Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chie – dù pù dù pà ơi

Duy Ly - 11:17, 30/04/2021

Cách đây hơn 10 năm, Jica (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đã đưa ra Dự án “Xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc” giai đoạn 2009 - 2011, nhằm hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Thái, Lào, Mông ở bốn tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình và Lai Châu. Để tiếp tục duy trì hoạt động bảo tồn và phát triển nghề dệt thủ công của đồng bào, tháng 8/2011, doanh nghiệp xã hội “Chie – dù pù dù pà ơi” ra đời, với sự dẫn dắt của chị Trương Thị Thủy.

Chị Trương Thị Thu Thủy trong cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình tại 66 Hàng Trống.
Chị Trương Thị Thu Thủy trong cửa hàng giới thiệu sản phẩm của mình tại 66 Hàng Trống.

Cơ duyên gắn bó

Nằm tại địa chỉ 66 Hàng Trống (Hà Nội) cửa hàng trưng bày nhỏ xinh của chị Trương Thị Thu Thủy, chủ doanh nghiệp xã hội “Chie – dù pù dù pà ơi” hút mắt đến lạ kỳ. Chia sẻ về cơ duyên đưa đến quyết định thành lập doanh nghiệp, chị Thủy kể: Cách đây hơn 10 năm, Jica (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) đã đưa ra Dự án “Xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc” giai đoạn 2009 - 2011, nhằm hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc Thái, Lào, Mông ở bốn tỉnh Tây Bắc là Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình và Lai Châu.

Dự án có hai mảng, ngành nghề thủ công và chế biến nông sản. Là nhân viên làm việc ở mảng dệt trong dự án đó nên ngay sau khi kết thúc, được sự động viên, giúp đỡ của các cán bộ, chị Thủy vẫn tiếp tục làm việc với bà con dưới vai trò cá nhân bằng cách xây dựng thương hiệu Chie.

“Dù pù dù pà theo tiếng Thái nghĩa là ở rừng ở núi. Còn Chie là một cái tên rất phổ thông trong tiếng Nhật. Chúng mình luôn nhớ về sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản trong Dự án xúc tiến ngành nghề nông thôn Tây Bắc do Jica tài trợ, nhờ đó mà có “Chie – dù pù dù pà ơi” ngày nay!”, chị Trương Thị Thu Thủy, Chủ doanh nghiệp xã hội “Chie – dù pù dù pà ơi” chia sẻ.

Với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hoá các DTTS, đồng thời không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức về nghề dệt, nên chị Thủy là người trực tiếp lên ý tưởng cho các sản phẩm của mình. Do đó, các sản phẩm thủ công của Chie không những giữ được nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc, mà còn chứa đựng hơi thở của cuộc sống, có tính ứng dụng cao. Một số sản phẩm nổi bật, được yêu thích như: Quần áo, khăn, mũ, mành rèm, ga gối, khăn trải bàn, lót cốc, đồ chơi, móc khoá, thú nhồi bông…

Các sản phẩm tại Chie được làm tại xưởng mẫu ở Hà Nội, sau đó chuyển lên các hợp tác xã dệt may mà Chie hợp tác, như Hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang (Điện Biên); Hợp tác xã dệt Chiềng Châu (Hòa Bình) và một số nhóm, hộ gia đình ở Cán Tỷ, Hà Giang; Pà Cò, Hòa Bình; Kỳ Sơn, Nghệ An… và mới đây là một số nhóm dệt miền Trung, Tây Nguyên.

Khoảng 5 năm đầu chị Thủy thường lên tận nơi để hướng dẫn bà con mỗi khi có mẫu mới. Sau đó, các Hợp tác xã sẽ cử một đến hai người tay nghề khá về Hà Nội học. Gần đây, nhờ sự phát triển của các phương tiện hiện đại, cộng với tay nghề ngày một nâng cao của bà con nên chị chỉ cần gửi thông tin, hình ảnh và yêu cầu về sản phẩm là bà con tự làm được.

Doanh thu của Chie thời điểm trước khi có dịch Covid-19, trung bình dao động từ 200 - 400 triệu đồng/tháng. Thu nhập của xã viên các tại Hợp tác xã trung bình từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Họa tiết xoắn ốc - một họa tiết phổ biến của người Mông được đính trên khẩu trang của Chie như một lời chúc sức khỏe và an lành cho khách hàng.
Họa tiết xoắn ốc - một họa tiết phổ biến của người Mông được đính trên khẩu trang của Chie như một lời chúc sức khỏe và an lành cho khách hàng.

Có nhiều cách để gìn giữ bản sắc dân tộc

Trong tháng 4-5/2021, Chie tổ chức rất nhiều hoạt động nhằm quảng bá rộng rãi nét đẹp văn hoá của các DTTS. Có thể kể đến một số hoạt động nổi bật như: Buổi trưng bày "Nét chạm thời gian" và Talkshow (buổi chia sẻ) "Ý nghĩa của lễ buộc chỉ cổ tay và tục cưới hỏi của người dân tộc thiểu số" vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2021 thu hút đông đảo sự tham gia của các bạn trẻ.

Không chỉ vậy, hằng ngày Chie vẫn tiếp đón rất đông những vị khách đến không chỉ để mua sắm, mà họ đến để gặp chị Thủy, để cùng “thưởng” trà trong không gian đậm bản sắc dân tộc, được chị kể cho nghe về nghề dệt truyền thống như, cách nhuộm ra các tấm vải màu xanh từ cây chàm, màu cam từ củ nâu, về quy trình từ một cây lanh khô cứng để ra một chiếc váy của cô gái Mông.

Hay họ đến để nghe kể về Khau Kut và Kut Pieu - một câu chuyện cảm động về tình yêu và tình nghĩa vợ chồng của người Thái, về những đồng bạc thách cưới, những đôi khuyên tai đủ kiểu dáng độc đáo hay những chiếc trâm cài tóc tinh xảo… và rất nhiều chủ đề hấp dẫn khác về đồng bào DTTS.

Chị Thủy thường nói: “Có nhiều cách để giữ gìn bản sắc văn hoá DTTS, chỉ là bản thân của mỗi cá nhân, cộng đồng dân tộc phải nhận thức được ý nghĩa về cái đẹp, bản sắc quý báu dân tộc mình, mà tự hào và có trách nhiệm để giữ gìn và phát huy được giá trị của nó”.

Chia sẻ về khó khăn của doanh nghiệp, chị nói: Đã kinh doanh thì phải xác định vất vả, ngay như đại dịch Covid-19 xảy ra khiến chúng tôi phải hoạt động cầm chừng, sản phẩm thủ công của bà con cũng kén người dùng do giá thành cao và khó bảo quản, khó cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp…”Tôi tin rằng “chúng” vẫn có chỗ đứng trong đời sống hiện đại. Vì vậy, chúng tôi luôn cố gắng cải tiến mẫu mã, tăng tính ứng dụng và quảng bá rộng hơn nữa đến mọi người”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.