Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Mường Nhé (Điện Biên): Xuân đang về trên miền biên giới Sín Thầu

Mường Nhé (Điện Biên): Xuân đang về trên miền biên giới Sín Thầu

Tạm biệt nỗi buồn xã "bốn không": không điện, đường, trường, trạm, Sín Thầu nay có thêm "sáu không" mới rất đáng tự hào: xã không có người nghiện ma túy, không chặt phá rừng làm nương, không có người du canh du cư, không xuất cảnh trái phép, không sinh con thứ ba, không theo tà đạo, tôn giáo lạ... Niềm tin với Đảng, phẩm chất cao đẹp và tinh thần cống hiến, dấn thân của người đảng viên cùng sự đoàn kết của những Người có uy tín nơi biên cương Mường Nhé luôn là ngọn lửa dẫn đường cho người Hà Nhì vượt qua khó khăn để xây dựng và bảo vệ biên cương vững mạnh.
Kon Tum: Đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo

Kon Tum: Đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo

Hiện hữu trên khắp các thôn, làng của huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) hôm nay là cuộc sống sung túc, đủ đầy của Nhân dân. Những kết quả ấy là minh chứng của cả một quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tư duy, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. (Kon Tum) hôm nay là cuộc sống sung túc, đủ đầy của Nhân dân. Những kết quả ấy là minh chứng của cả một quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tư duy, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hướng Hóa (Quảng Trị): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hướng Hóa (Quảng Trị): Phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã phát huy vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước. Hoạt động của những người có uy tín đã góp phần chung tay cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn và đời sống của người dân ở các thôn bản, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.
Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững (Bài 4)

Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững (Bài 4)

Để giúp người dân và cộng đồng “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no”, thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo” vào năm 2030, một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng, Nhà nước đưa ra là giúp người nghèo sinh kế ổn định để có thu nhập tốt hơn, từ đó vươn lên thoát nghèo. Trên tinh thần đó, người nghèo, cận nghèo cần phát huy hơn nữa ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững, vì một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Xã hội hóa nguồn lực (Bài 3)

Để người nghèo không bị bỏ lại phía sau: Xã hội hóa nguồn lực (Bài 3)

Xóa đói giảm nghèo là vấn đề toàn dân và cả nước, cần phải có cách tiếp cận toàn dân và trên bình diện quốc gia. Đó là cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, chung tay, có các hoạt động thiết thực, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
Chàng trai người Tày từ thợ cắt tóc đến quán quân RAP Việt 2023

Chàng trai người Tày từ thợ cắt tóc đến quán quân RAP Việt 2023

Double2T tên thật là Bùi Xuân Trường, dân tộc Tày ở xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Từ thợ cắt tóc “làng quê”, chàng trai dân tộc Tày đã chinh phục giám khảo và hàng nghìn khán giả để trở thành Quán quân Rap Việt năm 2023. Các tiết mục dự thi của Double2T đều tạo nên cơn sốt không chỉ với khán giả trẻ. Nam rapper chinh phục khán giả với các tiết mục mang âm hưởng miền núi phía Bắc. Double2T hiện đang bận rộn với lịch trình biểu diễn trong và ngoài nước.
Điều chỉnh tiêu chí nông thôn mới phù hợp: Góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG 1719

Điều chỉnh tiêu chí nông thôn mới phù hợp: Góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với 10 dự án thành phần được triển khai nhằm giải quyết những khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó phát huy nội lực của Nhân dân để cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhưng để vừa giảm nghèo, vừa về đích NTM thì việc xây dựng, ban hành một bộ tiêu chí riêng về xây dựng NTM cho địa bàn này là hết sức cần thiết, theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị khóa XII tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019.
Thúc đẩy nguồn lực nước ngoài phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi: Huy động nguồn lực từ kiều bào (Bài 2)

Thúc đẩy nguồn lực nước ngoài phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi: Huy động nguồn lực từ kiều bào (Bài 2)

Chủ trương, chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta là củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kiều bào ta ở nước ngoài cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Trà Vinh: Mạch nguồn văn hóa Khmer luôn hiện diện trong đời sống của đồng bào

Trà Vinh: Mạch nguồn văn hóa Khmer luôn hiện diện trong đời sống của đồng bào

Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn là sự quan tâm hàng đầu của chính quyền, là nhu cầu cấp thiết của đồng bào Khmer tại Trà Vinh trong nhiều năm qua. Việc giữ mạch nguồn cho văn hoá thêm đậm đà bàn sắc luôn là niềm đam mê và nhiệt huyết của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Bởi hơn ai hết, họ là người được sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Chương trình MTQG 1719 - Động lực phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Phú Yên

Chương trình MTQG 1719 - Động lực phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi ở Phú Yên

Cùng với cả nước, tỉnh Phú Yên đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tuy còn gặp một số khó khăn nhưng với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trương Văn Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Yên.
Kon Tum: Tăng cường công tác vận động, nâng cao chất lượng học sinh DTTS

Kon Tum: Tăng cường công tác vận động, nâng cao chất lượng học sinh DTTS

Tỉnh Kon Tum có gần 55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Với địa hình chia cắt, đồi núi nên việc đến trường của các em học sinh còn nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng các em học sinh thường xuyên bỏ học. Bằng trách nhiệm và tình yêu con trẻ, những thầy cô vẫn đang ngày đêm thầm lặng đến từng thôn, làng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện để các em vươn lên trong học tập.
Phát huy nội lực của người dân trong công tác giảm nghèo

Phát huy nội lực của người dân trong công tác giảm nghèo

Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy khát vọng để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới là giải pháp chính trong nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, tinh thần chủ động càng phải cao hơn, nhằm duy trì bền vững thành quả đạt được; góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái: Tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế (Bài 1)

Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái: Tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế (Bài 1)

Những năm qua, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Yên Bái có bước đổi thay tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, xây dựng nông thôn mới là điểm sáng của khu vực Tây Bắc…. Có được những thành quả đạt đó không thể không nói đến những đóng góp tích cực của đội ngũ những Người có uy tín trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội tại cơ sở.
Cao Bằng: Giữ ấm cho học sinh khi nhiệt độ giảm sâu

Cao Bằng: Giữ ấm cho học sinh khi nhiệt độ giảm sâu

Những ngày gần đây, không khí lạnh liên tục tăng cường, nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xuống thấp, đặc biệt tại các huyện vùng cao, xã biên giới. Để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh không bị giá rét trong mùa đông, ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều biện pháp, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất, giữ ấm cho các em học sinh.
Khôi phục và phát triển cây đặc sản giúp bà con vùng cao thoát nghèo

Khôi phục và phát triển cây đặc sản giúp bà con vùng cao thoát nghèo

Triển khai Dự án 3, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa xác định chọn cây quýt hôi là cây thế mạnh của địa phương để tuyên truyền, vận động bà con đầu tư phát triển, kết hợp làm du lịch cộng đồng.
Luồng gió mới ở Khánh Vĩnh

Luồng gió mới ở Khánh Vĩnh

Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa là nơi sinh sống của nhiều DTTS như: Raglai, Ê Đê, Tày, Nùng.... Thời gian qua, chính quyền địa phương đã và đang tập trung triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo.
Phát triển cây chè mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân Tam Đường

Phát triển cây chè mở ra cơ hội thoát nghèo cho người dân Tam Đường

Sau nhiều năm bén rễ, cây chè đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Hiện nay, cây chè đã trở thành cây chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào DTTS tại địa phương. Đây cũng là cây trồng được địa phương xác định là cây chủ lực trong triển khai Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên

Đồng Xuân, Sông Hinh và Sơn Hòa là 3 huyện có đông đồng bào DTTS của tỉnh Phú Yên sinh sống. Nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), cuộc sống của đại bộ phần đồng bào DTTS đã ngày một đổi thay, kết cấu hạ tầng được đảm bảo, đời sống kinh tế - xã hội ngày một phát triển.
Đồng bào các DTTS vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế vươn lên nhờ nguồn lực hỗ trợ sinh kế

Đồng bào các DTTS vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế vươn lên nhờ nguồn lực hỗ trợ sinh kế

Thời gian gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), đồng bào DTTS ở các huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế như Nam Đông, A Lưới đã mạnh dạn phát triển kinh tế, từ đó từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số

Phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương tập trung thực hiện quy hoạch, thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển du lịch, bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với xây dựng các điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn.