Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp: Chậm tiến độ vì nhiều rào cản

PV - 09:48, 06/03/2019

Hiện các địa phương đang tích cực thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (GCNQSDĐLN) cho hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, do còn nhiều rào cản chưa được tháo gỡ nên tiến độ cấp GCNQSDĐLN vẫn rất chậm.

Chậm tiến độ

Từ năm 2006, Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp GCNQSDĐLN cho 8 tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ và 9 tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 26/04/2006 (gọi tắt là Dự án 672). Dự án 672 đặt ra lộ trình cho các địa phương là phải hoàn thành cơ bản việc giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐLN năm 2008.

Cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp GCNQSDĐLN. Cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp GCNQSDĐLN.

Nhưng tất cả các địa phương đều không “về đích” đúng hạn. Hầu hết các địa phương thực hiện Dự án 672, năm 2019 này vẫn đang đặt ra chỉ tiêu phải hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐLN.

Hòa Bình có thể xem là địa phương “đi trước, về sau” trong việc thực hiện Dự án 672. Sau khi có thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 672/QĐ-TTg, tháng 1/2007, UBND tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 127/QĐ-UBND phê duyệt thiết kế kỹ thuật-Dự toán thành lập bản đồ địa chính 1/10.000 và hồ sơ địa chính cấp GCNQSDĐLN. Tỉnh đặt ra mục tiêu đến tháng 4/2009 hoàn thành công đoạn đo đạc, lập bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/10.000 trên địa bàn toàn tỉnh; đến tháng 6/2011, hoàn thành công đoạn giao đất, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐLN cho gần 132 nghìn hộ gia đình, cá nhân trên toàn tỉnh.

Nhưng tính đến cuối năm 2018, theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình, toàn tỉnh vẫn còn hơn 45 nghìn hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSDĐLN. Trong đó có 25.023 hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền ký nhưng chưa trao cho người sử dụng đất, 20.057 hồ sơ đang bị “treo”. Tỉnh Hòa Bình đặt ra mục tiêu phấn hoàn thành việc cấp GCNQSDĐLN trong năm 2019.

Không chỉ Hòa Bình mà nhiều địa phương khác, tiến độ cấp GCNQSDĐLN cũng rất chậm. Như Quảng Nam, hiện việc cấp giấy mới chỉ đạt 65,1% trên tổng diện tích đất cần cấp; Bình Phước mới chỉ đạt chiếm 41,99% trên tổng diện tích đất cần cấp, Thậm chí ở một số địa phương còn đặt ra mục tiêu hoàn thành cấp GCNQSDĐLN sau năm 2020!.

Nhiều khoảng trống pháp lý

Một trong những nguyên nhân khiến việc chậm cấp GCNQSDĐLN cho hộ gia đình, cá nhân là do thiếu kinh phí. Về phía chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn (ngành Tài nguyên và Môi trường), việc trắc đạc, chỉnh lý từ thực địa cho đến khi cấp GCNQSDĐLN cho người dân cần một khoản kinh phí không hề nhỏ.

Còn về phía người dân sinh sống dựa vào rừng, dù rất muốn có GCNQSDĐLN, nhưng do đời sống còn khó khăn nên không đủ khả năng tài chính để đảm bảo chi phí làm thủ tục cấp GCNQSDĐLN. Cũng không loại trừ trường hợp, một số hộ đủ điều kiện nhưng không làm thủ tục theo đúng quy định mà chờ đợi chủ trương của Nhà nước để làm sao có lợi nhất.

Ngoài ra, ở các địa phương hiện vẫn “tồn kho” nhiều GCNQSDĐLN đã được ký nhưng vẫn chưa được trao cho người dân. Nguyên nhân là sau khi GCNQSDĐLN được cấp có thẩm quyền ký, cơ quan chức năng lại phát hiện những sai lệch giữa hồ sơ và thực địa nên buộc phải “treo” lại.

Như tỉnh Hòa Bình, toàn tỉnh hiện có 15.438/25.023 GCNQSDĐLN đã ký nhưng chưa trao cho người sử dụng do phát hiện sai sót. Trong đó, sai về hình thể, vị trí, diện tích là 5.506 giấy; in sai số Chứng minh nhân dân (CMND), địa chỉ, tên họ đệm, ngày tháng năm sinh người sử dụng đất 8.018 giấy; in sai loại đất, sai địa giới hành chính 1.914 giấy.

Một rào cản khiến việc cấp GCNQSDĐLN gặp rất nhiều khó khăn hiện nay là việc có nhiều hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào DTTS di cư tự phát, không có CMND, sổ hộ khẩu. Người dân không có những giấy tờ này nên không thể đăng ký, kê khai lập hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp.

Phải khẳng định, việc cấp GCNQSDĐLN cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống dựa vào rừng, có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp mà còn giúp hộ gia đình, cá nhân khi được cấp GCNQSDĐLN yên tâm sử dụng đất, đồng thời có “tài sản” để thế chấp vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất, vươn lên làm giàu.

Để hướng tới mục tiêu này trong thời gian sớm nhất, các địa phương cần phải đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐLN, nhất là việc chỉnh lý những hồ sơ đã được duyệt nhưng còn sai sót. Quan trọng hơn cả, người dân-chủ thể sử dụng đất lâm nghiệp, cần nhận thức được giá trị của việc được cấp GCNQSDĐLN, từ đó tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để sớm được cấp GCNQSDĐLN.

SỸ HÀO

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.