Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Nhiều nhà hàng nổi hoạt động trái phép, xả thải trực tiếp ra môi trường

Tiếng Dân - 20:00, 30/08/2023

Thời gian gần đây, dư luận đang rất bức xúc về việc các nhà hàng nổi trên địa bàn TP.Quy Nhơn (Bình Định) kinh doanh dịch vụ ăn uống trái phép, xả thải ra môi trường nhưng chưa bị xử lý. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Định có văn bản thực hiện kiểm tra môi trường đối với một số bè nổi kinh doanh ăn uống trên địa bàn TP.Quy Nhơn. Trong đó, nội dung chủ yếu của văn bản này cũng đã đề cập tới việc phần lớn các bè nổi này đều hoạt động tự phát, trái phép; xả thải trực tiếp ra môi trường.

Hoạt động trái phép, xả thải ra môi trường

Ngày 16/8/2023, Sở TN&MT tỉnh Bình Định có báo cáo kết quả về việc phối hợp với một số cơ quan chức năng kiểm tra tình hình hoạt động của một số cơ sở nhà hàng nổi trên địa bàn TP Quy Nhơn. Cụ thể, ngày 27/7/2023, đơn vị đã phối hợp với đại diện UBND thành phố Quy Nhơn, UBND phường Hải Cảng tiến hành kiểm tra và làm việc với chủ nhà hàng tàu Hoa Hoa số 8 đường Nguyễn Dữ, phường Hải Cảng.

Kết quả kiểm tra cho thấy, nhà hàng có hợp đồng với Công ty môi trường thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, với tần suất 2 ngày/lần. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện lượng nước thải phát sinh từ công đoạn nấu ăn của nhà hàng được thải trực tiếp xuống đầm; nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom về bể tự hoại nhưng không xử lý đảm bảo theo quy định.

Nhà hàng nổi Bè Sông hoạt động tự phát, không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định và xả thải trực tiếp ra môi trường
Nhà hàng nổi Bè Sông hoạt động tự phát, không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định và xả thải trực tiếp ra môi trường

Bên cạnh đó, Nhà hàng này được xây dựng trên mặt nước khu trú bão tàu thuyền tại tổ 51, khu vực 10, phường Hải Cảng nhưng không có văn bản giao đất, cho thuê đất đúng với quy định. Tại buổi kiểm tra, chủ nhà hàng chỉ xuất trình đơn xin thuê đất ngày 10/10/2003, kèm theo ý kiến của UBND phường Hải Cảng, UBND TP. Quy Nhơn. Theo báo cáo của chủ nhà hàng tàu Hoa Hoa, hằng năm đơn vị có nộp tiền thuê đất do Chi cục thuế TP.Quy Nhơn thông báo.

Ngoài ra, trên địa bàn TP. Quy Nhơn còn có nhà hàng tàu nổi đang hoạt động như: Nhà hàng nổi Ngọc Châu (tại bờ kè khu đô thị Đại Phú Gia) và nhà hàng nổi Bè Sông( tại khu tái định cư Đê Đông, thuộc phường Nhơn Bình); nhà hàng nổi Sơn Tùng (tại nhánh sông Hà Thanh 5 trong dự án Khu du lịch sinh thái và biệt thự Đầm Thị Nại của Công ty CP Thị Nại Eco Bay, thuộc phường Đống Đa) và 4 nhà hàng nổi trong khu vực đất nuôi trồng thủy sản của các hộ dân, thuộc phường Hải Cảng.

Tuy nhiên, các cơ sở nhà hàng nổi này hoạt động đều không có hồ sơ môi trường, nước thải sinh hoạt và nước thải khu vực vệ sinh sàn, bếp ăn của các nhà hàng thải trực tiếp vào môi trường trên sông, đầm. Về đất đai, các nhà hàng, cơ sở hoạt động này cũng là tự phát không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định.

Sau khi kiểm tra tại hiện trường, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Định nhận thấy, các cơ sở nhà hàng nổi trên đầm, sông, biển nêu trên tại địa bàn các phường Nhơn Bình, Đống Đa, Hải Cảng là tự phát, không tuân thủ quy định về đất đai và bảo vệ môi trường; công tác thu gom và xử lý chất thải (nước thải, rác thải) không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường tại khu vực. Vì thế, Sở TN&MT đã có báo cáo số 158, ngày 16/8/2023 về kết quả kiểm tra các nhà hàng nổi trên địa bàn TP.Quy Nhơn.

Nhà hàng nổi Ngọc Châu hoạt động tự phát, không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định và xả thải trực tiếp ra môi trường
Nhà hàng nổi Ngọc Châu hoạt động tự phát, không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định và xả thải trực tiếp ra môi trường

Chưa có quy hoạch đối với nhà hàng nổi trên địa bàn 

Trên cơ sở báo cáo của Sở TN&MT, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản số 5940, do Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định-ông Nguyễn Tuấn Thanh ký ngày 18/8/2023. Theo đó, giao UBND TP.Quy Nhơn chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm tra và yêu cầu các nhà hàng tuân thủ nghiêm quy định về bảo vệ môi trường.

Trong thời gian chưa di dời phải chấp hành việc thu gom nước thải, đồng thời ký hợp đồng với đơn vị thu gom xử lý theo quy định; không cho phép thải ra môi trường chưa qua xử lý. Trường hợp nhà hàng không chấp hành, thì xử lý vi phạm hành chính, buộc dừng hoạt động. Đồng thời, kiểm tra việc chấp hành thực hiện thuế, nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.

Trên cơ sở quy hoạch chung, TP.Quy Nhơn phối hợp các cơ quan đề xuất quy hoạch khu vực làm nhà hàng trên sông, đầm theo quy định; thực hiện đấu thầu, đấu giá về đất đai, mặt nước để người dân tham gia đầu tư xây dựng kinh doanh phục vụ khách du lịch bình đẳng, văn minh đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà nước...

Để rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã làm việc bà Hà Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở TN&MT Bình Định. Bà Hương cho biết: Sau khi nhận chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã phối hợp với cơ quan chức năng TP.Quy Nhơn để kiểm tra với một số bè trên địa bàn. Sau khi kiểm tra, Sở yêu cầu các nhà hàng nổi phải chấp hành nghiêm việc đảm bảo môi trường, nếu không sẽ bị xử lý hành chính, có thể bị đình chỉ hoạt động. 

"Riêng với vấn đề về quy hoạch, việc này thuộc chức năng của UBND TP.Quy Nhơn, Sở đề xuất UBND TP.Quy Nhơn rà soát tất cả các bè nổi, nếu bè nào không phù hợp quy hoạch thì đình chỉ", bà Hương cho hay.

Nhà hàng nổi Sơn Tùng hoạt động tự phát, không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định và xả thải trực tiếp ra môi trường
Nhà hàng nổi Sơn Tùng hoạt động tự phát, không được giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định và xả thải trực tiếp ra môi trường

Thông tin về tình trạng này, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định cũng nhìn nhận, thời gian qua, việc hoạt động của các nhà hàng nổi, bè nổi tồn tại nhiều bất cập. Vì thế, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo UBND TP. Quy Nhơn đình chỉ tất cả các nhà hàng nổi, bè nổi không phép trên địa bàn thành phố. Sau khi có báo cáo mới đây của Sở TN&MT về việc các nhà hàng nổi hoạt động không đúng quy định pháp luật và gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND TP.Quy Nhơn nhanh chóng kiểm tra xử lý triệt để. Đồng thời, buộc các nhà hàng không phép phải dừng hoạt động, không có chuyện du di.

Cũng theo ông Thanh, hiện nay, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh phát triển du lịch nên cũng cần có những cơ sở ăn uống để phục vụ du khách. Tuy nhiên, không vì thế mà bất chấp để các nhà hàng nổi tự phát hoạt động không đúng quy định. Tất cả đều phải tuân thủ theo quy hoạch chung của thành phố, của tỉnh và đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch khu vực để mở nhà hàng nổi. Vì thế, tỉnh đang chỉ đạo TP.Quy Nhơn nhanh chóng triển khai thực hiện.

Còn ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chia sẻ: Định hướng của tỉnh là phát triển du lịch xanh, thân thiện với môi trường, nâng cao ý thức, thái độ ứng xử văn minh, lịch sự giữa người dân với du khách. Quan điểm của tỉnh là sẽ không cấm các hình thái du lịch trên biển, nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, quản lý chặt vấn đề môi trường; đồng thời khoanh vùng quản lý cụ thể.

Một vấn đề khiến người dân lo ngại là, các nhà hàng nổi như: Sơn Tùng, Ngọc Châu, Bè Sông... đều nằm ở hạ lưu sông Hà Thanh, là cửa thoát lũ cho cả TP.Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và thị xã An Nhơn. Sự tồn tại của các nhà hàng này, ngoài gây ô nhiễm môi trường còn cản trở dòng chảy và ảnh hưởng đến việc thoát lũ. Nguy cơ sẽ càng cao hơn, nếu tỉnh Bình Định đồng ý quy hoạch hạ lưu sông Hà Thanh, trở thành khu vực hoạt động của các nhà hàng nổi, thì sẽ có nhiều nhà hàng nổi khác mọc lên. Khi đó, không biết lũ trên sông Hà Thanh sẽ thoát đi đâu?. Vì thế, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm xử lý triệt để, cũng như nghiên cứu, khảo sát và xem xét thấu đáo trước khi quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường, cuộc sống của Nhân dân.

Trước đó, Báo Dân tộc và Phát triển có 2 bài viết phản ánh các nhà hàng nổi ngang nhiên hoạt động không phép trên địa bàn TP.Quy Nhơn. Sau khi hai bài báo này được đăng tải đã thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận. Thường trực Tỉnh ủy Bình Định đã có ý kiến chỉ đạo Thành ủy Quy Nhơn xem xét, giải quyết nội dung báo chí đã phản ánh, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy trước ngày 14/9/2023.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Triệt phá ổ nhóm tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy bán ra nước ngoài

Tàng trữ ma túy, "găm" theo kìm cộng lực, tay công, vam phá khóa đi trộm cắp xe máy tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Phùng Văn Thi và Đinh Tiến Trung đã bị tổ công tác Công an quận Bắc Từ Liêm tuần tra, bắt giữ. Từ đó làm rõ đường dây chuyên trộm cắp xe máy, đưa lên Sơn La tiêu thụ rồi bán sang Lào.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 9 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 9 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.