Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trong xu thế hội nhập

PV - 15:56, 04/06/2018

Trong các số báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ các DTTS. Với cách tiếp cận đa chiều, Báo Dân tộc và Phát triển đã phác họa cho bạn đọc một bức tranh với những gam màu sáng-tối trong quá trình bảo tồn ngôn ngữ các DTTS trên phạm vi cả nước. Nhằm góp phần cùng với các cơ quan chức năng tìm ra giải pháp bảo tồn ngôn ngữ các DTTS hiệu quả hơn trong thời gian tới, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại một số ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này.

Nhiều biện pháp bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS đã được triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhiều biện pháp bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các DTTS đã được triển khai nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc, Văn Phòng Quốc hội: Cần xây dựng một bộ luật về ngôn ngữ

So với các quốc gia đa ngôn ngữ trên thế giới, thì chính sách ngôn ngữ và việc tạo điều kiện học tập, phổ biến tiếng nói chữ viết DTTS của Việt Nam có từ rất sớm và khá bài bản.

baodantoc_nguyen_manh_quynh

Để nâng cao hơn nữa công tác bảo tồn ngôn ngữ, theo tôi Nhà nước, Chính phủ cần tập trung nghiên cứu xây dựng bộ luật về ngôn ngữ. Trong đó, quy định rõ vị thế của tiếng Việt và ngôn ngữ các DTTS. Mối quan hệ phát triển ngôn ngữ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc. Bộ luật cần xây dựng các nguyên tắc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. Quy định về chính sách ngôn ngữ và việc dạy, học tập tiếng nói chữ viết các DTTS trong và ngoài nhà trường.

PGS.TS. Nguyễn Đức Minh, Viện Phó viện Khoa học giáo dục Việt Nam: Cần có chính sách riêng đào tạo giáo viên ngôn ngữ DTTS

Hiện nay, đội ngũ giáo viên người DTTS cơ bản đều đạt chuẩn về nghề nghiệp theo quy định. Tuy nhiên, còn những vấn đề bất cập như: theo chuẩn nghề nghiệp, dạy ngôn ngữ dân tộc…

baodantoc_duc_minh

Bài toán đặt ra đối với đội ngũ giáo viên dạy ngôn ngữ DTTS là cần có chiến lược phát triển. Về lâu dài đảm bảo về tăng số lượng giáo viên người DTTS, phân bổ phù hợp theo bản đồ ngôn ngữ, vùng ngôn ngữ dân tộc nào thì bố trí luôn giáo viên người dân tộc đó. Về tiêu chuẩn chất lượng giáo viên cũng cần xây dựng phù hợp với cơ cấu dân tộc cho từng vùng DTTS.

Giáo viên cần được đào tạo một cách bài bản các kiến thức cũng như kỹ năng dạy ngôn ngữ DTTS. Cần nghiên cứu và ban hành chứng chỉ riêng về dạy ngôn ngữ cho đội ngũ này. Cơ quan chức năng cần biên soạn thẩm định sách giáo khoa tiếng dân tộc, danh mục thiết bị dạy học tối thiếu, về phương pháp, nội dung dạy học. Từ đó giúp đội ngũ giáo viên đi vào hoạt động bài bản và chuyên nghiệp hơn.

Ông Hà Đức Đà, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục Dân tộc: Cần tăng cường giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

Trước hết, về mặt tiếp cận thông tin, các trường học cần sử dụng tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai chứ không phải là ngôn ngữ thứ nhất như hiện nay. Để trẻ có thể sử dụng tiếng Việt tốt trước tiên phải dạy trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ tốt.

baodantoc_ha_duc_ha

Về mặt thực tiễn, giáo dục song ngữ ở Việt Nam đã có từ lâu. Vào những năm 1955-1960, Việt Nam áp dụng mô hình song ngữ chuyển tiếp sớm. Tức là từ lớp vỡ lòng đến lớp 1, lớp 2; ngôn ngữ dạy học là tiếng mẹ đẻ của học sinh. Tiếng Việt dạy 2 kỹ năng là nghe, nói. Đến lớp 3, lớp 4: ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt. Đến giai đoạn 1961-1980, Việt Nam áp dụng mô hình song ngữ lưỡng đôi. Lớp vỡ lòng trẻ chỉ học đọc viết tiếng mẹ đẻ. Lên lớp 1 trẻ học đọc, viết tiếng Việt. Từ lớp 1 đến lớp 4, ngôn ngữ dạy học sử dụng đồng thời cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Tiếp theo giai đoạn 1998-2004, chúng ta áp dụng mô hình dạy song ngữ như một chuyển ngữ. Kỳ 1 lớp 1, chúng ta dạy trẻ bằng tiếng mẹ đẻ. Kỳ 2 lớp 1 học sinh học đọc, viết tiếng Việt. Tuy nhiên, tất cả các mô hình này đều đã bộc lộ các hạn chế khó áp dụng.

Hiện nay, Việt Nam đang nghiên cứu áp dụng giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Tức là, ngôn ngữ, chữ viết tiếng mẹ đẻ được coi như một môn học và dạy trong 6 năm đầu. Tiếng Việt được dạy từ từ và dần sử dụng làm ngôn ngữ dạy học các môn khác. Qua quá trình thử nghiệm, tôi thấy đây là một mô hình phù hợp. Mô hình đã khắc phục được hạn chế cắt đoạn của các mô hình trước đó. Thời gian tới, chúng ta cần nhân rộng mô hình này.

Bà Nguyễn Thị Tú, Giám đốc Chương trình Quốc gia AEAI: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Vấn đề dạy ngôn ngữ, chữ viết cho trẻ không thể chỉ đặt lên vai các giáo viên mà cần sự chung tay của cả xã hội. Trước hết, bố mẹ cần tham gia trong việc giáo dục trẻ. Nhất là những năm đầu đời, bố mẹ cần giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ của dân tộc mình. Chúng ta cũng có thể, thành lập các hội phụ huynh về ngôn ngữ. Các hội này vừa trao đổi thông tin với nhau, vừa có thể phân công tới giúp giáo viên trong việc dạy ngôn ngữ cho con em mình ở trường học.

baodantoc_nguyen_thi_tu

Chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông cần tăng cường đầu tư xây dựng tài liệu tham khảo, tài liệu truyền thông bằng tiếng DTTS. Đa dạng hóa các kênh truyền thông bằng tiếng DTTS, bao gồm cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Các tài liệu này cần được phát triển trên cơ sở phát huy hoặc gần gũi với tri thức bản địa, kiến thức địa phương.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA): Cần đẩy mạnh phương pháp giáo dục tích cực/lấy trẻ làm trung tâm

Qua khảo sát chúng tôi thấy, tỷ lệ giáo viên miền núi được tiếp cận phương pháp giáo dục tích cực/ lấy trẻ làm trung tâm hiện rất thấp, mới có 52% giáo viên được đào tạo về phương pháp này.

nguyenanhtuan

Để giải quyết bài toán này, chúng ta cần đầu tư đào tạo cho giáo viên phương pháp mới giáo dục tích cực. Đồng thời, có cơ chế đầu tư kinh phí để hỗ trợ giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa, cuộc sống hằng ngày ở chính địa phương dạy học để họ tìm được và chọn lọc nội dung đưa vào chương trình học. Bên cạnh đó, giáo viên cần tích cực tìm hiểu khả năng của từng học sinh. Từ đây, xây dựng kế hoạch, phương pháp tiếp cận phù hợp với các học sinh.

HIẾU ANH

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Tin nổi bật trang chủ
Cây thông chữa bệnh gì?

Cây thông chữa bệnh gì?

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 19:03, 15/05/2024
Cây thông còn có tên gọi khác là thông, thông nhựa, thông hai lá... Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây thông đều có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thông mời các bạn tham khảo.
“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

“Tỉnh Bắc Kạn đã cụ thể hóa các Nghị quyết của Chính phủ thành kế hoạch, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”

Tin tức - Thanh Huyền - 19:01, 15/05/2024
Đó là phát biểu của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành viên Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngày 15/5 tại tỉnh Bắc Kạn.
Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Những loại nước uống giải khát giúp hạ nhiệt trong mùa hè oi ả

Sức khỏe - Hoàng Minh - 11:51, 15/05/2024
Mỗi dịp hè về, thời tiết nóng nực khiến chúng ta dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong đông y, một số loại nước uống có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân dịch giúp chúng ta giải quyết được tình trạng này.
Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn

Xã hội - Minh Thu - 10:38, 15/05/2024
Sau gần 6 năm chiến đấu ở chiến trường K (Campuchia), ông Huỳnh Tấn Hùng (SN 1962) trở về quê hương ở thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam lập nghiệp. Trong hành trang trở về, ông Hùng luôn tâm niệm rằng, là bộ đội Cụ Hồ thì phải biết vượt qua khó khăn, giúp đời, giúp người.
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Xã hội - Hoàng Thùy - 10:20, 15/05/2024
Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin trong ngày - 14/5/2024

Tin trong ngày - 14/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập huấn điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Tràn lan hạt giống và thuốc bảo vệ không rõ nguồn gốc tại chợ phiên . Nghèo, khó... không bao giờ là lý do từ bỏ ước mơ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Ngoại hạng Anh: Man City tiến sát tới chức vô địch, Tottenham hết hy vọng vào top 4

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:16, 15/05/2024
Chạm trán nhau trong trận đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, cả Man City và Tottenham đều có những mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Thế nhưng, chỉ có Man City hoàn thành mục tiêu của mình với 3 điểm giành được và tiến sát tới chức vô địch mùa giải năm nay.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 22:47, 14/05/2024
Ngày 14/5, tại tỉnh Cao Bằng, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Trải nghiệm lễ Cầu mưa của dân tộc Lô Lô tỉnh Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 21:56, 14/05/2024
Vừa qua, nhân sự kiện chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Lô Lô đến từ tỉnh Cao Bằng đã tái hiện lễ cầu mưa thu hút đông đảo du khách thăm quan, trải nghiệm.
Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Phát huy vai trò Người có uy tín tại vùng đồng bào DTTS Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Ngọc Ánh - 21:25, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1265/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản, Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Quảng Bình.
Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc sau gần 4 năm triển khai Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:23, 14/05/2024
Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình dân sinh không ngừng được đầu tư, hoàn thiện; Nhiều mô hình sinh kế hình thành và đã phát huy hiệu quả..., góp phần cải thiện đáng kể đời sống của Nhân dân, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu.