Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản sắc văn hóa tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng ở Bình Liêu

Mỹ Dung - 04:38, 24/11/2023

Khai thác tiềm năng, lợi thế dựa trên giá trị văn hóa truyền thống, tạo ra các sản phẩm độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng, là cách mà huyện vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) đã và đang triển khai. Nhờ đó, nhiều người người dân có việc làm, thu nhập, ý thức trách nhiệm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng được nâng lên.

Hát then - đàn tính cũng là một trong những sản phẩm du lịch cộng đồng thu hút du khách
Hát then - đàn tính cũng là một trong những sản phẩm du lịch cộng đồng thu hút du khách

Xây dựng nhiều điểm du lịch cộng đồng

Huyện vùng cao Bình Liêu có 96% dân số là người DTTS, trong đó đông nhất dân tộc Tày chiếm 58,4%, dân tộc Dao chiếm 25,6%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 15,4%, còn lại là dân tộc Kinh, dân tộc Hoa và một số thành phần dân tộc khác.

 Từ chủ trương khai thác bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thời gian qua, huyện Bình Liêu đã xây dựng các mô hình bảo tồn bản sắc văn hóa tại các bản: Bản văn hóa người Tày ở Đồng Thanh (xã Hoành Mô); bản văn hóa người Dao ở Nà Nhái (xã Vô Ngại), Sông Moóc (xã Đồng Văn)...; đồng thời khuyến khích các hộ dân hình thành các cơ sở lưu trú, điểm du lịch cộng đồng (homestay) để thu hút khách du lịch tham quan và trải nghiệm.

Điển hình như gia đình anh Lý Hồng Công, thôn Bản Chuồng, xã Lục Hồn, nắm bắt xu hướng phát triển du lịch cộng đồng, năm 2021, gia đình anh đã mạnh dạn vay mượn đầu tư, cải tạo khu nhà ở của gia đình thành homestay đón khách du lịch, với số tiền đầu tư trên 1 tỷ đồng. Mặc dù còn đơn sơ, nhưng kể từ khi đi vào hoạt động, hầu như vào dịp cuối tuần, homestay của gia đình anh Công đều kín khách.

Làm du lịch đã tạo cho gia đình anh Công cùng nhiều hộ dân trên địa bàn không chỉ có nguồn thu nhập khá và ổn định, mà còn tạo cho người dân ở đây có điều kiện giao lưu văn hoá với du khách, mở ra nhiều cơ hội tăng thu nhập từ các dịch vụ phục vụ du khách, ngay chính trên mảnh đất mình sinh sống.

“Ngoài lưu trú, gia đình còn  cung cấp dịch vụ ăn uống cho du khách, thực đơn là những sản vật của bà con tự chăn nuôi, trồng cấy được. Nhờ chuyển hướng làm du lịch, lợi nhuận thu được cũng đủ cho gia đình trang trải cuộc sống; còn dư một phần tiết kiệm để có thể mở rộng hoạt động kinh doanh”, anh Công chia sẻ thêm.

Bình Liêu tăng cường xây dựng và phát triển các homestay, hợp tác xã du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách
Bình Liêu tăng cường xây dựng và phát triển các homestay, hợp tác xã du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách

Nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của du khách, huyện Bình Liêu cũng đã khuyến khích các hộ dân và doanh nghiệp đầu tư, phát triển các cơ sở lưu trú. Đến nay trên địa bàn huyện đang có 3 khách sạn và hàng chục homestay, với trên 300 buồng, phòng, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho hơn 1.200 du khách.

Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp đẫn

Với lợi thế là địa phương chủ yếu là đồng bào DTTS sinh sống, đồng bào  đang sở hữu nhiều di sản văn hóa đặc sắc với nhiều lễ hội, phong tục, tập tục tốt đẹp, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian như hát then - đàn tính, hát soóng cọ. Đây chính là thế mạnh, tiềm năng riêng có để Bình Liêu để khai thác trong phát triển du lịch cộng đồng, 

Theo đó, huyện đã chú trọng tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào. Đồng thời, tổ chức thường niên các hoạt động lễ hội, tuần văn hóa du lịch như: Ngày hội Kiêng gió, Hội hát Soóng Cọ, lễ hội đình Lục Nà, Hội hoa Sở, hội Mùa vàng...,với rất nhiều hoạt động trải nghiệm mới lạ, các trò chơi dân gian thú vị.

Thông qua các hoạt động, sự kiện đã góp phần đẩy mạnh quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc, từng bước khẳng định dấu ấn đặc sắc của du lịch Bình Liêu trên bản đồ du lịch trong nước. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP, đồng thời đầu tư nguồn lực phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn giúp tạo thuận tiện cho du khách tham quan.

Chị Vũ Thị Lan Anh, một du khách đến từ thành phố Hải Phòng cho biết: Sau 4 năm, đây là lần thứ hai chị và nhóm bạn quay trở lại Bình Liêu. Chị thấy Bình Liêu phát triển rất nhiều sản phẩm du lịch. "Nếu như trước kia, đi du lịch miền núi thế này, chúng tôi đi theo kiểu phượt là chủ yếu vì dịch vụ lưu trú rất ít, nhưng giờ quay trở lại tôi thấy dịch vụ đa dạng, đáp ứng theo nhu cầu của khách du lịch nên chúng tôi đã lưu trú lại”,chị Lan Anh thông tin.

Lễ hội Hoa sở là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của huyện vùng cao Bình Liêu
Lễ hội Hoa sở là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của huyện vùng cao Bình Liêu

Phát triển du lịch bền vững

Được biết, thực hiện các đề án: Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh, Đề án về phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh; Đề án phát triển kinh tế ban đêm của tỉnh, giai đoạn 2020 - 2025, hay Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa giàu bản sắc địa phương..., huyện Bình Liêu là một trong những địa phương được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên bố trí nhiều nguồn lực để thực hiện.

Ông Hoàng Ngọc Ngò, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: Ngày 7/3/2023, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch bền vững gắn với giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2023”. Đây chính là động lực quan trọng, mở ra cơ hội để Bình Liêu bứt phá trong phát triển ngành du lịch, hướng tới mục tiêu xây dựng Bình Liêu trở thành trung tâm du lịch cộng đồng của tỉnh.

Theo đó, huyện Bình Liêu cũng đã xây dựng Đề án phát triển du lịch bền vững gắn với giảm nghèo và phát triển KT-XH đến năm 2030; ban hành Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 31/3/2023 về phát triển du lịch huyện Bình Liêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Trong đó, nhấn mạnh giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, dựa trên nền tảng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, gắn với bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên; tập trung xây dựng, hình thành các bản văn hóa của dân tộc Tày, Dao và Sán Chỉ, tạo nên điểm nhấn, gia tăng thêm các trải nghiệm của du khách.

 Năm 2023, Bình Liêu đặt mục tiêu đón 80.000 khách, phấn đấu doanh thu du lịch đạt 42 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, huyện sẽ tập trung khai thác các thế mạnh sẵn có, làm mới và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Nhìn từ thực tế, bên cạnh những điểm đến đã trở thành thương hiệu và quen thuộc như vịnh Hạ Long, Yên Tử... việc mở rộng không gian du lịch ra vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS như huyện Bình Liêu chắc chắn là một hướng đi đúng và trúng trong chiến lược, kế hoạch phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.