Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bỏ miễn học phí ngành Sư phạm: Những dự báo không lạc quan

PV - 16:54, 02/04/2018

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đang thu hút sự chú ý của dư luận. Bên cạnh những điểm đột phá thì dự thảo vẫn còn những vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, đề xuất bỏ chính sách miễn học phí bằng chính sách tín dụng đối với sinh viên các trường sư phạm trong dự thảo nhận được sự quan tâm nhất.

Viễn cảnh không sáng sủa của ngành Sư phạm

Sau 20 năm thực hiện (từ khi Luật Giáo dục 1998 có hiệu lực), chính sách miễn học phí được xem là “cứu cánh” cho những học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; đồng thời cũng là nguồn thu chính của các trường sự phạm khi được ngân sách cấp bù kinh phí. Tuy nhiên, trước tình trạng hàng trăm nghìn sinh viên sư phạm ra trường không làm (hoặc là không được làm) nghề giáo, hoặc thất nghiệp, khiến lãng phí ngân sách, lãng phí nguồn nhân lực được đào tạo nên nhiều chuyên gia giáo dục thống nhất kiến nghị dừng ngay chính sách miễn học phí.

Theo đuổi ước mơ giảng đường đại học vẫn là con đường được nhiều học sinh nông thôn, miền núi lựa chọn. (Ảnh minh họa) Theo đuổi ước mơ giảng đường đại học vẫn là con đường được nhiều học sinh nông thôn, miền núi lựa chọn .(Ảnh minh họa)

Tại Hội thảo khoa học “Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuối tháng 12/2017, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã nói: “Theo tôi, Nhà nước nên bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm ngay lập tức. Điều này gây bất công với những học sinh đóng học phí”. Cơ sở để ông Dũng đề xuất là từ con số 90% sinh viên khối sư phạm tốt nghiệp loại giỏi đều đi làm công ty, xí nghiệp, không làm nghề giáo viên.

Theo kiến giải này thì rõ ràng chính sách miễn học phí đối với sinh viên sư phạm đang là lực cản. Không chỉ vậy, chính sách này còn được đánh giá là “lỗi thời” khi so với nhiều năm trước, trong sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước như hiện nay thì vấn đề học phí không còn quá quan trọng đối với đại đa số các gia đình. Do vật giá thay đổi nên gánh nặng chủ yếu cho các gia đình là chi phí sinh hoạt, ăn ở tại các thành phố; học phí chỉ chiếm một phần nhỏ.

Nhưng thực tế không phải vậy. Đối với sinh viên có điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là sinh viên cư trú ở địa bàn ĐBKK, vùng DTTS thì học phí vẫn là một khoản kinh phí đè nặng. Hiện nay, căn cứ theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ thì mức học phí của các trường Đai học không giống nhau, nhưng thấp nhất cũng 7,4 triệu đồng/năm học, cao nhất cũng trên 10 triệu đồng/năm học.

Thử lấy một địa phương còn nhiều khó khăn như xã Quy Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) làm phép tính. Hết năm 2017, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 18 triệu đồng/hộ/năm; vị chi bình quân đạt 1,5 triệu đồng/hộ/tháng. Với thu nhập này, chỉ việc cho một đứa con học đại học cũng đã là khó khăn. Nếu phải đóng học phí thì con đường tất yếu là gia đình đó rất khó có người học đại học.

Một nghiên cứu của TS. Trần Lương và nhóm nghiên cứu của Khoa Sư Phạm, Trường Đại học Cần Thơ cho thấy, có hơn 50% sinh viên chọn ngành Sư phạm do được miễn học phí. Nếu học ngành Sư phạm mà phải đóng học phí thì hơn 55% sinh viên nói họ sẽ bỏ học. Liệu đây sẽ là tiếng chuông cảnh báo cho ngành Sư phạm?

Chính sách tín dụng sư phạm-có khả thi?

Đành rằng, tình trạng sinh viên sư phạm ra trường thất nghiệp hoặc làm trái nghề thực tế đang làm lãng phí nguồn ngân sách đào tạo. Nhưng chính sách miễn học phí đối với sinh viên các trường sư phạm vẫn chứng minh được tính ưu việt, chưa phải là “lỗi thời” như một số nhận định. Chính sách này đã và đang bảo đảm cân đối nguồn lực được đào tạo giữa các vùng miền, khu vực; đồng thời là nguồn tài chính “trụ cột” để các trường sư phạm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo PGS.TS Nguyễn Thám, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Huế, khoảng 70-80% sinh viên học trường sư phạm là con em ở vùng nông thôn, miền núi và có hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình tuyển sinh khó khăn của các trường sư phạm những năm gần đây, nếu bỏ việc miễn học phí thì chắc các trường chỉ tuyển được 40-50% chỉ tiêu là cao.

Để rõ hơn việc “được-mất” khi bỏ chính sách miễn học phí đối với sinh viên các trường sư phạm thì cần đối sánh với nội dung của chính sách tín dụng sư phạm được xây dựng trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Theo ban soạn thảo thì học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Dự thảo Luật cũng quy định sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Vậy thì chính sách tín dụng sư phạm được đưa ra trong Dự thảo cũng tương tự với chính sách tín dụng dành cho học sinh-sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng vấn đề mấu chốt là việc trả vốn vay được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi này không khó trả lời đối với sinh viên theo học các ngành khác, trừ sư phạm. Cứ ra trường, có việc làm, trả vốn vay; nhưng với sinh viên sư phạm, ra trường có việc làm là không hề dễ. Thực tế hàng trăm nghìn sinh viên sư phạm đang thất nghiệp hoặc làm trái nghề là một minh chứng sống động nhất.

Trên thực tế, dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, để giải quyết các bất cập về lãng phí ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm thì điều cần thiết là tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành Giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Đáng chú ý hơn, nếu như thực hiện chính sách tín dụng sư phạm, bỏ miễn học phí thì đối với sinh viên DTTS, sinh viên sinh sống ở vùng ĐBKK thì liệu có tạo áp lực về kinh tế cho họ hay không? Nếu thực hiện tín dụng chính sách thì sẽ có bao nhiều sinh viên nghèo, người DTTS sinh sống ở vùng khó khăn theo đuổi được ước mơ làm giáo viên? Đây là những vấn đề cần được tính toán kỹ càng.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 4 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Phóng sự - Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024
Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024
Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Chuỗi hoạt động tôn vinh “Nét hoa nghề Hội An”

Du lịch - Nguyệt Anh - 23:38, 16/05/2024
UBND TP. Hội An vừa ban hành kế hoạch tổ chức sự kiện “Nét hoa nghề Hội An” lần thứ III và “Phiên chợ khởi nghiệp - Tiêu dùng xanh Hội An” năm 2024. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 2/6 tại các làng nghề truyền thống và không gian sáng tạo trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.