Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người: Chạy đua cùng thời gian

PV - 15:49, 18/05/2018

Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.

Bài 2: Đánh mất bản sắc văn hóa không còn là nguy cơ

Trăm năm còn lại những gì?

Bên rìa khu rừng cấm của đồng bào Pu Péo ở thôn Củng Chá, xã Phố Là (Đồng Văn, Hà Giang) nổi bật khu dinh thự cổ bằng đá đã nhuốm màu thời gian. Nói đúng hơn, đó là một phế tích với những bức tường đá, sân đá, lối đi bằng đá và những tường nhà trình bằng đất sét đổ nát.

Người Pu Péo vẫn giữ được trang phục truyền thống nhưng chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội. Người Pu Péo vẫn giữ được trang phục truyền thống nhưng chỉ sử dụng trong các dịp lễ hội.

Theo ông Củng Diu Pháng, một bậc cao niên ở thôn Củng Chá, dinh thự bằng đá được xây dựng cách đây khoảng một trăm năm, là nơi sinh sống của nhiều thế hệ dòng họ Củng, một dòng họ lớn của dân tộc Pu Péo. Cũng như dinh thự họ Vương ở Sa Phìn (một dòng họ lớn trong cộng đồng dân tộc Mông ở Đồng Văn, Hà Giang), dinh thự bằng đá của dòng họ Củng lưu giữ trong đó những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Pu Péo, một trong 5 DTTS có dân số dưới 1.000 của nước ta (hiện chỉ còn trên 700 nhân khẩu). Nhưng chỉ tiếc, khác với dinh thự họ Vương đã trở thành một địa chỉ du lịch (năm 1993, dinh thự họ Vương được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia) thì khu dinh thự cổ ở thôn Củng Chá vẫn im lìm, chịu sự bào mòn của thời gian.

Theo ghi chép, người Pu Péo được xem là cư dân đầu tiên khai phá vùng đất núi non hiểm trở nơi địa đầu Tổ quốc. Dẫu dân số ít, nhưng dân tộc Pu Péo có một nền văn hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú, không bị hòa lẫn với các dân tộc khác. Tuy nhiên, cùng với những di biến trong đời sống, nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc Pu Péo đang mai một, thậm chí một số nét văn hóa đặc trưng đã biến mất.

“Trước đây người Pu Péo ở nhà sàn, nhưng giờ ở nhà trệt; trang phục truyền thống thì có nhưng chỉ mặc vào lúc lễ hội thôi. Không còn nhiều người nhớ về văn hóa của người Pu Péo nữa đâu, sắp mất cả rồi”, ông Pháng trăn trở.

Cũng như dân tộc Pu Péo, các cộng đồng dân tộc có dân số rất ít người ở nước ta (Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu, Si La) đang đối diện nguy cơ “thất truyền” nhiều bản sắc văn hóa truyền thống. Như người Rơ Măm ở Tây Nguyên vốn có truyền thống dệt, may; nhưng hiện nay công cụ dệt may không còn, người biết dệt, may càng hiếm.

Hay người Si La, một cộng đồng dân tộc chỉ còn khoảng 840 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại Lai Châu và Điện Biên. Trước đây, người Si La sống riêng biệt trên vùng núi cao, ở nhà chôn mái thấp, biết hát dân ca, dân vũ… Từ năm 1972 đến nay, người Si La được bố trí định cư, sống theo làng xóm, cộng đồng dân cư dưới vùng thấp, ở nhà trệt lợp mái tôn và thế hệ trẻ hầu như không biết đến các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc mình.

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS thì tỷ lệ hộ đồng bào Si La biết điệu múa truyền thống của dân tộc mình chỉ chiếm 1,3%; tỷ lệ hộ biết sử dụng nhạc cụ truyền thống là 0%; số hộ biết hát bài hát truyền thống là 10%;…

Khoảng lặng trong phát triển!

Trong nỗ lực phát triển cộng đồng các dân tộc rất ít người, những năm qua, các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ. Nhưng như đã nêu ở kỳ báo trước, việc đầu tư “lệch pha”, quá chú trọng vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nên công tác bảo tồn văn hóa truyền thống đang lâm vào tình trạng “nước ngập đến lưng mới nhảy”.

Như tỉnh Hà Giang, từ năm 2005 đã triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển dân tộc Pu Péo tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005-2010”, với tổng nguồn vốn thực hiện 9,614 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là giúp 77 hộ, 385 khẩu người Pu Péo tại 7 thôn thuộc 3 huyện Đồng Văn, Bắc Mê và Yên Minh phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa,…

Tuy nhiên, khi phân khai kinh phí thực hiện thì tỉnh Hà Giang chỉ bố trí 119 triệu đồng (trong tổng số 9,614 tỷ đồng) để hỗ trợ 7 thôn tổ chức các lễ hội. Vị chi, bình quân mỗi thôn được hỗ trợ 17 triệu đồng; với số tiền này thì cộng đồng Pu Péo ở các thôn làm được gì?

Cũng từ năm 2005, tỉnh Điện Biên triển khai Dự án “Hỗ trợ phát triển dân tộc Si La ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé”. Theo đó, người Si La ở Nậm Sin đã được hỗ trợ khai hoang 27ha ruộng nước, gần 100ha ruộng nương cùng hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng khép kín; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống từng bước “hạ nhiệt”… Tuy nhiên, trăn trở nhất của các cấp, ngành, địa phương là văn hóa truyền thống của người Si La đang bị xói mòn nghiêm trọng.

Theo bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên, vấn đề bức xúc nhất hiện nay là văn hóa Si La đang có nguy cơ mai một, đặc biệt là phong tục, tập quán, dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống và ngôn ngữ bị đồng hóa. Bảo tồn văn hóa dân tộc, phát triển bền vững cho cộng đồng Si La thực sự là một thách thức đặt ra cho các cấp, các ngành của tỉnh Điện Biên.

Trở lại vấn đề khu dinh thự bằng đá cổ của người Pu Péo, người dân ở thôn Củng Chá mong các cấp, ngành quan tâm hơn trong việc phục dựng, để đưa nơi đây thành một địa chỉ văn hóa, một điểm du lịch. Đây là mong mỏi rất chính đáng, bởi đây chính là một di tích lưu giữ lịch sử văn hóa của đồng bào Pu Péo.

Việc phục dựng di tích là một điều hữu ích, nhưng quan trọng hơn cả là phục dựng như thế nào? Bởi có một thực tế, việc phục dựng các di tích văn hóa nói riêng, bảo tồn văn hóa truyền thống nói chung, thời gian qua triển khai chưa “trúng”, đã góp một phần làm biến dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sức mạnh từ hậu phương lớn

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 5 giờ trước
Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng đó tỏa sáng hơn từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc được phát huy ở mức cao nhất. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết, làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đến nay vẫn nguyên giá trị trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 9 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Khám phá “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 16:12, 29/04/2024
Trong hai ngày 30/4 và 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam giới thiệu không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc, với điểm nhấn là không gian văn hóa chợ vùng cao với chủ đề “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng
Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thủ tướng kiểm tra dự án giao thông trọng điểm tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định

Thời sự - PV - 16:10, 29/04/2024
Sáng 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ ngành, địa phương nơi có dự án đi qua đã đi kiểm tra các dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.