Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiếc túi đựng cơm của người M’nông

PV - 15:05, 03/04/2018

Trong cuộc sống hiện đại, dù nhiều nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS theo dòng thời gian mà thay đổi để phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Tuy nhiên, đồng bào M’nông sinh sống ở Nam Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông), có một món đồ vật gắn liền với cuộc sống của bà con từ nhà, ra ngõ, lên nương, xuất hiện trong sính lễ của đám cưới, theo người mất về thế giới bên kia... Đó chính là chiếc túi đựng cơm.

Một nghề công phu

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi tìm đến nhà bà Yo Bông (buôn Chiêng Kao, xã Đăk Phơi, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk). Vừa vào đến nhà, đã ngửi thấy mùi cơm mới quyện vào mùi củi bếp tạo thành một hương vị thật ấm cúng. Bà Yo Bông năm nay đã ngoài 70 tuổi, và là người cần mẫn cả đời để tạo ra sản phẩm độc đáo là chiếc túi đựng cơm-vật bất ly thân với người dân tộc M’nông.

Bà Yo Bông chuẩn bị mang những chiếc túi đựng cơm đi bán. Bà Yo Bông chuẩn bị mang những chiếc túi đựng cơm đi bán.

 

Để làm ra được một chiếc túi phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó và khéo tay. Đầu tiên, người thợ phải ra đầm lầy tìm cây Diêng Dung (còn gọi là cây nát) chặt mang về phơi khô đến khi ngả thành màu vàng, rồi chọn những sợi già, dài, suôn thẳng, không bị sâu và mối mọt ép nhẹ cho sợi dẹt mỏng để đan túi.

Túi đựng cơm có hình dáng trụ tròn, miệng nhỏ, đáy hơi lồi, được đan theo kiểu hình xương cá. Tùy theo nhu cầu ăn cơm của từng người mà những chiếc túi sẽ có những kích cỡ khác nhau.

Bà Yo Bông cho biết: “Chỉ có thể đan túi vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này sợi mới mềm dẻo, dễ đan. Thời gian để làm ra một chiếc túi tùy thuộc vào kỹ năng của người thợ, nếu tay nghề giỏi thì mỗi ngày một người có thể đan được 1 đến 2 túi, với túi lớn sẽ mất nhiều thời gian hơn.”

Già làng Ma Rin, ở bon Bu Prâng, xã Đăk N’drung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông cũng cho biết, dù bây giờ xã hội phát triển, có nhiều vật dụng đựng cơm hiện đại nhưng người M’nông vẫn giữ thói quen đựng cơm trong túi, bởi tính tiện dụng, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi lên nương rẫy. Túi đựng cơm có tác dụng giữ cho cơm thoát nước, thông thoáng, khi ăn sẽ ngon hơn. Sau khi ăn hết phần cơm trong túi, người dùng mang ra cạo sạch bên trong rồi treo trên gác bếp lần sau sử dụng.

Biểu tượng văn hóa

Đối với người M’nông, chiếc túi đựng cơm không chỉ là vật dụng đơn thuần giúp người dân đựng cơm đem đi nương rẫy cho các thành viên trong gia đình, túi đựng cơm còn được xem là một tài sản dùng để làm của hồi môn chia cho con trai và con gái khi lập gia đình. Bởi chiếc túi mang ý nghĩa cha mẹ muốn con cái luôn có cơm no, áo ấm, gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Ngoài ra, túi còn dùng để cúng Lễ mừng thọ cho ông (bà) hay đựng cơm cúng cho người mới mất…

Những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông vẫn được lưu giữ và trao truyền. Những giá trị văn hóa truyền thống của người M’nông vẫn được lưu giữ và trao truyền.

 

Già Ma Rin cho biết, đến gia đình của người M’nông chỉ cần xuống bếp đếm số túi đặt trong góc bếp là biết gia đình đó có bao nhiêu thành viên.

Ông Trần Quang Năm, Trưởng phòng Nghiên cứu, Sưu tầm Bảo tàng Đăk Lăk cho biết: Túi đựng cơm được coi là một vật linh thiêng của người M’nông nên khi làm xong, muốn dùng để trao đổi hoặc bán mua đều phải tiến hành nghi thức cúng thần bếp. Lễ vật cúng thường là một chóe rượu cần nhỏ và một con gà trống tơ. Người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ cắt tiết gà, lấy tiết bôi lên miệng những túi đựng cơm, mời thần linh trông giữ để cơm đựng trong túi luôn ngon không bị hỏng, người ăn không bị bệnh tật. Hiện nay, nghi thức cúng này vẫn được dân tộc M’nông sinh sống trên địa bàn Tây Nguyên duy trì.

Theo Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông, Phó Giám đốc Trung tâm KHXH&NV Tây Nguyên, trước đây, nồi đồng, quả bầu, túi đựng cơm là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình của người M’nông. Ngày nay, cuộc sống trong các buôn, bon đã có nhiều đổi thay, các vật dụng hiện đại tiện lợi hơn, nên nhiều vật dụng đã bị thay thế. Chỉ còn duy nhất chiếc túi đựng cơm là vẫn còn trong mỗi gia đình đồng bào.

Có thể nói, chiếc túi đựng cơm như là một “túi khôn văn hóa” của người M’nông. Nơi lưu giữ hồn cốt, tri thức bản địa trong văn hóa của cộng đồng dân tộc này.

Trải qua năm tháng, biến cố thăng trầm, chiếc túi đựng cơm vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hóa của người M’nông.

Chiếc túi cơm đan theo hình xương cá thể hiện về địa bàn cư trú của người M’nông thường sinh sống ở các vùng đồi núi nhưng dồi dào nguồn nước như ven sông, ven suối. Đáy của túi hơi lồi thể hiện sự sung túc, đủ đầy và ý thức phải tích trữ. Hay như màu sắc của túi, nếu là màu vàng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu. Chiếc túi đựng cơm của người M’nông luôn có mặt trong các dịp đặc biệt nhất của mỗi cá nhân, gia đình, hay cộng đồng thể hiện ý thức trao truyền văn hóa, gìn giữ tinh hoa của tộc người.

TUYẾT MAI - HIẾU ANH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 3 phút trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 12 phút trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 17 phút trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

Tin tức - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Tối 16/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Glei (Kon Tum) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh cứ điểm Đăk Pék, cùng đông đảo Nhân dân địa phương
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.
Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Kon Tum: Công bố Quyết định công nhận Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 17/5, UBND xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Làng du lịch cộng đồng Đăk Răng. Đây là làng du lịch cộng đồng đầu tiên của người Gié Triêng sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.