Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Châu Âu trong nỗi lo thiếu khí đốt

PV - 10:01, 02/03/2022

Căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine đang đặt ra mối lo ngày càng lớn về nguy cơ thiếu khí đốt cho châu Âu.

Châu Âu trong nỗi lo thiếu khí đốt

Châu Âu đang rơi vào một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng do dự trữ khí đốt dần cạn kiệt sau mùa đông giá lạnh năm 2021 và nhu cầu nhiên liệu gia tăng trong nỗ lực phục hồi kinh tế. Giá năng lượng tại châu Âu cao ngất đang gây sức ép lên các hộ gia đình và doanh nghiệp ở khu vực này.

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu hơn một nửa nhu cầu năng lượng (61%). Là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu, Nga hiện cung cấp khoảng 35% lượng khí đốt cho khu vực này.

Trong những tháng qua, Nga đã bị cáo buộc thao túng dòng khí đốt để đẩy giá năng lượng lên cao, cố tình giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu để thúc đẩy việc phê duyệt dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy Phương Bắc 2) cũng như sử dụng khí đốt làm “đòn bẩy” trong cuộc đàm phán với phương Tây về vấn đề Ukraine.

Tuy nhiên, Moscow đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này, đồng thời nhấn mạnh không sử dụng khí đốt như một vũ khí chính trị. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cũng tuyên bố vẫn thực thi đầy đủ các nghĩa vụ trên hợp đồng với khách hàng châu Âu.

Nhận định về cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, mới đây, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, giá nhiên liệu tăng cao tại thị trường châu Âu là do các quốc gia ở khu vực này đã bỏ qua việc ký các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn.

“Về hợp tác năng lượng, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng tất cả các tương tác trong lĩnh vực cung cấp năng lượng phải minh bạch nhất có thể, mang tính thị trường và dựa trên các hợp đồng dài hạn. Đây là điều mà người châu Âu đã bỏ qua, và bây giờ họ mua khí đốt không phải ở mức 300USD, mà là 1.300USD/1.000m3. Trên thực tế còn hơn thế nữa”, ông Peskov nhấn mạnh, theo Izvestia.

Hồi cuối tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Nga V.Putin đã chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giá nhiên liệu ở châu Âu, cụ thể là thời tiết không thuận lợi, các công ty dầu khí của châu Âu không chú trọng đầu tư mở rộng khai thác, cũng như chính sách nóng vội chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Dù châu Âu đang đầu tư mạnh tay cho các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời, các nước ở khu vực này vẫn cần nguồn năng lượng truyền thống phục vụ sản xuất và dân sinh. Do đó, căng thẳng gia tăng giữa Nga với phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine thời gian gần đây đã “phủ bóng đen” lên thị trường năng lượng ở châu Âu.

Đã có những câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra với nguồn cung cấp năng lượng của châu Âu nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt. Trong trường hợp này, châu Âu có thể hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng về y tế và kinh tế, nhất là khi đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.

Giới chức EU hiện đang ráo riết tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là tìm kiếm bảo đảm nguồn cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nước xuất khẩu lớn. Theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, EU đang xem xét tất cả các lựa chọn và kịch bản, bao gồm việc hợp tác với các đối tác trong trường hợp Nga giảm hoặc tạm dừng cung cấp khí đốt.

EU và Mỹ cũng đang phối hợp nhằm bảo đảm cung cấp khí đốt tự nhiên một cách liên tục, đầy đủ và kịp thời cho EU từ các nguồn khác nhau trên toàn cầu, nhằm tránh cú sốc về nguồn cung xảy ra, trong đó có tác động từ tình hình Nga-Ukraine.

Để bảo đảm không để xảy ra tình trạng thiếu khí đốt tại các nước đồng minh châu Âu, Mỹ đang nỗ lực tiếp xúc với các nước nhập khẩu khí thiên nhiên châu Á. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiếp xúc với các nước sản xuất khí đốt như Qatar, Nigeria, Ai Cập, Libya để thảo luận về việc tăng sản lượng khi xảy ra tình huống nguy cấp.

Hãng tin RT của Nga nhận định, kịch bản Moscow cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu rất khó xảy ra, trừ khi các lệnh trừng phạt mới nhắm vào khả năng thanh toán hàng hóa xuất khẩu của Moscow. Châu Âu vẫn là thị trường tiềm năng nhất đối với khí đốt của Nga.

Vào năm 2020, Nga đã cung cấp 175 tỷ mét khối khí đốt cho châu Âu, nhiều hơn so với thị trường lớn thứ hai của Moscow là châu Á-Thái Bình Dương. Vậy nên Nga sẽ không mạo hiểm đặt nguồn thu chính của mình đứng trước rủi ro.

Các dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu không hề bị gián đoạn ngay cả ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh. Các chuyên gia tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group của Mỹ cũng cho rằng kịch bản Nga đột ngột cắt toàn bộ nguồn cung khí đốt cho châu Âu là khả năng khó xảy ra nhất. Một động thái như vậy sẽ dẫn tới tổn thất tài chính lớn cho Moscow, đồng thời sẽ dẫn tới nỗ lực phối hợp giữa các nước thành viên EU để vĩnh viễn cắt giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 3 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...