Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Chuối leo núi” ở Tây Nguyên

PV - 15:48, 11/05/2018

Mặc cho nắng lửa, mưa dầu những rừng chuối bao bọc quanh nhiều buôn làng ở Tây Nguyên vẫn trải dài màu xanh.

Người Kinh hay Ba Na, Ê -đê, Xơ-đăng… khi bắt tay vỡ vạc những quả đồi trọc để trồng loại chuối đặc biệt này đều kiên định lời hứa trước cộng đồng không được phun bất cứ thuốc bảo vệ thực vật lẫn thuốc kích thích nào lên chuối.

Thương hiệu của núi rừng

Mấy mùa mưa bão trôi qua, người dân ở buôn A, buôn B xã Yang Reh (Krông Bông, Đăk Lăk) thấm hiểu ra điều kỳ diệu là; lao động cần mẫn, vỡ vạc đồi hoang, phủ xanh núi trọc không chỉ mang lại những buồng chuối căng tròn, tấp nập khách dưới xuôi lên mua mà còn chống xói mòn cho đất, không còn xuất hiện những luồng nước đỏ, đục ngầu thốc thác thẳng vào buôn mỗi khi trời nổi cuồng phong, trút xuống mưa bão. Bao năm trước những quả đồi trọc còn được ví như miếng mồi nhử lũ quét, không còn đồi trọc, nỗi ám ảnh lũ quét cũng được xua tan.

Vừa trở về từ đồi chuối ở buôn A, ông Y Hải thở phào, vỡ lẽ ra rằng: Có đến hàng chục thử nghiệm với các loại cây trồng khác nhưng vẫn không hiệu quả. Mấy năm trước trồng cà phê, ca cao rồi bưởi… sức lao động đổ ra nhưng thành quả thu được gần như số không. Có năm giáp hạt hay ngày lễ mà vẫn đói dài. Bây giờ thì sung túc rồi, thương hiệu “chuối leo núi” ở nhiều vùng đất của Tây Nguyên rất được ưa chuộng.

Tập kết chuối để chuẩn bị bán cho thương lái. (Ảnh MH) Tập kết chuối để chuẩn bị bán cho thương lái. (Ảnh MH)

Loại chuối đặc biệt này, nhiều người gọi nôm na gọi là chuối mốc. Khi bén rễ trên các quả đồi trọc và cằn cỗi ở Tây Nguyên thì ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, hương vị của loại chuối leo núi này hiếm nơi nào có được. Ông Y Hải khoe rằng: Hình như thổ nhưỡng vùng đất này ban tặng chất lượng đặc biệt cho chuối. Nhiều thương lái đến mua đều nhận xét chuối leo núi này ngọt hơn, thơm hơn, vị đậm đà và khó quên hơn trồng ở đồng bằng hoặc trong các ruộng rẫy màu mỡ.

Từ những thử nghiệm ban đầu cho đến khi chuối leo núi vào những nhà hàng sang trọng là giấc mơ với những lao động quanh năm chân chăm lội suối, tay chăm cuốc rẫy. Bà AMí Thanh ở buôn B phấn khởi chia sẻ rằng: Có những năm chuối cứu đói cho cả buôn làng. Xưa, không ai dám mơ đến ngày chuối của mình được xuất bán đi nhiều nơi thế. Lúc đầu, các thương lái còn tưởng là chuối rừng mọc tự nhiên, khi nghe người trong các buôn diễn giải thì họ mới hiểu. Cây chuối leo núi này không chỉ ươm xanh đồi trọc để che trở cho buôn làng mà còn kéo nhiều thương lái đến giao thương. Có lần trong những ngày lễ, người dưới xuôi còn chở cả xe tải quần áo và các nhu yếu phẩm lên để đổi lấy chuối leo núi ở Tây Nguyên.

Luôn cam kết trồng chuối sạch

Một trong những điều mà nhiều thương lái khi đến các vùng đất của Tây Nguyên mua loại chuối trồng trên những đồi cằn cỗi còn là được cả người dân tộc thiểu số bản địa lẫn người nhập cư viết giấy cam kết chuối an toàn tuyệt đối cho sức khỏe, không phun hay ủ bất kỳ một loại hóa chất hay thuốc kích thích nào. Riêng các thôn 2, 3, buôn A, buôn B ở xã Yang Reh đều bạt ngàn chuối leo núi.

Giống chuối mốc thích nghi được mọi loại địa hình. Giống chuối mốc thích nghi được mọi loại địa hình.

Là một trong những người tiên phong xuất bán chuối đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, ông Y Nam ở buôn B khẳng định: Cây trồng này giống như trời ban cho buôn làng vậy. Chẳng cần chăm sóc gì, cứ để mặc cho tắm táp với mưa nắng quanh năm. Những ngày lễ người dân khắp nơi còn mua chuối về để thờ cúng, để đãi khách. Cứ trung bình 1ha chuối leo núi, mỗi năm lời được 20-30 triệu đồng, chuối ra quả quanh năm. Tự bao năm nay, thương lái đặt cho chuối trên các đồi trọc này biệt danh là “chuối leo núi”, “chuối sạch”, “chuối của buôn”… Đồng bào địa phương rất thích với những tên gọi này xem đó như là món đặc sản chốn non sâu.

Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số khác ở Ma Đ’rắk (Đăk Lăk) cũng ổn định cuộc sống, tiết kiệm làm được nhà kiên cố một phần nhờ loại chuối trồng trên đồi này.

Là một trong những thanh niên người Ba Na tiên phong mang chuối về những quả đồi trọc ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, Gia Lai) ươm xanh, Đinh Phao cũng tạo nên sự ngỡ ngàng cho nhiều người. Những ngày đầu tiên, già làng Đinh Rớp ở làng Kon Sa Lăng còn thốt lên rằng: Cây chuối yếu ướt, bẻ một cái là gập đôi như thế mà bỏ xuống kẻ đá thì chẳng sống nổi qua một lần trăng mọc. Niềm tin đã được củng cố từ những lần thăm quan thực tiễn ở các đồi chuối khác nên Đinh Phao vẫn xông xáo vỡ vạc đồi trọc. Cho đến ngày, những buồng chuối chắc nịch, quả chen chúc trĩu cây thì người già lẫn người trẻ ở Hà Tây hoàn toàn tin rằng cây chuối đặc biệt sẽ góp phần mở ra hướng thoát nghèo cho các buôn làng. Từ ngỡ ngàng chuyển sang nể phục Đinh Phao nên già làng Đinh Rớp quyết định se duyên cho con gái của mình với Đinh Phao đến nay họ đã có với nhau hai đứa con, cuộc sống no đủ và êm ấm.

Lợi ích nhiều mặt

Theo UBND xã Hà Tây thì, từ những người tiên phong đầu tiên đến nay trên địa bàn đã có trên 100ha chuối mốc (hay người bản địa còn gọi là chuối leo núi). Loại chuối này thích nghi được với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, không sợ khô hạn cũng không sợ ngập úng. Xã khuyến khích người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số năng động trồng loại chuối này. Thu hoạch đến đâu có người đến mua giá cao đến đó. Nhiều bộ phận của chuối đều phát huy tác dụng hoặc bán được như hoa chuối có giá 2-4000 đồng/ cái để làm rau sạch, lá chuối dùng thức ăn cho chăn nuôi, cây chuối sau thu hoạch mang về làm thức ăn cho bò. Đặc biệt cọng của tàu lá hay bẹ già từ các thân cây còn có thể bán vào xác xưởng làm đồ mỹ nghệ để làm nguyên liệu đan lát. Từ ngày có những đồi chuối hiện hữu, hàng ngàn thanh niên trong các buôn sâu ở Tây Nguyên không phải đi lao động xa mà vẫn có thể làm giàu trên chính quê hương của mình.

Là y tá thôn bản đồng thời cũng chủ vựa thu mua chuối leo núi, chị Lê Thị Hà ở xã Yang Reh (huyện Krông Bông, Đăk Lăk) nhìn nhận: Loại chuối trồng trên các quả đồi trọc dinh dưỡng cao và có mùi hương rất đặc biệt. Loại chuối ở Tây Nguyên này nói riêng cũng như các loại chuối nói chung đều có tác dụng giúp tinh thần, thể chất khỏe mạnh, cải thiện dạ dày, nhuận tràng, tác dụng tốt cho huyết áp và còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung chất xơ và vitamin.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây rất phổ biến ở nước ta vì có khả năng thích nghi với thổ nhưỡng ở nhiều nơi. Ngoài ra, loại cây này còn có rất nhiều công dụng. Nó có thể được sử dụng trong xây dựng, công nghiệp, y học và nhiều lĩnh vực khác mang lại lợi ích kinh tế cao. Việc đảm bảo kỹ thuật và chăm sóc cây bạch đàn là vô cùng thiết yếu giúp tạo ra những sản phẩm tốt và giá trị cho cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Khởi nghiệp - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Pháo hoa thắp sáng trời Điện Biên chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, người dân tỉnh Điện Biên và du khách đã được thưởng thức "bữa tiệc" pháo hoa nhiều sắc màu bên bờ sông Nậm Rốm.
Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Bình Định: Cần làm rõ những khuất tất trong việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội bóng ném nữ

Pháp luật - Tiếng Dân - 1 giờ trước
Thời gian gần đây, dư luận tại tỉnh Bình Định đang rất quan tâm đến “lùm xùm” xung quanh vụ việc thu, chi quỹ sai quy định tại Đội Bóng ném nữ Bình Định. Đặc biệt, một số phụ huynh tố Huấn luyện viên (HLV) Đội Bóng ném nữ ở Bình Định “cắt xén” tiền ăn hàng tháng, tiền thưởng 50% của vận động viên (VĐV), thu quỹ hàng tháng không đúng quy định, đặt ra các quy định khắt khe để phạt VĐV… Đáng nói, quỹ lại do vợ của HLV này quản lý.
Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Vị Khê – Ngôi làng “kỳ hoa, dị thảo”

Photo - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Từ lâu thôn Vị Khê, xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa cây cảnh. Không ít du khách mới đặt chân tới đây lần đầu, đã phải gật gù đồng ý, Vị Khê là mảnh đất của những “kỳ hoa, dị thảo”…
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Để Tà Cạ phát triển bền vững…

Phóng sự - An Yên - 1 giờ trước
Đến Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) hôm nay, thật khó để hình dung đâu từng là thảm họa thiên tai dịp cuối năm 2022. Ngược dòng Huồi Giảng – tâm lũ dữ năm nào, đồng bào Mông, Thái, Khơ mú ở các bản Hòa Sơn, Sơn Hà, Bình Sơn 1 đã kịp kiến thiết lại những đổ vỡ, ngổn ngang. Tà Cạ đang hồi sinh và phát triển từng ngày bằng những nỗ lực của chính người dân, của cấp ủy chính quyền và sự chung tay của cả cộng đồng.
“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

“Dưới lá cờ Quyết thắng” - Bản anh hùng ca của quân và dân ta về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chương trình cầu truyền hình “Dưới lá cờ Quyết thắng” là sự kiện đặc biệt, là lời tri ân sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.
Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp

Hơn 3.000 diễn viên tham gia Festival múa sạp "Rực rỡ sắc màu Tây Bắc"

Sắc màu 54 - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Yên Bái (7/5/1945 - 7/5/2024), 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái đã diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024.
Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Thảo dược quý của đồng bào Cơ Tu

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Ra zéh, tên gọi của một loại chè dây mọc hoang trong rừng, được người Cơ Tu ở xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đưa về bản làng, biến thành một cây dược liệu mang lại thu nhập cao, giúp đồng bào thoát nghèo.