Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao- Nhìn từ Lễ hội Bàn Vương

Mỹ Dung - 06:30, 25/11/2023

Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ gắn với phát triển du lịch cộng đồng do tỉnh Quảng Ninh phê duyệt, huyện Ba Chẽ đã chú trọng triển khai các hạng mục, giải pháp, qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, địa phương đã khôi phục tổ chức thành công Lễ hội Bàn Vương, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Dao trên địa bàn.

Lễ hội Bàn Vương lần thứ III năm 2023
Lễ hội Bàn Vương lần thứ III năm 2023

Huyện Ba Chẽ có 14 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn với 80% dân số là đồng bào DTTS, trong đó người Dao có 3 nhóm: Thanh Y, Thanh Phán, Lô Gang, hiện chiếm 45,2% dân số toàn huyện. Bên cạnh những nét văn hóa chung, mỗi nhóm người Dao nơi đây có những bản sắc riêng, góp phần làm phong phú bức tranh văn hóa đa dạng, độc đáo. Sắc màu văn hóa như một bức tranh thổ cẩm đan xen, tạo ra nét hấp dẫn riêng đối với du khách cũng như những nhà nghiên cứu văn hóa.

Người Dao ở Ba Chẽ có nhiều nhóm khác nhau và có sự khác biệt về tiếng nói, trang phục,  nhưng họ đều có phong tục cấp sắc, tục thờ cúng ông tổ Bàn Vương. Tục thờ cúng Bàn Vương có từ lâu đời, khá điển hình trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Dao.

Truyền truyết người Dao kể rẳng, Bàn Vương vốn là Long Khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lao to lớn giết được Cao Vương (xâm lược nước Bình Vương) nên được vua Bình Vương trọng thưởng và gả công chúa cho. Bàn Vương và công chúa sinh được 6 trai 6 gái, Bình vương ban cho mỗi người một họ, trở thành 12 họ sớm nhất của người Dao. Khi vua Bình Vương chết, Bàn Vương lên làm Vua. Tuy vậy, Bàn Vương vẫn giữ nếp sống giản dị, dạy người Dao cách trồng lúa, dệt vải.... Sau khi Bàn Vương qua đời, người Dao tổ chức thờ cúng vào các dịp lễ tết và cấp sắc.

Mới đây, từ ngày 18,19/11/2023 Lễ hội Bàn Vương năm 2023, tiếp tục được tổ chức tại miếu thờ Bàn Vương và nhà sinh hoạt cộng đồng dân tộc Dao ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn. Hôm diễn ra sự kiện này, ngay từ sáng sớm, các đoàn đại diện cho 12 dòng họ Dao ở địa phương đã thực hiện nghi thức rước các lễ vật, cây đặc sản, con vật nuôi đặc trưng từ bến thuyền nhà văn hóa dân tộc Dao lên miếu Bàn Vương để làm nghi lễ cúng.

Lễ cúng Bàn Vương được các thầy cúng thực hiện một cách trang trọng. Đây là nghi lễ mang đạm tính nhân văn hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và trấn an tinh thần bở có tổ tiên Bàn Vương linh thiêng, phù hộ độ trì. Nghi lễ này là sợi dây liên kết cộng đồng trong mối quan hệ dòng họ, làng bản, cầu mong cho con cháu người Dao mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Đến với lễ hội Bàn Vương, người dân và du khách còn được chứng kiến nhiều nghi lễ đặc sắc của đồng bào Dao, các chương trình giao lưu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian..;Đây cũng là dịp để các nghệ nhân và cộng đồng người Dao trên địa bàn gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc mình trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Nhiều trò chơi dân gian thu hút người dân và khách du lịch tham gia, hưởng ứng
Nhiều trò chơi dân gian thu hút người dân và khách du lịch tham gia, hưởng ứng

Cũng tại lễ hội, du khách cũng được tìm hiểu và trải nghiệm về kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục của người Dao; thưởng thức màn trình diễn trang phục truyền thống của 5 nhóm Dao trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; tham quan nhà sinh hoạt cộng đồng của người Dao ...

Chị Đặng Thị Phương, một người dân xã Nam Sơn hào hứng chia sẻ: “Được tham quan những gian trưng bày nét văn hóa của người Dao, tôi càng thêm hiểu và tự hào hơn về dân tộc mình. Thông qua đây chúng tôi thấy mình phải có ý thức hơn để giữ gìn những nét văn hóa dân tộc Dao”.

Đặc biệt, Nhảy lửa là nghi lễ được Nhân dân, du khách mong chờ nhất trong khuôn khổ Lễ hội Bàn Vương huyện Ba Chẽ năm 2023. Lễ ra đời, lưu truyền và trở thành nghi lễ truyền thống không thể thiếu của mỗi dòng họ trong cộng đồng dân tộc Dao ở Ba Chẽ. Tùy vào điều kiện của mỗi dòng họ, Lễ Nhảy lửa sẽ được tổ chức mỗi năm một lần hoặc hai đến ba năm hay nhiều hơn tùy điều kiện của từng dòng họ.

Người Dao thực hiện Lễ Nhảy lửa, với mong cầu các thần linh phù hộ, bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng được bình an, thịnh vượng, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó Lễ Nhảy lửa còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, bệnh tật, những đen đủi của năm cũ, cầu mong cuộc sống được ấm no hạnh phúc khi bước vào một năm mới. Đặc biệt, thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên, chống lại thú dữ phá hoại mùa màng.

Tại lễ hội Bàn Vương, trước khi tham gia nhảy lửa, người được chọn phải giữ cơ thể sạch sẽ. Đặc biệt, nam giới không được ở gần vợ, kiêng quan hệ ít nhất 3 ngày. Nửa đêm, bốn nghệ nhân nhảy lửa ngồi gần đống củi to (củi quế hoặc lim) được đốt cháy thành than đỏ rực. Sau đó, thầy cúng vãi gạo vào các nghệ nhân. Khi được thần linh chấp nhận, các nghệ nhân bắt đầu rung người mạnh. Mỗi bước chân khiến cho than tung lên huyền bí và đẹp mắt.

Nghệ nhân Triệu Thanh Xuân - thôn Nà Bắp, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ - cho biết: “Nghi lễ nhảy lửa ít nhất phải có 4 người tham gia. Những người tham gia phải được luyện tập để đi chân trần trên than đỏ lửa. Cá nhân tôi đã làm nghi lễ này 4 lần. Đây là nghi lễ mang tính tâm linh do những nghệ nhân hoặc người được rèn luyện mới thực hiện được".

Độc đáo Lễ Nhảy lửa của người Dao tại Lễ hội Bàn Vương (Ảnh CTV)
Độc đáo Lễ Nhảy lửa của người Dao tại Lễ hội Bàn Vương (Ảnh CTV)

Sau khi được làm phép, các nghệ nhân chân nhảy theo nhịp cùng tiến về đống than đỏ rực. Những nghệ nhân như trong cơn mê, nhảy múa với đôi chân trần của mình trong đống than lửa mà không hề có cảm giác rát bỏng hay sợ hãi. Hình ảnh những nghệ nhân nhảy múa, dùng tay hất tung than lửa ra các hướng, tạo nên khung cảnh huyền ảo trong đêm.

Anh Hoàng Anh Tuấn, một du khách đến từ thành phố Hải Phòng cho biết, năm nay cùng gia đình đi trải nghiệm Lễ hội Bàn Vương huyện ba Chẽ. Thật tình cờ và có duyên, anh được xem trọn vẹn Lễ Nhảy lửa của người Dao tại đây.

“Ở nghi lễ này, đôi chân trần nhảy lò cò vào đống than hồng tung lên kèm theo điệu trống rộn rã, làm cho khung cảnh trở lên huyền bí, linh thiêng. Điều kỳ lạ mà khó giải thích, rất thu hút tò mò của chúng tôi là chân của các nghệ nhân không hề bị bỏng, nhảy như không vậy”, anh Tuấn chia sẻ.

Với nhiều điểm nổi bật, lễ hội Bàn Vương năm 2023 đã thu hút hàng vạn người dân và lượt khách du lịch tham gia, hưởng ứng. Chia sẻ với phóng viên ngay tại trong khuôn khổ của lễ hội, ông Phạm Văn Đăng, Chủ tịch UBND xã Nam Sơn nhấn mạnh: “Lễ hội năm nay có điểm nhấn quan trọng nhất, là không cần vận động mà rất nhiều người dân đều tình nguyện tham gia, hưởng ứng các hoạt động, chương trình trong Lễ hội Bàn Vương, đặc biệt là người Dao trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Họ đã ý thức rõ việc tham gia lễ hội cũng là góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Dao”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 1 giờ trước
Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 10 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 11 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 11 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 12 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 12 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 12 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.