Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Công trình nước sạch “đắp chiếu” nhiều năm vì không có phương án sử dụng

PV - 11:01, 03/09/2019

Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn, thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) đã được đầu tư hơn 7,1 tỷ đồng để xây dựng công trình bổ sung cấp nước sinh hoạt. Song, chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào vận hành, công trình rơi vào cảnh “đắp chiếu”, lãng phí tiền đầu tư của Nhà nước.

Chọn vị trí xây dựng chưa hợp lý

Theo báo cáo của UBND huyện Vân Canh, công trình này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bình Định làm chủ đầu tư, có công suất 1.400m3/ngày đêm, với mục đích cung cấp nước sạch sinh hoạt cho khoảng 12.000 hộ dân ở các xã Canh Thuận, Canh Hiệp, Canh Hiển và thị trấn Vân Canh.

Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2013. Điều đáng nói là sau vài tháng vận hành, công trình chỉ hoạt động cầm chừng và đến năm 2015 thì dừng hoạt động. Theo quan sát của chúng tôi, do không sử dụng và không có biện pháp bảo vệ nên nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, hư hỏng. Các thiết bị tại hệ thống trạm bơm bị rỉ sét; trong khuôn viên các công trình bể chứa nước sạch, nhà hóa chất, hồ lắng bùn, nhà quản lý nứt nẻ cỏ dại mọc um tùm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Kim Vũ, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: Nguyên nhân khiến công trình hoạt động không hiệu quả là do vị trí đặt nhà máy nước sạch chưa hợp lý. Nhà máy đặt ở vị trí cao, vào mùa nắng hạn, nhà máy không có đủ nước để hoạt động. Bởi thời điểm này, nước từ sông Hà Thanh cạn dần; cộng với việc phải qua 2 lần bơm mới đến được nhà máy, gây tốn kém. Riêng thời gian Công ty CP Tổng hợp Vân Canh tiếp nhận vận hành, huyện phải bù lỗ hàng trăm triệu đồng/năm. Công ty có thể phá sản nếu duy trì hoạt động nhà máy trong điều kiện như vậy.

Hiện tại, công trình cấp nước sạch Vân Canh vẫn cửa đóng, then cài nằm chờ các cơ quan chức năng đưa ra phương án sử dụng. Hiện tại, công trình cấp nước sạch Vân Canh vẫn cửa đóng, then cài nằm chờ các cơ quan chức năng đưa ra phương án sử dụng.

Ông Vũ cũng chia sẻ thêm, ngoài nguyên nhân nhà máy đặt ở vị trí chưa hợp lý, thì mức giá nước sạch sinh hoạt cấp cho hộ dân được Trung tâm Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Định đề xuất là 4.500 đồng/m3 thời điểm 2013 là khá cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân ở địa phương. Nhiều lần kiến nghị, hiện tại giá nước đã giảm xuống còn 1.800 đồng/m3. Tuy nhiên lại nảy sinh một vấn đề khác là, nhiều hộ dân không chịu đăng ký lắp đặt đồng hồ nước, chỉ muốn sử dụng miễn phí nên nếu cố gắng vận hành nhà máy nước thì huyện sẽ phải tiếp tục bù lỗ. Vì thế, đến nay công trình vẫn phải “nằm chờ” hướng tháo gỡ.

Loay hoay tìm hướng tháo gỡ

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Bình Định cho biết: Trước khi đưa công trình vào vận hành, Trung tâm Nước sạch-Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh tiến hành xây dựng đơn giá nước sinh hoạt theo các mức: 4.500 đồng/m3 (hộ dân cư), 4.800 đồng/m3 (phục vụ mục đích công cộng), 7.500 đồng/m3 (cơ quan hành chính, sự nghiệp), 8.800 đồng/m3 (hoạt động sản xuất) và 11.800 đồng/m3 (kinh doanh dịch vụ). Thời điểm đó, các mức giá này Trung tâm chỉ đề xuất và đơn vị đề nghị huyện Vân Canh cho ý kiến về mức giá, phương án vận hành. Tuy nhiên, địa phương chậm trễ hồi âm. Sau đó, huyện lại cho rằng, các mức giá này là không phù hợp, nhất là giá nước sạch sinh hoạt ở hộ dân cư. Thêm vào đó, là huyện miền núi, có nhiều đồng bào DTTS nghèo và đây là công trình cấp nước tự chảy nên UBND huyện đưa ra ý kiến, đồng bào sẽ không đủ khả năng chi trả nếu tính theo mức giá này.

Để giải quyết vấn đề này, tháng 12/2013, UBND tỉnh đồng ý chủ trương giao công trình cấp nước sạch Vân Canh cho UBND huyện Vân Canh tổ chức, quản lý, vận hành. Sau đó, Trung tâm Nước sạch-Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh đã thực hiện bàn giao công trình cho Công ty TNHH Tổng hợp Vân Canh quản lý.

Ông Lê Bá Thanh, Giám đốc Công ty chia sẻ: Sau khi nhận bàn giao, đơn vị đã tiến hành vận hành, cung ứng nước sạch sinh hoạt cho Nhân dân trong vòng 1 năm. Thời điểm năm 2013, Công ty chỉ thu mức giá 750 đồng/m3 (hộ dân cư) và đến nay thu 1.800 đồng/m3. Trong khi đó, chi phí điện, hóa chất để phục vụ hoạt động cho nhà máy nước là khá lớn. Tiền bán nước không đủ để bù cho chi phí sản xuất. Do vậy, Công ty phải bù lỗ triền miên nên cũng chỉ hoạt động cầm chừng, chờ các cấp, ngành có phương án hợp lý.

Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đã gửi văn bản và yêu cầu UBND huyện Vân Canh đánh giá lại hiệu quả của công trình, đề xuất giải pháp. Từ đó, Sở sẽ phối hợp với huyện để bàn bạc, tìm cách tháo gỡ khó khăn, sớm đưa công trình cấp nước sạch Vân Canh đi vào hoạt động theo đúng mục đích, công năng đã đầu tư.

Ông Trần Kim Vũ, Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết: Công trình cấp nước sạch Vân Canh là sự cần thiết đối với người dân huyện miền núi. Để tìm hướng tháo gỡ, tránh gây lãng phí công trình huyện đã có phương án đấu nối đường ống nhà máy vào đập dâng Suối Phướng. Từ đó, sẽ đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô.

Điều quan trọng hơn là, người dân sẽ có nước sạch hợp vệ sinh để sinh hoạt, cũng như đảm bảo một trong những tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

“Huyện sẽ đề xuất Sở NN&PTNT phương án giao nhà máy cho một đơn vị hoặc cá nhân để quản lý, vận hành và kinh doanh sẽ hiệu quả hơn”, ông Vũ chia sẻ thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Tiếng nói từ cơ sở - Trí Phương - 3 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 3 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 3 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 3 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 3 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.