập thấp, lại bấp bênh của hộ nghèo vẫn là vấn đề cốt lõi. Do vậy, để giảm nghèo bền vững thì phải giải quyết vấn đề cốt lõi này. Còn nếu muốn giảm nghèo nhanh (không loại trừ thực trạng chạy theo thành tích) thì sẽ phải ôm đồm giảm nghèo đa chiều; trong điều kiện ngân sách eo hẹp thì sẽ phải phân tán nguồn lực để thực hiện. Như vậy, bảo đảm yếu tố bền vững trong giảm nghèo là rất khó.

Tập trung giảm nghèo “vùng lõi”

Phải khẳng định, nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là không hề nhỏ. Từ CTMTQG về XĐGN giai đoạn 1998-2000 đầu tiên theo Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg, ngày 23/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, khoảng 10.000 tỷ đồng đã được bố trí để thực hiện.

Hai mươi năm qua, nhiều chương trình, dự án giảm nghèo khác đã được triển khai, đưa tổng vốn thực hiện CTMTQG về XĐGN lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Tính riêng năm 2017, tổng kinh phí để thực hiện giảm nghèo cũng đạt khoảng 7.231 tỷ đồng.

Nguồn lực đó cùng với sự cố gắng của các cấp ngành, địa phương và người dân, hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước đã giảm xuống còn dưới 7% (chính thức là 6,72% theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mới đây). Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương còn có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%, cá biệt có những nơi hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ trên 70-80%; đây đều là những địa phương thuộc vùng DTTS và miền núi.

Trên thực tế, bước vào năm 2018, cả nước vẫn còn 20.176 thôn ĐBKK, 1.935 xã khu vực III theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, giai đoạn 2011-2015, cả nước có 3.100 thôn, bản ĐBKK và 2.400 xã thuộc khu vực III.

Mới đây nhất, người đứng đầu Chính phủ đã ký Quyết định 275/QĐ-TTg, ngày 07/03/2018, phê duyệt danh sách 8 huyện thoát khỏi tình trạng ĐBKK; đồng thời bổ sung thêm 29 huyện thuộc 18 tỉnh/thành phố vào danh sách huyện nghèo giai đoạn 2018-2020. Như vậy, sau 10 năm thực hiện Chương trình 30a (2008-2018), số huyện nghèo cả nước không giảm mà lại tăng, từ 64 huyện lên thành 85 huyện.

Số lượng huyện nghèo, xã nghèo, thôn nghèo tăng lên, một mặt cho thấy việc điều tra, rà soát đã có sự chính xác, cụ thể hơn so với giai đoạn trước; mặt khác lại đặt ra những thách thức mới trong thực hiện CTMTG về XĐGN. Số lượng địa phương cần vốn giảm nghèo tăng lên, trong khi nguồn lực thực hiện không thay đổi, thậm chí giảm, đặt ra yêu cầu làm thế nào để sử dụng hiệu quả đồng vốn giảm nghèo để cho “ra tấm ra món”.

Lâu nay, vấn đề chính sách được ban hành nhưng không bố trí được vốn để thực hiện; hay có quá nhiều chương trình, dự án chồng chéo, “dẫm chân” nhau khiến nguồn lực bị phân tán,… đã được phân tích, mổ xẻ. Biết vậy nhưng giai đoạn 2016-2020, nhiều chương trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng “lõi nghèo” được xây dựng, ban hành vẫn lại đi vào “vết xe đổ” này.

Bởi vậy, ngay từ lúc này, các cấp, ngành, địa phương cần phải đánh giá lại một cách toàn diện việc thực hiện CTMTQG về XĐGN trong hai mươi năm qua. Trên cơ sở đó tham mưu, hiến kế giúp Chính phủ có những quyết sách giảm nghèo phù hợp trong những giai đoạn tiếp theo, trước mắt là giai đoạn 2021-2025; để công tác giảm nghèo của nước ta đạt được yếu tố bền vững.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Nhiều ý kiến tâm huyết góp phần nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Văn Hoa - Hương Diệp - 5 giờ trước
Ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Đắk Lắk: Xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán vũ khí trái phép qua mạng xã hội

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Ngày 15/5, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát hiện xử lý nhóm đối tượng chế tạo, mua bán súng và các vũ khí, công cụ hỗ trợ trái phép qua mạng xã hội.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện Nghị quyết số 06 tại Bắc Sơn

Chính sách dân tộc - Minh Anh - 5 giờ trước
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-BCH, ngày 19/02/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam, khóa XI về "Tăng cường công tác vận động phụ nữ DTTS, phụ nữ có đạo trong tình hình hiện nay”; Triển khai nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, kết quả đóng góp trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; thực hiện Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG DTTS và miền núi năm 2024 trên địa bàn xã Nhất Hòa, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Bình Gia (Lạng Sơn): Ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng

Tin tức - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Ban Tổ chức xây dựng mô hình Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian thuộc Chương trình MTQG 1719 năm 2024 tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức chương trình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và Lễ ra mắt Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng các thôn thuộc xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Media - BDT - 20:00, 15/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Media - BDT - 16:00, 15/05/2024
Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa của khớp theo độ tuổi, tình trạng sụn khớp - bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Vì thoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, nên khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa đó.
Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Đắk Lắk: Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Mo Mường

Sắc màu 54 - Hoàng Thùy - 11:56, 15/05/2024
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 13/5/2024 về việc giao thực hiện quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường.
Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Vụ hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc bị ngộ độc: Đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân

Pháp luật - Minh Nhật - 11:53, 15/05/2024
Ngoài việc đình chỉ bếp ăn gây ngộ độc cho hàng trăm công nhân ở Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đề nghị tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.