Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Sỹ Hào - 07:50, 29/03/2024

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!
Chi phí vận chuyển và tỷ lệ hao tổn cao khiến việc phân phối xăng dầu lên miền núi, vùng cao gặp nhiều khó khăn.

Quỹ bình ổn xăng dầu (Quỹ BOG) được thu qua giá bán lẻ xăng dầu, là tiền của người dân nộp vào, nhằm mục tiêu bình ổn giá. Việc chi sử dụng được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành, hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, Quỹ BOG thật sự bất ổn khi hoạt động thiếu minh bạch, trích - xả quỹ không theo công thức nào. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến nghịch lý giá xăng dầu liên tục biến động nhưng Quỹ BOG vẫn tồn dư hàng nghìn tỷ đồng.

Quỹ BOG là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước. Nguồn hình thành quỹ bình ổn này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (tối đa 300 đồng/lít), nhưng được quản lý tại doanh nghiệp đầu mối và việc sử dụng quỹ do nhà điều hành quyết định.

Thông tin mới nhất từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy, tính đến ngày 31/12/2023, số dư Quỹ BOG là 6.655,36 tỷ đồng. Tồn dư nhiều là bởi, Quỹ BOG gần như không phải chi nhằm bình ổn giá xăng dầu trên thị trường.

Cụ thể, theo Cục Quản lý giá, số dư Quỹ BOG đến hết quý III/2023 (tính đến hết ngày 30/9/2023) là 6.767,27 tỷ đồng. 

Trong Quý IV/2023 (tính từ ngày 1/10/2023 đến hết ngày 31/12/2023), tổng số trích Quỹ BOG là 14,94 tỷ đồng; tổng số sử dụng Quỹ BOG là 132,83 tỷ đồng; lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương là 3,34 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, liên bộ: Công Thương – Tài chính đã 12 lần điều hành giá xăng dầu, trong đó có 7 lần tăng, 5 lần giảm. Trong lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 21/3), giá các mặt hàng xăng dầu đều tăng mạnh; trong đó, dầu mazut tăng 660 đồng, nâng mức giá lên 17.090 đồng/kg.

Mặc dù giá xăng dầu tăng cao nhưng Quỹ BOG chỉ trích lập 300 đồng/kg để chi bình ổn giá cho dầu mazut; các loại xăng (RON 95-III, E5 RON 92), dầu (diesel, dầu hỏa) không được chi.

Tính chung cả 3 tháng đầu năm, trong 12 lần điều chỉnh, Quỹ BOG chỉ chi bình ổn cho dầu mazut – là mặt hàng chủ yếu bán sỉ, với với tổng mức trích 1.200 đồng/kg. Cộng số lãi phát sinh trên số dư từ đầu năm 2024 đến nay thì hiện Quỹ BOG có thể đang dư số tiền cao hơn con số báo cáo của Cục Quản lý giá.

Theo TS. Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân), Quỹ BOG chưa thực hiện tốt chức năng bình ổn giá, chưa giúp bình ổn giá trong nước. Trong khi quỹ còn dư hàng nghìn tỷ đồng thì giá xăng dầu tăng liên tiếp trong 3 tháng đầu năm đã tác động đến sự phục hồi của nền kinh tế, ảnh hưởng làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân.

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu! 1
Người dân ở 46 tỉnh thành (chủ yếu là các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi) phải mua xăng dầu theo giá vùng 2, tức là chịu thêm 2% chi phí so với giá cơ quan quản lý công bố.

Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2024, với 12 lần điều chỉnh, giá xăng đã tăng tổng cộng gần 4.000 đồng/lít. Trong bối cảnh những tháng đầu năm là thời điểm cần kích thích sức mua; nhưng xăng tăng giá khiến sức mua trên thị trường giảm, tác động lớn đến doanh nghiệp.

Đáng nói hơn là, giá xăng dầu theo điều chỉnh của liên bộ: Công thương – Tài chính chỉ là giá công bố của cơ quan quản lý. Còn trên thực tế, hiện nhiều địa phương phải chịu giá xăng dầu cao hơn do quy định giá theo vùng.

Trong đó, tại thị trường vùng 1 (vùng gần cảng, kho xăng dầu đầu mối) thì được mua với giá công bố của cơ quan quản lý Nhà nước; còn thị trường vùng 2 (xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, có chi phí kinh doanh cao hơn định mức chi phí cấu thành trong giá cơ sở) thì doanh nghiệp, người dân phải chịu thêm 2% chi phí.

Quỹ BOG hoạt động theo nguyên tắc trích lập trước, chi sau qua giá nên không giúp hạ thấp chi phí xăng dầu. Quỹ có xu hướng trích lập khi giá thế giới kỳ trước giảm và ngược lại. Ngoài ra, việc trích lập khi giá thế giới tăng cũng khá phổ biến. Tuy nhiên, nguyên tắc này không đảm bảo bình ổn.
TS Phạm Thế Anh
Trưởng khoa Kinh tế học - Đại học Kinh tế Quốc dân.

Một công bố của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) - đơn vị chiếm hơn 50% thị phần xăng dầu cả nước, cho thấy, hiện chỉ có người dân tại 17/63 tỉnh thành được hưởng giá xăng dầu tại vùng 1; 46 tỉnh thành (chủ yếu là các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi) phải mua xăng dầu theo giá vùng 2. Chẳng hạn, lấy giá xăng trong lần điều chỉnh ngày 21/3/2024, giá bán xăng RON 95-V của Petrolimex tại vùng 1 là 24.690 đồng/lít, vùng 2 là 25.180 đồng/lít.

Chính sự bất ổn của Quỹ BOG đã được các chuyên gia kinh tế khuyến cáo từ nhiều năm nay. Khi góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khẳng định, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy Quỹ BOG không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.