Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719: Nhiều khó khăn, vướng mắc

Trọng Bảo - 11:22, 12/11/2023

Là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam, tỉnh Lào Cai cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp. Theo đó, nguồn lực từ tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) có vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai tiểu dự án, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa giải ngân được nguồn vốn hỗ trợ này.

Bà con nông dân huyện vùng cao Si ma cai trồng cây Đương quy cho thu nhập cao
Bà con nông dân huyện vùng cao Si Ma Cai trồng cây đương quy cho thu nhập cao

Tiềm năng và cơ hội phát triển lớn

Những năm qua, xác định cây dược liệu là cây trồng mũi nhọn, tỉnh Lào Cai đã ban hành các quy hoạch, nghị quyết, đề án, kế hoạch để phát triển sản xuất cây dược liệu theo hướng hàng hóa. Đến nay, tổng diện tích cây dược liệu chính trên địa bàn tỉnh đạt trên 3.550 ha (gồm nhóm cây dược liệu lâu năm dưới tán rừng như sa nhân tím, hồi, chè dây, tam thất, giảo cổ lam...; Nhóm cây dược liệu hàng năm như atiso, đương quy, cát cánh, xuyên khung, chùa dù…).

Toàn tỉnh hiện có 210 ha (gồm 13 loại cây) dược liệu trồng đã được Bộ Y tế đánh giá công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên GACP - WHO; giá trị thu nhập bình quân từ sản xuất cây dược liệu đạt 120 - 150 triệu/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lương thực. 

Trên thực tế, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn. Nguồn dược liệu của cộng đồng các dân tộc Lào Cai ngày càng được mở rộng, không chỉ cho thấy, giá trị của loại cây trồng này trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, mà còn chứng tỏ nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dược liệu của Lào Cai ngày càng tăng cao.

Thị xã Sa Pa là một trong những địa phương trọng điểm của tỉnh Lào Cai trong phát triển cây trồng này. Hiện nay, địa phương có trên 200 héc ta cây dược liệu bao gồm: Atiso, sa nhân tím, đương quy, tía tô, chè dây và các loại cây dùng chế biến sản phẩm thuốc tắm người Dao đỏ… 

Theo kế hoạch số 284/KH-KHUB ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG 1719, giai đoạn 2021-2025 giao dự án hỗ trợ đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý, với tổng nguồn vốn trên 102 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn sự nghiệp gần 51 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 27,7 tỷ đồng, vốn tín dụng dự kiến 22,6 tỷ đồng).

Việc trồng cây dược liệu đã và đang được nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai triển khai nhằm khai thác thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng
Việc trồng cây dược liệu đã và đang được nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai triển khai nhằm khai thác thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng

Giải ngân vốn bằng 0%

Ông Sùng Văn Lợi, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Sa Pa cho biết: Đơn vị được giao tiếp nhận dự án liên kết hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý từ Phòng Kinh tế huyện chuyển sang, với số vốn chuyển tiếp năm 2022 sang năm 2023 là 2.758 triệu đồng, vốn giao năm 2023 là 7.348 triệu đồng từ Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc giải ngân nguồn vốn đạt 0%.

Nguyên nhân việc khó giải ngân nguồn vốn thì có nhiều, nhưng tập trung ở một số khó khăn, đó là: Nội dung dự án triển khai rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau dẫn đến có nhiều văn bản hướng dẫn nhưng lại chưa cụ thể. Văn bản này dẫn giải văn bản kia nên trong quá trình triển khai, chúng tôi phải vừa làm vừa nghiên cứu văn bản. 

Bên cạnh đó, dự án đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu thì đầu ra đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên, một số loại cây dược liệu mà doanh nghiệp và người dân có nhu cầu sản xuất lớn như tía tô, ngải cứu, chè dây… thì lại không có trong danh mục 100 cây dược liệu của Bộ Y tế. Đối tượng tham gia dự án chủ yếu là đồng bào DTTS, nhận thức còn hạn chế nên việc triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn cũng như bảo đảm cam kết trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

"Đặc biệt, một số loại cây dược liệu có chu kỳ sản xuất thu hoạch sản phẩm thường kéo dài trên 3 năm, do vậy, việc đánh giá hiệu quả dự án giai đoạn 2021-2025 là rất khó", ông Sùng Văn Lợi thông tin thêm.

Công ty TNHH MTV TraphacoSapa là một trong những đơn vị tiêu thụ phần lớn nguồn dược liệu thô để sản xuất, tinh chế ra các sản phẩm có giá trị cao
Công ty TNHH MTV TraphacoSapa, là một trong những đơn vị tiêu thụ phần lớn nguồn dược liệu thô để sản xuất, tinh chế ra các sản phẩm có giá trị cao

Tỉnh Lào Cai cũng đã xác định, mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu dược liệu phải gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời, đa dạng hoá các sản phẩm bảo đảm an toàn và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới. Do vậy, nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững loại cây trồng này.

Tuy nhiên, với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đòi hỏi địa phương, các bộ ngành trung ương cần sớm tháo gỡ để phát huy tối đa nguồn lực, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp địa phương.

Theo đó, tỉnh Lào Cai phấn đấu đến năm 2030, duy trì và phát triển diện tích dược liệu của tỉnh đạt khoảng 5.000 ha. Phát triển tối thiểu 02 cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu. Xây dựng thương hiệu 02 - 03 sản phẩm dược liệu và có thêm 03 - 05 sản phẩm dược liệu được tạo ra gắn với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Hình thành 5 nhóm sản phẩm dược liệu gắn với du lịch; hình thành ít nhất 5 điểm du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm gắn với dược liệu tại Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 3 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 4 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Carnaval Hạ Long 2024:

Carnaval Hạ Long 2024: "Bừng sáng cùng Kỳ quan"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 28/4, tại Bãi tắm Công viên Đại Dương, Tp. Hạ Long (Quảng Ninh), lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” chính thức khai mạc.
Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024

Thời sự - Anh Trúc T.h - 5 giờ trước
Ngày 29-4 (tức ngày 21-3 Âm lịch), tại khu di tích quốc gia Tháp Bà Ponagar, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2024.
Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Đắk Lắk: Phá đường dây đánh bạc bằng hình thức ghi số đề với số tiền giao dịch 500 triệu đồng mỗi ngày

Pháp luật - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Ngày 29/4, Công an Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, vừa triệt phá một đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số đề quy mô lớn với số tiền giao dịch mỗi ngày gần 500 triệu đồng.
Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Gia Lai: 2 xe ô tô khách va chạm làm 1 người chết, 11 người bị thương

Tin tức - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Theo báo cáo nhanh từ Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai cho biết, tại ngã tư giao nhau giữa Quốc lộ 25 với đường Hồ Chí Minh, đoạn tuyến tránh Chư Sê (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) đã xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 1 người chết, 11 người bị thương.
Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Quảng Ninh: Không sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần khi đi du lịch 5 xã đảo

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Từ ngày 27/4, du khách khi tới 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen thuộc huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) không được mang đồ nhựa dùng 1 lần. Người dân và du khách sẽ được hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon.