Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Chia lửa" với đồng bào Khơ Mú ở Chăm Puông

Thanh Nguyễn - 20:55, 18/07/2021

Dịch bệnh Covid-19 "đã gõ" cửa vùng “thâm sơn” Chăm Puông, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An), khiến 21 người dân tộc Khơ Mú trở thành F0, buộc phải cách ly theo Chỉ thị 16. Cùng bà con Chăm Puông chống dịch, đã có nhiều tấn hàng hóa được các tổ chức, đoàn thể quyên góp chuyển đến; những thầy cô nơi huyện vùng cao 30a Tương Dương cũng đã xếp giáo án đến “chia lửa” cùng người dân Chăm Puông…

Người dân Chăm Puông được lấy mẫu xét nghiệm
Người dân Chăm Puông được lấy mẫu xét nghiệm

Khó khăn từ Chăm Puông

Người dân ở bản Chăm Puông chủ yếu là dân tộc Khơ Mú, sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, chăn nuôi gia súc gia cầm và nguồn kinh phí do những người lao động ly hương gửi về. Toàn bản có 214 người dân đang đi làm việc trong và ngoài nước, hầu hết là lao động phổ thông, nên thu nhập cũng không cao. 

Chăm Puông là bản cách xa trung tâm xã Lượng Minh, việc đi lại hết sức khó khăn. Từ trung tâm xã Lượng Minh đến bản Chăm Puông phải đi qua chừng 15km đồi núi quanh co; còn từ xã Lượng Minh đến trung tâm huyện Tương Dương cũng chừng 20km.

Cả bản Chăm Puông có 195 hộ, với 978 nhân khẩu nhưng trên 75% là hộ nghèo. Cuộc sống đồng bào Khơ mú thường ngày vốn đã khó khăn, sống chủ yếu dựa vào rừng, rẫy, nay gặp phải dịch bệnh càng trở nên túng quẫn.

Ông Vi Đình Phúc, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, huyện Tương Dương tâm tư: Lo nhất vẫn là thiếu đói. Mong các cấp, các ngành tiếp tục ủng hộ, giúp đỡ để người dân Chăm Puông chiến thắng dịch bệnh.

Sau 5 ngày phát hiện những ca nhiễm đầu tiên (13/7), 3 cụm dân cư bám theo 3 nhánh khe ở bản Chăm Puông giờ đây là vùng đất biệt lập, ngăn cách với bên ngoài bởi những dây chăng, biển cấm… để phòng chống dịch bệnh. Quãng đường vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con vùng dịch đang rất khó khăn do “vướng” cây cầu treo, bắt buộc phải hạ tải để tăng bo. 

Ông Phan Đức Sơn, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương nêu thực tế: Quan điểm của huyện, là không thể để dân đói vì dịch. Huyện cũng đang nỗ lực kêu gọi hỗ trợ, giúp đỡ người dân các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Sống xa trung tâm, đời sống khó khăn, còn nhiều tập tục lạc hậu nên nhận thức của người dân nơi đây về phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế. Điều rất đặc biệt, người dân Chăm Puông đa phần nói tiếng Khơ Mú nên khả năng nói tiếng phổ thông hạn chế. Đó là thực tế đầy khó khăn trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

Trong những ngày qua, song song với việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, huyện Tương Dương đã dùng xe chuyên dụng của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông để tuyên truyền, vận động cũng như thông báo cho người dân bằng tiếng dân tộc Khơ Mú giúp bà con dễ hiểu, tiếp nhận thông tin nhanh và chính xác hơn.

Huyện Tương Dương cũng đã chia thành nhiều tổ, với đầy đủ các lực lượng như cán bộ công an, y tế và cán bộ bản (những người biết thông thạo tiếng Khơ Mú) đến tận từng nhà dân để tuyên truyền, vận động người dân.

Lực lượng chống dịch phun khử khuẩn ở Chăm Puông
Lực lượng chống dịch phun khử khuẩn ở Chăm Puông

Có lẽ, với những lực lượng tuyến đầu chống dịch, thì việc phải vượt qua bao núi cao, bao con suối, bao ngõ nhà quanh co bên sườn dốc… là những kỷ niệm không thể quên. Theo thông tin chúng tôi có được, cả bản đã có 131 trường hợp F1, 152 trường hợp F2. Công tác xét nghiệm, lấy mẫu vẫn đang tiến hành rất khẩn trương. 

Hiện cả bản vẫn còn khoảng 40 trường hợp đang lên nương rẫy xa, chưa được xét nghiệm. Vậy là, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch huyện Tương Dương đã phải cử đoàn công tác lên núi mời 40 người này xuống khu vực ở gần bản, lấy mẫu test nhanh và yêu cầu ký cam kết thực hiện cách ly tại các chòi trên nương rẫy 21 ngày, tạm thời không về bản để phòng, chống dịch.

Nỗ lực chống dịch

Đã bước sang ngày thứ 6, kể từ khi 3 ca nhiễm Covid-19 ở bản Chăm Puông được phát hiện ngày 13/7. Chăm Puông hiện đã có 21 người mắc bệnh Covid-19, tương đương với 5% dân số của bản.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An, gần 7 tấn hàng gồm 3 tấn gạo, 100kg lạc nhân, 120 thùng mì tôm, 500 chai và 195 can nước mắm, 20 thùng sữa tươi Vinamilk, 100 hộp khẩu trang y tế; 100 tấm kính chống giọt bắn… trị giá gần 100 triệu đồng đã được chở lên huyện Tương Dương, cùng "chia lửa" với đồng bào ở Chăm Puông.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại bản Chăm Puông, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh, của huyện Tương Dương đã vào cuộc rất khẩn trương, quyết liệt. Những trường hợp là F0, F1, F2 đã được cách li y tế. 

Đồng thời, huyện Tương Dương cũng đã mở rộng điều tra truy vết, tìm kiếm người liên quan ở 2 bản liền kề của xã Lượng Minh là bản Minh Thành, Minh Tiến và cả 2 trường hợp ở thị trấn Hòa Bình.

Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, huyện Tương Dương đã thành lập 4 chốt kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 phong tỏa, chốt chặn tại bản Chăm Puông và xã Lượng Minh... Toàn huyện Tương Dương cũng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15; riêng xã Lượng Minh (trong đó có bản Chăm Puông) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Trước thực tế nhiều khó khăn ở ổ dịch Chăm Puông, nhiều giáo viên các trường học trên địa bàn Tương Dương cũng đã viết đơn tình nguyện lên tuyến đầu hỗ trợ công tác chống dịch. Các địa phương còn lại của huyện 30a này cũng đã bằng nhiều việc làm, hành động… hướng về Chăm Puông với tinh thần sẻ chia gian khó.

Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Phan Đức Sơn (Áo đỏ) kiểm tra bếp ăn phục vụ khu cách ly
Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Phan Đức Sơn (Áo đỏ) kiểm tra bếp ăn phục vụ khu cách ly

Ông Phan Đức Sơn, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho hay: Huyện đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm 4 tại chỗ, duy trì hoạt động có hiệu quả tổ truy vết (do Công an làm tổ trưởng), tổ lấy mẫu, tổ Covid cộng đồng gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu, chấp hành các quy định về phòng, chống dịch và tránh tình trạng người dân quá bi quan, lo lắng... Hiện tại, huyện đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm lần 2 đối với các trường hợp nghi ngờ.

Tính đến 6h ngày 18/7, tại khu cách ly huyện Tương Dương đang tiếp nhận 151 công dân; trong đó, nam có 74, nữ có 77 người. Trong số này có 71 trẻ em dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai 2 người, người già trên 60 tuổi là 4 người.

Hiện tại, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của huyện đã thiết lập sở chỉ huy chống dịch, đặt tại bản Chăm Puông do một đồng chí Phó Chủ tịch huyện làm trưởng ban, có sự tham gia của lãnh đạo công an, ban chỉ huy quân sự huyện. 

Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Phan Đức Sơn nói: Huyện đã và đang thực hiện tốt phương châm “Nhà cách ly với nhà, người cách ly với người, bản cách ly với bản”; vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ";  cung cấp đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân trong khu phong tỏa và khu cách ly.  "Nỗ lực cao nhất mà huyện đang quyết liệt thực hiện là ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, không để người dân thiếu đói".

(Nội dung thông tin, truyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 7 giờ trước
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.