Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm sinh kế bền vững trong phát triển vùng Tây Nguyên

Sỹ Hào - 08:47, 01/05/2023

Với chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn do sinh kế chưa bền vững. Đây là “nút thắt” phải được tháo gỡ trong thực hiện định hướng của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022.

Các hộ đồng bào Mnông, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vẫn đang còn tâm tư về quyền sử dụng đất.
Các hộ đồng bào Mnông, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vẫn đang còn tâm tư về quyền sử dụng đất.

“Nút thắt” trong phát triển

Gần hai chục năm nay, 282 hộ/1.200 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mnông ở bon Đăk Prí (xã Nâm D’Nir), bon Ja Rah và bon R’Cập (xã Nâm Nung), huyện Krông Nô (Đắk Nông) vẫn lặn lội trên hành trình đi đòi lại quyền sử dụng đất. Đó là 660 ha đất đã góp cùng Lâm trường Nam Nung (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung) để thực hiện dự án trồng cao su tiểu điền. Hành trình của họ chắc sẽ tiếp tục chông gai nếu như không có sự vào cuộc rốt ráo của các cấp chính quyền và cơ quan có trách nhiệm.

Ông Y Đên, già làng của 3 bon nêu trên cho biết, trước năm 1996, bà con tự canh tác trên diện tích đất này, dù thu nhập không cao nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Từ 1996 - 2001, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, bà con đã góp đất, Lâm trường Nam Nung cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật… để trồng cao su. Với cam kết phân chia tỷ lệ 50/50 khi cao su bắt đầu cho mủ, bà con đồng ý góp đất, góp công triển khai dự án.

“Nhưng từ đó đến nay, bà con không được hưởng lợi tức. Diện tích đất sản xuất bà con góp vào cũng bị hợp thức hóa thành tài sản của Lâm trường. Không có đất sản xuất, bà con phải đi làm thuê, hơn nửa số hộ đã góp đất hiện là hộ nghèo, hộ cận nghèo”, già làng Y Đên cho biết.

Sinh kế không bền vững cũng là tình cảnh của nhiều hộ đồng bào Ê Đê, Mnông, vốn là các hộ nông trường viên của Nông trường Cà phê Phước An (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk). Từ năm 1992, Nông trường Cà phê Phước An đã giao khoán khoảng 150 ha đất (khoán trắng) cho 180 hộ, trong đó có 106 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ, để chăm sóc, quản lý và nộp sản cho Nông trường. Năm 1996, Nông trường tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (NĐ118).

Theo quy định tại NĐ118, khi Nông trường Cà phê Phước An chuyển đổi mô hình, tỉnh Đắk Lắk phải thu hồi 150 ha đất đã khoán trắng về địa phương; từ đó ưu tiên giao đất cho đồng bào DTTS ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất. Nhưng tỉnh Đắk Lắk đã không thực hiện quy định này, khiến nhiều hộ đồng bào DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất.

Không riêng Nam Nung hay Phước An, ở các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu (hoặc không có) đất sản xuất. Thực trạng này là nguyên nhân khiến một bộ phận đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn trong đời sống; đồng thời cũng là nguyên nhân của những vụ khiếu nại, khiếu kiện tập trung, kéo dài, vượt cấp.

Phải có sinh kế bền vững

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người vùng DTTS và miền núi, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, những năm qua, Nhà nước đã có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có đất để sản xuất. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS từng bước bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng lấy đất canh tác.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để giúp đồng bào DTTS bảo đảm sinh kế bền vững. (Ảnh minh họa)
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để giúp đồng bào DTTS bảo đảm sinh kế bền vững. (Ảnh minh họa)

“Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có khoảng 378.000 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, với tổng diện tích khoảng 211.000 ha; trong đó có hơn 291.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất với diện tích khoảng hơn 177.000 ha và gần 80.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng tiền hoặc chuyển đổi nghề nghiệp...”, ông Lương cho biết.

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, nguyên nhân đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất là do nghèo đói nên đã chuyển nhượng, cầm cố đất đai và không có khả năng mua, chuộc lại; do bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội… Đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, một bộ phận đồng bào DTTS được đưa vào làm công nhân tại các nông, lâm trường (NLT) rồi bị mất đất sản xuất sau khi các NLT tiến hành cổ phần hóa đang là thực trạng đáng quan ngại.

“Chúng ta phải xác định rằng, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS không phải chỉ là có đất, mà là tạo sinh kế bền vững. Vì thế, nơi còn quỹ đất thì có chính sách đủ nguồn lực để thu hồi đất cấp cho đồng bào; ở những nơi không còn quỹ đất thì tập trung chuyển đổi nghề, miễn sao có thu nhập ổn định”, ông Lương nhấn mạnh.

Để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS, góp phần phát triển vùng Tây Nguyên, một trong những giải pháp mà Ts. Hoàng Xuân Lương đề xuất là các bộ, ngành, địa phương liên quan cần thực hiện hiệu quả việc tạo quỹ đất phục vụ việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Trong đó cần quan tâm bố trí ổn định các khu dân cư, khu sản xuất cho đồng bào, bảo đảm phát triển toàn diện cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời đẩy nhanh tiến độ rà soát thu hồi diện tích đất đai của các NLT trả về cho địa phương, tiến hành đo đạc để giao đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Đây là một trong những giải pháp căn cơ để đạt mục tiêu giảm 3%/năm về tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên trong cả giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII.

Để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, như: Nghị định số 163; Quyết định số 134; Quyết định số 33; Quyết định số 755; Quyết định số 2085… Từ chính sách này, chỉ tính giai đoạn từ năm 2003 đến 2016 đã hỗ trợ đất ở cho hơn 93.600 hộ, đất sản xuất cho trên 107.800 hộ gia đình người DTTS.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).
Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Vụ bánh mì chảo Cột Điện Quán ở Thái Bình: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

Xã hội - Minh Nhật - 20:30, 10/05/2024
Ban Quản trị chuỗi Bánh mì chảo Cột điện Quán thông báo đã đình chỉ vĩnh viễn hoạt động của cơ sở Cột Điện Quán ở Thái Bình, vì không tuân thủ các nội quy và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Bắt 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp qua biên giới

Pháp luật - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 20:28, 10/05/2024
Ngày 10/5, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh thông tin, đơn vị vừa chủ trì phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phát hiện bắt quả tang 2 đối tượng vận chuyển 12.000 viên ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.
Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”

Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 20:26, 10/05/2024
Ngày 10/5, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phối hợp với Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh”.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự báo có 11 - 13 cơn bão và áp thấp trong năm 2024, lo ngại thiên tai cực đoan

Dự báo có 11 - 13 cơn bão và áp thấp trong năm 2024, lo ngại thiên tai cực đoan

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 20:23, 10/05/2024
Năm 2024, dự báo có khoảng 11 - 13 cơn bão, áp thấp trên Biển Đông, trong đó 5 - 7 cơn bão, áp thấp ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thiên tai.
Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Cây bìm bịp - Vị thuốc với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 20:19, 10/05/2024
Cây bìm bịp còn có tên gọi khác là xương khỉ, mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử… có tính bình, vị ngọt, chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, tanin, flavonoid, glycosid, không gây độc hại. Cây bìm bịp chứa hàm lượng đạm và chất béo vừa phải, giúp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe tốt. Sau đây là bài thuốc từ cây bìm bịp mời các bạn tham khảo.
Thanh Hóa: Trang trại lợn ở Lang Chánh gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa: Trang trại lợn ở Lang Chánh gây ô nhiễm môi trường

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 20:18, 10/05/2024
Trang trại chăn nuôi 30.000 con lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri - Vina ở huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân địa phương.
Bắc Giang: Tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất

Bắc Giang: Tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ nhất

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 20:15, 10/05/2024
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024. Liên hoan được tổ chức trong 2 ngày, dự kiến vào trung tuần tháng 6 năm 2024 tại Nhà Văn hóa lao động tỉnh Bắc Giang.
Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện "3 tiên phong" trong thời kỳ mới

Thời sự - PV - 16:05, 10/05/2024
Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).