Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Bám rễ” lập nghiệp trên vùng đất mới

Khánh Ngân - 11:02, 22/04/2022

Những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, trong đó có chính sách định canh, định cư (ĐCĐC) cho đồng bào DTTS. Nhờ vậy mà 9 khu ĐCĐC cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh lần lượt được xây dựng. Trải qua năm tháng, đồng bào các dân tộc ở khu ĐCĐC đã “bám rễ sâu” phát triển bền vững trên vùng đất mới .

Cùng với Cu Mực- Kăn Hoa, những khu ĐCĐC ở Thừa Thiên – Huế đang góp phần làm cho đồng bào các DTTS vững tin
Các khu ĐCĐC ở Thừa Thiên – Huế giúp cho đồng bào các DTTS ổn định cuộc sống, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước

Cu Mực - Kăn Hoa ngày mới

Thực hiện Quyết định 33/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ di dân, thực hiện ĐCĐC cho đồng bào các DTTS. Năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã khẩn trương phê duyệt đề án xây dựng 9 khu ĐCĐC cho đồng bào DTTS. Các dự án này tập trung ở các huyện đông đồng bào DTTS như A Lưới, Nam Đông, Phong Điền.

Năm 2015, sau khi Khu ĐCĐC Cu Mực - Kăn Hoa cơ bản được hoàn thành, 66 hộ gia đình đồng bào Cơ Tu và Pa Kô ở xã Hồng Hạ (A Lưới, Thừa Thiên - Huế) đã được vào ĐCĐC. Điện lưới đã được đưa về, 4 tuyến đường với tổng chiều dài 1.330m trong nội khu ĐCĐC Cu Mực - Kăn Hoa cũng được đầu tư bê tông hóa.

Những mô hình kinh tế như, trồng ngô xen lạc, trồng rừng, nuôi lợn rừng hay dịch vụ khác theo đó phát triển. Con em trong bản được đến trường đầy đủ, buổi tối còn có cả lớp học xóa mù chữ cho người lớn tuổi. Cuộc sống của đồng bào Cơ Tu và Pa Kô ở khu ĐCĐC dần đi vào ổn định.

Trưởng thôn Hoài Văn Uy như chứng minh về sự phát triển của Cu Mực - Kăn Hoa: “Mời chú ra quán café chị Si uống nước cho giống dưới xuôi”. Nói rồi anh đứng dậy, bỏ dở câu chuyện “Cu Mực- Kăn Hoa ngày mới” đang vào độ hay.

Tôi đi bộ theo Trưởng thôn trên con đường bê tông phẳng lỳ ra quán café. Chỉ tay về phía đàn dê đang ăn bên rẫy, anh bảo đó là dê của vợ chồng anh Tường chị Đào đấy. Từ ngày ĐCĐC tại đây, nhờ dê mà anh Tường chị Đào đã xây thêm được nhà đẹp, con cái lại có tiền để đi học đầy đủ. Giờ ở Cu Mực- Kăn Hoa có 5 hộ nuôi dê số lượng lớn, và nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ, với tổng đàn khoảng 200 con chú ạ. Cái “anh” dê này hay ăn lại mắn đẻ, giá cả lại cao nên bà con nuôi nhiều.

Đang miên man theo nhịp kể, giọng anh Uy đã cất lên “Vào đây chú, café nhé”. Như một điển hình cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình, có lẽ cũng vì thế mà Trưởng thôn mời tôi đi café? Gia đình chị Hồ Thị Si giờ đã có một cơ ngơi rộng rãi, khang trang, các vật dụng, tiện nghi trong gia đình đầy đủ.

Tay vẫn đếm tiền, đưa hàng cho khách, chị Hồ Thị Si vừa kể, gia đình em đến khu ĐCĐC Cu Mực- Kăn Hoa từ 2015, khi mới đến chỉ có vài hộ. Được Đảng và Nhà nước quan tâm, vợ chồng em vay vốn chăn nuôi, rồi mở tạp hóa, café… từng bước xây dựng kinh tế gia đình tại nơi ở mới.

“Từ chăn nuôi lợn, và nguồn thu từ tạp hóa, mỗi năm gia đình em thu nhập trên 200 triệu đồng”, chị Si phấn khởi.

Ông Hồ Viết Lương, Chủ tịch xã Hồng Hạ cho biết: “Đời sống bà con ở Cu Mực - Kăn Hoa giờ đã được nâng cao hơn trước. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp hơn nhiều so với mức bình quân của xã. Bà con nuôi gà, dê và phát triển cả dịch vụ…”.

Người Tà Ôi ở Khe Bùn đã an cư

Cùng với Cu Mực - Kăn Hoa, khu ĐCĐC tập trung thôn Khe Bùn, xã A Ngo (huyện A Lưới) cũng đã hoàn thành và đưa đồng bào về nơi ở mới. Nhờ có quỹ đất, đồng bào lại cần cù nên chỉ sau mấy năm, đời sống người Tà Ôi đã được cải thiện, an cư bền vững tại nơi ở mới.

Được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khu ĐCĐC Khe Bùn được bố trí ở xã A Ngo, với 877 hộ, với 3.567 nhân khẩu, trong đó dân tộc Tà Ôi chiếm trên 80%.

Khu ĐCĐC Khe Bùn giờ đã là nơi an cư bền vững cho người Tà Ôi
Khu ĐCĐC Khe Bùn giờ đã là nơi an cư bền vững cho đồng bào Tà Ôi

Có dịp về thăm khu tái định cư Ke Bùn mới cảm nhận được một sự "an cư lạc nghiệp" của người dân nơi đây. Gia đình chị Hồ Thị Nghệ, chỉ sau mấy năm đến định cư ở đây đã có cuộc sống khá đầy đủ. Vợ chồng chị đầu tư thêm máy cày, máy gặt lúa làm dịch vụ.

Chị Nghệ chia sẻ: “Nhờ các cấp quan tâm chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, như hỗ trợ xây dựng nhà tái định cư, đầu tư hạ tầng đồng bộ, cấp đất sản xuất… nên bà con đã có cuộc sống ổn định hơn”.

Ngoài gia đình chị Nghệ, có thể kể đến hàng chục hộ DTTS như anh Hồ Văn Tua, Hồ Văn Tình, Hồ Văn Lợi, Hồ Văn Tanh… mỗi gia đình trồng vài ha rừng, chăn nuôi gia súc hàng chục con, mở rộng kinh doanh. Từ vùng đất mới, người Tà Ôi đã tìm cho mình được phương thức sản xuất mới để an cư bền vững.

Để giúp người dân yên tâm và ổn định cuộc sống, bên cạnh được hỗ trợ xây dựng hạ tầng (giao thông, điện sinh hoạt, nước sạch), những hộ đồng bào vào ĐCĐC còn được hỗ trợ làm nhà ở, vay vốn sản xuất. Sau khi chuyển đến ĐCĐC, người dân nhanh chóng bắt tay vào phát triển vườn, rừng, cải tạo đất sản xuất, qua hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật và tận dụng tối đa diện tích đất được cấp để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

Theo ông Hồ Xuân Trăng,Trưởng ban Dân tộc tỉnh, qua thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đã tạo điều kiện cho hộ đồng bào DTTS mới lập gia đình ra ở riêng, hoặc hộ nhà ở còn tạm bợ, thiếu đất sản xuất... có nơi ở ổn định và điều kiện phát triển sản xuất tại các điểm ĐCĐC tập trung và ĐCĐC xen ghép. Qua đó, góp phần thực hiện việc ổn định định cư, giảm thiểu tối đa tình trạng xâm canh, xâm cư, nhất là đối với các xã biên giới.

Nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cải thiện đời sống đồng bào ở Cu Mực- Kăn Hoa
Mô hình nuôi dê đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống đồng bào ở Cu Mực- Kăn Hoa

Cùng với Cu Mực- Kăn Hoa, Ke Bùn, Ta Rỵ… đồng bào các DTTS ở những khu ĐCĐC trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đang dần 'bám rễ" an cư, phát triển bền vững trên những vùng đất mới.

Đặc biệt, hiện nay những chính sách dành riêng cho đồng bào DTTS, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, theo đó, đồng bào sẽ được tiếp thêm sức mạnh. Qua đó, cùng với sự cần mẫn, khát khao chủ động vươn lên của đồng bào DTTS, nhất định những khu ĐCĐC sẽ trở thành những khu dân cư kiểu mẫu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Top 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2023. Đây là tài liệu chính thức của Bộ Công Thương về tình hình xuất nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng, thị trường, tình hình tận dụng các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do và công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Kiên Giang: Chính sách dân tộc góp phần bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển

Công tác Dân tộc - PV - 1 giờ trước
Kiên Giang xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Theo đó, thành quả trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, là “bằng chứng sống, sinh động”, khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.
Để làng Aur vẫn vẹn nguyên muôn thủa

Để làng Aur vẫn vẹn nguyên muôn thủa

Phóng sự - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Giữa bạt ngàn mây trắng, ngôi làng Aur của đồng bào Cơ Tu hiện ra nhỏ bé và thơ mộng. Cảm giác, chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Qua trăm năm, ngôi làng ấy vẫn “nguyên bản” như thuở sơ khai, bất chấp sự đổi thay của thời gian...

"Hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Du lịch - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Tại Tọa đàm “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai”, nhiều chuyên gia văn hóa, bảo tàng, di sản và người dân làng cổ cùng bàn thảo, "hiến kế" để thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Tọa đàm do Ban Đại diện Nhân dân làng Bát Tràng phối hợp với Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt tổ chức.
Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Quảng Nam: Thành lập Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên cả nước

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam vừa đưa vào hoạt động Bảo tàng đa dạng sinh học cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là hoạt động triển khai thực hiện Đề án tổ chức Năm phục hồi đa dạng sinh học Quốc gia - Quảng Nam 2024 - Chung sống hài hòa với thiên nhiên; đồng thời hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2024 - “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học” và Ngày Quốc tế Bảo tàng 2024 - “Bảo tàng vì giáo dục và nghiên cứu”.
Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Nam Giang (Quảng Nam): Chuẩn bị tổ chức Liên hoan cồng chiêng lần thứ VI

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND huyện Nam Giang (Quảng Nam) vừa thống nhất nội dung tổ chức Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI năm 2024.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Bình Định: Tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024

Du lịch - T.Nhân - 2 giờ trước
Nhằm hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024 và tiếp nối thành công của Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định năm 2024 (Amazing Binh Dinh Fest 2024); đẩy mạnh quảng bá thương hiệu du lịch Bình Định đến du khách trong và ngoài nước, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch tổ chức chuỗi sự kiện du lịch Hè năm 2024.
Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Ngoại hạng Anh: Chiến thắng sát nút Newcastle, Man United chấm dứt mạch trận tồi tệ

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Đá bù vòng 34 Ngoại hạng Anh, Newcastle đến làm khách trên sân nhà của Man United. Dù đã rất nỗ lực, nhưng đội khách vẫn phải nhận thất bại sát nút trước một Man United đang gặp nhiều khó khăn.
Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Kon Tum: Giới thiệu hơn 9.000 vị trí việc làm cho người lao động

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 16/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Ngày việc làm năm 2024. Với hơn 9.000 vị trí việc làm trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đây là cơ hội để người lao động tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin thị trường lao động và lựa chọn việc làm phù hợp.
Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Chelsea có chuỗi 4 trận bất bại sau chiến thắng trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Chelsea đã vươn lên vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng sau khi đánh bại Brighton tại trận đá bù Vòng 34 Ngoại hạng Anh. Đây là chiến thắng thứ tư liên tiếp của Chelsea sau trận thua nặng nề Arsenal 0-5 ngày 24/4.
Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Nhiều tập thể, cá nhân hiến tặng hiện vật văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Lê Hường - 8 giờ trước
Ngày 15/5, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk tổ chức sinh hoạt chuyên đề năm 2024 “Tự soi, tự sửa trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thị xã Buôn Hồ”.