Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng

Vĩnh Sơn - 07:44, 20/12/2023

Trong nhiều năm qua, huyện Chiêm Hóa đã có nhiều chương trình, chính sách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Coi đây là một lĩnh vực quan trọng, đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa nâng cao chất lượng, diện tích rừng, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Chiêm Hóa cùng các lực lượng xã Phúc Sơn tuần rừng trên địa bàn xã
Cán bộ Hạt Kiểm lâm Chiêm Hóa cùng các lực lượng xã Phúc Sơn tuần rừng trên địa bàn xã

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3 về phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2022 và 2023, huyện Chiêm Hóa được giao 22,605 tỷ đồng.

Để dự án được thực hiện hiệu quả, đảm bảo đúng quy định, huyện Chiêm Hóa đã tập trung đẩy mạnh công tác trồng rừng theo hướng hàng hoá, trồng rừng thâm canh, đưa những giống mới có năng xuất cao vào trồng. Hàng năm, các hộ trồng rừng được UBND các xã trên địa bàn huyện phối hợp với đơn vị khuyến nông, kiểm lâm mở các lớp tập huấn về trồng rừng, tuyên truyền về lợi ích trồng rừng, coi rừng là hướng đi chính trong phát triển kinh tế ở. Hiện nay các xã đang tích cực tuyên truyền người dân tập trung chăm sóc diện tích rừng mới trồng và diện tích rừng cũ đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Như tại thôn Chản (Nhân Lý, Chiêm Hóa) có khoảng 400ha diện tích đất rừng sản xuất. Đây cũng là một trong ba thôn của xã Lý Nhân có diện tích đất rừng nhiều nhất xã. Thời gian qua, khi địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời triển khai các Dự án hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật, người dân thôn Chản đã tích cực trồng rừng thay thế cho diện tích hoang hóa hoặc diện tích rừng tái sinh giá trị thấp. Đến nay, cơ bản toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trong thôn đã phủ kín màu xanh của rừng. Hiện, thôn Chản có 66 hộ dân thì có tới 50 hộ tham gia trồng rừng, bình quân mỗi hộ trồng từ 1 ha đến trên 20 ha. Mỗi năm, có hàng chục ha rừng trên địa bàn đến tuổi khai thác đem về doanh thu hàng tỷ đồng, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Nhân Lý cho biết, những năm gần đây, nhờ công tác tuyên truyền và sự hỗ trợ tiích cực của chính quyền địa phương, người dân ở 9 thôn trong xã đã nhận thức đúng đắn về lợi ích thiết thực từ trồng rừng mang lại. Trung bình, mỗi năm toàn xã trồng mới được 70 ha rừng chủ yếu là: keo, bồ đề.

Người dân huyện Chiêm Hóa tích cực trong việc trồng và bảo vệ rừng
Người dân huyện Chiêm Hóa tích cực trong việc trồng và bảo vệ rừng

Để phát huy hiệu quả của kinh tế rừng, huyện Chiêm Hóa đặc biệt quan tâm tới phát triển ngành chế biến gỗ tại địa phương. Hiện, huyện có trên trên 100 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 48 cơ sở sản xuất có quy mô công suất chế biến lớn, điểm hình như: Công ty TNHH Thuận Gia Thành, công ty TNHH Sao Việt, doanh nghiệp tư nhân Toàn Phát…; cùng nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Những năm gần đây các cơ sở chế biến, kinh doanh gỗ xẻ, gỗ thanh tăng mạnh, các sản phẩm chế biến chủ yếu như: Dăm mảnh, ván bóc, ván xẻ, ván thanh, chế tác và đồ mộc gia dụng.

Các sản phẩm sau chế biến được tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh, một phần được xuất khẩu. Nhiều cơ sở, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các cơ sở làm đồ mộc truyền thống cũng được huyện quan tâm duy trì, phát triển. Cùng với tiêu thụ nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, các cơ sở, doanh nghiệp còn thu mua lâm sản từ các địa bàn lân cận để chế biến, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Anh Phạm Văn Khánh, thôn Bình Minh, xã Minh Quang (Chiêm Hóa) cho biết, nhận thấy lợi thế từ vùng nguyên liệu sẵn có cùng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh đã mạnh dàn đầu tư máy móc mở xưởng bóc ván gỗ kết hợp băm dăm mảnh. Hiện nay mỗi tháng cơ sở chế biến lâm sản của anh bao tiêu gần 1.000m3 gỗ nguyên liệu cho người dân trong vùng; mỗi tháng cơ sở xuất bán khoảng 300m3 ván bóc sang thị trường Trung Quốc. Không chỉ đảm bảo thu nhập cho gia đình, cơ sở sản xuất gỗ của anh Khánh còn tạo việc làm cho 7 lao động thường xuyên với mức lương 7 triệu đồng/người/tháng và 15 lao động thời vụ.

Được biết, toàn huyện Chiêm Hóa hiện có trên 73.833 ha rừng. Trong đó, rừng sản xuất gần 56.212 ha; rừng phòng hộ 17.374 ha. Rừng đặc dụng 246ha trên tổng số địa bàn 21 xã, thị trấn. Để tận dụng tốt lợi thế này, thời gian tới, huyện Chiêm Hóa sẽ tập trung phát triển chế biến với phát triển sản xuất lâm nghiệp, thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, quy hoạch rừng gỗ lớn, tăng chất lượng giống cây nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ. Phối hợp với các ngành chức năng, lực lượng Kiểm lâm tăng cường quản lý rừng, kiểm soát việc kinh doanh lâm sản nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào hợp pháp trước khi đưa vào chế biến.

Các sản phẩm từ trồng rừng mang lại nguồn thu ổn định cho người dân địa phương
Các sản phẩm từ trồng rừng mang lại nguồn thu ổn định cho người dân địa phương

Đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chủ động thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ của tỉnh về phát triển lâm nghiệp, hình thành liên kết từ cung cấp nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm sau chế biến mang lại giá trị kinh tế cao từ rừng.

Song hành với phát triển kinh tế rừng, thời gian qua, ngành chức năng, các đơn vị chủ rừng và UBND các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hóa còn tăng cường phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Ông Kim Ngọc Tuyên, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Chiêm Hóa cho biết: Thực hiện chủ trương của địa phương về việc quản lý bảo vệ rừng nhằm tạo một môi trường ngày càng trong lành và tăng thêm thu nhập cho bà con nhân dân, các thôn, bản thường xuyên tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cho từng hộ gia đình, lập quy ước hương ước của bản trong việc bảo vệ rừng. Đây được coi là nhiệm vụ chung chứ không phải riêng cá nhân từng hộ gia đình. Những trường hợp có hành vi chặt phá, đốt nương trái quy định sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm.

Đặc biệt, huyện Chiêm Hóa đã tận dụng hiệu quả vai trò của những người đứng đầu bản, già làng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, hộ gia đình. Để cho mọi người đều hiểu được rằng giữ được rừng là giữ được nguồn nước đầu nguồn phục vụ sinh hoạt cũng như canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân.

Với những nỗ lực đó của chính quyền và người dân địa phương, tình trạng nhân dân tự ý chặt phá cây rừng trái quy định đã không còn. Hiện tượng người dân đốt rừng làm nương cũng không có, nhân dân chung tay bảo vệ rừng đặc biệt là trong mùa khô khi mà nguy cơ cháy rừng xảy ra cao.

“Trong thời gian tới, Hạt Kiểm lâm huyện Chiêm Hóa sẽ tham mưu chính quyền địa phương huy động các nguồn lực để phát triển rừng; tiếp tục triển khai giao khoán các diện tích rừng cho cộng đồng, người dân quản lý; tăng cường tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ các diện tích rừng hiện có, mạnh dạn vay vốn, đầu tư trồng rừng để nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống” ông Kim Ngọc Tuyên chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 1 phút trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Xây dựng “điểm tựa” cho bản làng thông qua cơ chế, chính sách phù hợp

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 3 phút trước
Đội ngũ Người có uy tín luôn giữ vai trò quan trọng; là “cầu nối” đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Do đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm, kịp thời ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện về cơ chế, chính sách để phát huy vai trò Người có uy tín.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 41 phút trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 3 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” ở Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Tin tức - PV - 4 giờ trước
Sáng 30/4, tại Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5/1972-1/5/2024.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 10 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 14 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.