Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cấp gạo cứu đói mùa giáp hạt: Chỉ là giải pháp tạm thời

PV - 10:07, 08/03/2019

Vào tháng 3 hằng năm, khi lúa trên những thửa ruộng mới gieo cấy thì nhiều địa bàn khu vực miền núi lại bước vào kỳ giáp hạt, đi kèm với nỗi lo thiếu đói của nhiều gia đình nghèo. Chính sách hỗ trợ gạo của Chính phủ vào dịp giáp hạt phần nào giúp bà con ổn định cuộc sống, nhưng dù sao cũng chỉ là giải pháp tạm thời.

Lo mùa giáp hạt

Trong dịp Tết Kỷ Hợi, công tác an sinh xã hội đã được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kinh phí hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội trong dịp Tết vừa qua khoảng 2.347 tỷ đồng. Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ các cấp đã vận động được 1.052 tỷ đồng với 3.297 nghìn suất quà trao cho các hộ nghèo ăn Tết.

Sau Tết, để kịp thời vụ, bà con nông dân đã xuống đồng gieo cấy vụ Xuân 2019. Nhưng để thu hoạch thì cũng phải chờ mấy tháng nữa. Cũng chừng ấy thời gian, nhiều gia đình nghèo ở vùng khó khăn lại đối diện một kỳ giáp hạt với nỗi lo thiếu đói đầy ám ảnh.

Cấp gạo cứu đói giáp hạt giúp bà con phần nào vơi đi khó khăn. Cấp gạo cứu đói giáp hạt giúp bà con phần nào vơi đi khó khăn.

Gia đình ông Giàng Chẩn Dìn, thôn Ma Ngán A, xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương, Lào Cai) là một ví dụ. Là hộ nghèo, nhà có 8 nhân khẩu nên năm nào gia đình ông cũng nằm trong danh sách nhận gạo hỗ trợ dịp Tết. Bình quân mỗi nhân khẩu được hỗ trợ 15kg, vị chi dịp này nhà ông được gần 120kg gạo. Nhưng chừng đó cũng chỉ đủ ăn cho gia đình đến ngày Rằm tháng Giêng, sau đó là những ngày đằng đẵng nỗi lo cơm áo.

Nỗi lo của ông Dìn cũng như hàng nghìn hộ nghèo khác là một thực tế. Bởi sau Tết Kỷ Hợi, số hộ thiếu đói đã tăng đột biến. Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 1/2019, nhờ việc cấp phát gạo cứu đói trước và trong Tết kịp thời nên cả nước chỉ có khoảng 5,6 nghìn hộ thiếu đói. Nhưng sau Tết, tính đến hết tháng 2/2019, cả nước có đến 21,2 nghìn hộ, với 78,7 nghìn nhân khẩu thiếu đói. Tính chung cả hai tháng đầu năm 2019, cả nước có đến 26,8 nghìn hộ thiếu đói; tương ứng với 98,3 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói.

Trước đó, năm 2018, trong 2 tháng đầu năm cả nước có 40,1 nghìn hộ, với 149 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Tính chung ba tháng đầu năm 2018, cả nước có 46,2 nghìn hộ thiếu đói. Như vậy, chỉ trong tháng 3/2018, cả nước có thêm gần 6 nghìn hộ thiếu đói.

Các địa phương miền núi phía Bắc vẫn “dẫn đầu” về số hộ thiếu đói. Sau Tết Nguyên đán 2019, tỉnh Hà Giang có hơn 4,9 nghìn hộ, với 20,1 nghìn nhân khẩu thiếu đói; Yên Bái 3,5 nghìn hộ, với 12,2 nghìn nhân khẩu; Sơn La 2,7 nghìn hộ với 10 nghìn nhân khẩu,… Trước đó, trong 2 tháng đầu năm 2018, Hà Giang có hơn 5,2 nghìn hộ, với 22,7 nghìn nhân khẩu thiếu đói; Yên Bái có hơn 8,2 nghìn hộ, với trên 27,6 nghìn nhân khẩu thiếu đói...

Chỉ là tạm thời

Thực tế, năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán là lúc đồng bào vùng cao ở nhiều địa phương lại phải đối mặt với nỗi lo mùa giáp hạt. Vì thế, trước mùa giáp hạt đầu năm, Chính phủ đều xuất cấp gạo dự trữ để hỗ trợ giúp bà con vơi đi gánh nặng lo toan trong “tháng ba, ngày tám”…

Năm 2019, ngoài số gạo được xuất cấp cho người dân trước và trong Tết thì Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) cũng đã xuất cấp hơn 4.400 tấn gạo để hỗ trợ cứu đói cho 9 tỉnh trong thời gian giáp hạt; bao gồm: Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Bình Định, Đăk Nông, Đăk Lăk, Sóc Trăng và Gia Lai. Ngoài ra, riêng tỉnh Bắc Kạn được xuất cấp hơn 70 tấn gạo để hỗ trợ thiệt hại do bệnh lùn sọc đen hại lúa.

Những hạt gạo dự trữ được xuất cấp gói gém tình cảm, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với bà con ở vùng khó khăn. Bởi khi lúa, ngô trong bồ đã cạn mà lúa ngoài đồng còn xanh, không ít gia đình, nhất là đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK phải trải qua những bữa cơm độn khoai, sắn, thậm chí là đứt bữa. Được hỗ trợ 15kg gạo/tháng/nhân khẩu trong mùa giáp hạt đầu năm phần nào giúp nhiều gia đình vơi bớt khó khăn.

Gia đình anh Hoàng Văn Sùng ở tại thôn Khuổi Tèn, thị trấn Nà Ngần (Hà Quảng, Cao Bằng) là một ví dụ. Nhà tôi có mấy mảnh ruộng ở bìa rừng và một sườn đồi trồng ngô, nhưng năm 2018 bị lũ ống, sạt lở không trồng được cây gì.

“Nhà có 9 người, lần này được nhận 135kg gạo, vui lắm! Mình còn được hỗ trợ giống lúa, ngô để gieo vụ Xuân. Số gạo này đủ để nhà mình có cơm trắng ăn đến khi lúa, ngô thu hoạch”, anh Sùng cho biết.

Niềm vui của anh Sùng cũng là tâm trạng chung của những hộ nghèo được nhận gạo hỗ trợ trước mùa giáp hạt, cho thấy tính nhân văn sâu sắc của chính sách hỗ trợ này. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định việc hỗ trợ gạo cứu đói chỉ mang tính tạm thời. Về lâu dài, để giúp các hộ nghèo không bị thiếu đói trong mùa giáp hạt luôn cần sự chung tay, vào cuộc của chính quyền địa phương, của các tầng lớp Nhân dân và đặc biệt là của chính các hộ thiếu đói, phát huy mọi nguồn lực, có các cơ chế, chính sách ưu tiên cho hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Ngày 20/5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết, đơn vị vừa tổ chức bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 phút trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 6 phút trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.
Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Chính sách dân tộc - Lê Hường - 8 phút trước
Ngày 20/5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết, đơn vị vừa tổ chức bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Sức khỏe - Hồng Phúc - 13 phút trước
Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thời sự - Thúy Hồng - 14 phút trước
Chiều 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 49 đại biểu Người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 18:08, 20/05/2024
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 15:13, 20/05/2024
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:31, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12:27, 20/05/2024
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.