Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Ninh: Phải chăng “con kiến đi kiện củ khoai”?

Sỹ Hào - 16:42, 03/04/2021

Chỉ vì một quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị Thanh tra thị xã Từ Sơn tự ý sửa chữa địa danh, vị trí đất mà gần 14 năm qua, 3 hộ nghèo ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn đã phải “đội đơn” khiếu nại, khiếu kiện. Hành trình đòi đất gian nan ấy vẫn chưa dừng lại, bởi quyền lợi chính đáng của họ chưa được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giải quyết thỏa đáng.

Bị đột quỵ năm 2019, ông Nghiêm Đình Thuần (áo đen) hiện vẫn phải tập tễnh đến Tòa để đòi quyền lợi chính đáng cho mình (Ảnh chụp ngày 26/3/2021 tại TAND tỉnh Bắc Ninh)
Bị đột quỵ năm 2019, ông Nghiêm Đình Thuần (áo đen) hiện vẫn phải tập tễnh đến Tòa để đòi quyền lợi chính đáng cho mình (Ảnh chụp ngày 26/3/2021 tại TAND tỉnh Bắc Ninh)

Dối trên lừa dưới!

Từ năm 2015 đến nay, Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều bài viết, phản ánh khiếu nại của 3 hộ nghèo ở xóm Núi, xã Tam Sơn bị UBND thị xã Từ Sơn thu hồi đất sai quy định. Điểm mấu chốt là việc Thanh tra thị xã Từ Sơn đã sử dụng một quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bị sửa chữa trái pháp luật để tham mưu cho Chủ tịch UBND thị xã thu hồi đất ở của 3 gia đình này.

Đặc biệt, trong số báo 1152, ra ngày 18/11/2015, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết: “Từ Sơn – Bắc Ninh: Ai tự ý sửa chữa quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh?”. Bài báo đã làm rõ việc Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 2/2/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn sang đất ở (gọi tắt là QĐ 82) bị Thanh tra thị xã Từ Sơn tự ý sửa chữa trái pháp luật (sau khi Báo đăng, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã giao Thanh tra tỉnh tiến hành xác minh, làm rõ).

Cụ thể, trong QĐ 82 (bản gốc, lưu tại Chi cục Văn thư – Lưu trữ tỉnh Bắc Ninh) mà phóng viên thu thập được, thì Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo chuyển đổi 1.421 m² đất nông nghiệp và đất ao ở các vị trí: Dộc Chúc, Đồng Đình, Dộc Tự, rìa làng xóm Chi, sau làng xóm Tây,… thuộc xã Tam Sơn. Nhưng trong QĐ 82 (bản phô tô, do Thanh tra thị xã Từ Sơn cung cấp cho phóng viên), chữ “Chi” trong cụm từ “rìa làng xóm Chi” đã bị gạch đi, thay bằng chữ “Núi”, thành “rìa làng xóm Núi” (phần chữ “Chi” bị gạch thay bằng chữ “Núi” viết tay, không đóng dấu treo – pv).

QĐ 82 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị Thanh tra thị xã Từ Sơn sửa chữa trái pháp luật
QĐ 82 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị Thanh tra thị xã Từ Sơn sửa chữa trái pháp luật

Việc sửa chữa quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh một cách thô thiển này không hiểu sao lại “qua mặt” được Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn và cả hệ thống các phòng ban liên quan của UBND thị xã. Để từ đó, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn đã ban hành Quyết định 574/QĐ-UBND, ngày 12/12/2007, thu hồi 420 m² đất ở của 3 hộ nghèo ở xóm Núi - vị trí vốn dĩ không thuộc phạm vi điều chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh được ghi rõ trong QĐ 82!.

Chỉ vì hành vi “dối trên lừa dưới” của Thanh tra thị xã Từ Sơn, mà từ năm 2007 đến nay, 3 hộ nghèo ở xóm núi (Gồm các hộ: Nghiêm Đình Thuần, hộ Nghiêm Thị Luận và hộ Nghiêm Thị Hải) lâm vào cảnh kiện tụng, sinh sống không yên. Đỉnh điểm là Tết Ất Mùi năm 2015, cả 3 hộ bị UBND xã Tam Sơn cưỡng chế, tháo dỡ những căn nhà cấp 4, buộc phải đón Tết trong những túp lều bạt tạm bợ.

Giải quyết nửa vời!

Đáng nói hơn, Thanh tra thị xã Từ Sơn đã cố tình che đậy hành vi sửa chữa quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Cụ thể, trong Báo cáo số 66/BC-TTr ngày 10/10/2017 về Kết quả giải quyết đơn của ông Nghiêm Đình Thuần, bà Nghiêm Thị Hải và bà Nghiêm Thị Luận do ông Ngô Quốc Dự - Chánh Thanh tra thị xã Từ Sơn (ông Dự hiện đã nghỉ hưu) ký “lấp liếm” rằng: Qua kiểm tra hồ sơ thì không có địa danh “rìa làng xóm Chi” mà chỉ có khu Rìa làng, xóm Núi!

Việc tự ý sửa chữa QĐ 82 của Thanh tra thị xã Từ Sơn là một trong những hành vi vi phạm theo Điều 359 - Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về “Tội giả mạo trong công tác” (Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu). Người phạm tội sẽ bị xử phạt từ 10 – 100 triệu đồng; đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm. Nếu là người giữ chức vụ, quyền hạn phạm tội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó, Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 2/2/2000 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ghi rất rõ ràng, vị trí chuyển đổi mục đích sử dụng đất là “rìa làng xóm Chi, sau làng xóm Tây…”.

Mặc dù sự che đậy hành vi trái pháp luật này của Thanh tra thị xã Từ Sơn là rất lộ liễu, nhưng không hiểu vì sao các cơ quan liên quan của tỉnh Bắc Ninh lại dễ dàng tin. Minh chứng là, từ năm 2015 (thời điểm phát hiện QĐ 82 bị sửa chữa) đến nay, hành vi tự ý sửa chữa quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh của Thanh tra thị xã Từ Sơn không được làm sáng tỏ để biết ai sửa, sửa vì mục đích gì, từ đó có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt là Thanh tra tỉnh Bắc Ninh, đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh (thời điểm đó là ông Nguyễn Tử Quỳnh) giao xác minh đơn của công dân và đề xuất hướng xử lý. Nhưng tại các báo cáo kết quả xác minh, giải quyết khiếu nại của ông Nghiêm Đình Thuần, bà Nghiêm Thị Luận và bà Nghiêm Thị Hải (Báo cáo số 81/BC-TTr.NV3 ngày 27/10/2016, Báo cáo số 11/BC-TTr.NV3 ngày 9/4/2018 và Báo cáo số 63/BC-TTr.NV3 ngày 3/7/2019), Thanh tra tỉnh đều không đả động gì đến hành vi sửa chữa giấy tờ, tài liệu trái quy định của Thanh tra thị xã Từ Sơn.

Đổi lại, qua xác minh, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu để Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 công nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ cho công dân. Nhưng lạ là, từ sự tham mưu của Thanh tra tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh lại giải quyết diện tích 420m² đất của 3 hộ đã bị thu hồi sai quy định theo hai hướng khác nhau.

Cụ thể, theo Quyết định 1052/QĐ-UBND ngày 12/7/2019 (QĐ 1052), Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ công nhận QSDĐ và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với 148,5m² cho hộ ông Nghiêm Đình Thuần và 135 m² đất cho hộ bà Nghiêm Thị Luận. Còn 135m² đất của hộ bà Nghiêm Thị Hải lại giao cho UBND thị xã Từ Sơn tổ chức đấu giá?!.

Có phải “kiến kiện củ khoai”?

Không đồng tình với quyết định này, ông Nghiêm Đình Thuần và bà Nghiêm Thị Hải đã kiện Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra tòa, yêu cầu Chủ tịch UBND hủy quyết định giao UBND thị xã Từ Sơn tổ chức đấu giá 135 m² đất của bà Nghiêm Thị Hải, đồng thời công nhận QSDĐ và cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với 135m2 đất này cho bà Hải. Đơn kiện của công dân đã được Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bắc Ninh thụ lý tại Thông báo số 21/2020/TLST-HC ngày 27/7/2020 (Số hiệu văn bản này của TAND tỉnh Bắc Ninh có thể chưa chính xác, phải là Thông báo số 21/2021/TLST-HC - Pv).

Ngày 26/3/2021, TAND tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa hành chính sơ thẩm xét xử vụ kiện hành chính này. Theo Thông báo số 33/2020/Tb-LPT ngày 15/3/2021 của TAND tỉnh Bắc Ninh, các đương sự tham gia tố tụng, ngoài nguyên đơn (người khởi kiện và người đại diện bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn) thì bên bị đơn bao gồm: Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Đàm Đình Định – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn (được Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn ủy quyền tham gia tố tụng) và đại diện Thanh tra tỉnh Bắc Ninh.

Mặc dù Tòa đã triệu tập, nhưng tại phiên xử sơ thẩm ngày 26/3/2021, các đương sự bên bị đơn đều vắng mặt, chỉ duy nhất có đại diện Thanh tra tỉnh. Trước việc các đương sự bên bị đơn vắng mặt đã ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình nên ông Thuần, bà Hải đã đề nghị hoãn phiên tòa.

Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều bài viết làm rõ những ẩn khuất đằng sau việc thu hồi đất của UBND thị xã Từ Sơn đối với 3 hộ nghèo ở xã Tam Sơn
Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều bài viết làm rõ những ẩn khuất đằng sau việc thu hồi đất của UBND thị xã Từ Sơn đối với 3 hộ nghèo ở xã Tam Sơn

Theo tìm hiểu của phóng viên, liên quan đến vụ án hành chính này, ngày 17/8/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản số 2859/UBND-NC về việc cử ông Đàm Đình Định – Phó Giám đốc Sở TN&MT thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh tham gia tố tụng. Tương tự, Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn cũng đã có Giấy ủy quyền tham gia tố tụng số 14/UQ-CT ngày 19/1/2021 cử ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch UBND thị xã thay mặt Chủ tịch UBND thị xã giải quyết vụ án hành chính này.

Trên thực tế, Luật Tố tụng hành chính (TTHC) quy định các đương sự tham gia TTHC có quyền ủy quyền. Tuy nhiên, những quy định ủy quyền trong Luật TTHC chỉ phù hợp với người khởi kiện (nguyên đơn) là cơ quan, tổ chức và cá nhân do bận công việc cơ quan hoặc không nắm vững pháp luật, tuổi già sức yếu đi lại khó khăn… mà họ không thể có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, nên phải ủy quyền cho người khác mà luật không cấm để thay mặt mình tham gia tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm phạm.

Còn trong vụ việc này, người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh; đối tượng kiện là một phần trong QĐ 1052 của Chủ tịch UBND tỉnh. Do đó, khi Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ủy quyền cho ông Đàm Đình Định – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh tham gia tố tụng là không thỏa đáng.

Bởi lẽ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh là người đại diện theo pháp luật của QĐ 1052. Nhưng Chủ tịch UBND tỉnh không tham gia tố tụng mà ủy quyền cho ông Đàm Đình Định, thì làm thế nào để xử lý hậu quả về quyết định hành chính này (trong trường hợp Tòa tuyên nguyên đơn thắng kiện)?

Ông Đàm Đình Định dù được ủy quyền đi chăng nữa, thì cũng không có thẩm quyền xử lý hậu quả một khi Tòa tuyên QĐ 1052 trái luật. Điều này cũng tương tự với việc Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn ủy quyền tham gia tố tụng cho ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch UBND thị xã.

Cũng cần lưu ý rằng, trong văn bản số 3421/UBND-NC ngày 30/9/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh do bà Nguyễn Hương Giang, đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký, gửi TAND tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đánh giá: Đơn của ông Nghiêm Đình Thuần là đơn khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Đã xác định như vậy thì vì cớ gì, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng như Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn không trực tiếp tham gia tố tụng để giải quyết dứt điểm vụ việc này tại phiên sơ thẩm tới đây, dự kiến được TAND tỉnh Bắc Ninh mở lại vào ngày 15/4/2021?

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo dõi để thông tin về vụ việc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.
Tin nổi bật trang chủ
Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Một lần được “tình tự” tại chợ Khâu Vai

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khâu Vai không chỉ đẹp bỡi phong cảnh núi non hoang sơ, trùng điệp, kết với màu xanh óng ánh của lớp lớp những nương ngô ẩn hiện trong nền mây thấp, mà còn đẹp bởi ở đây có phiên chợ phong lưu.
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 2 giờ trước
Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.
SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng tại Digital CX Awards 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 2 giờ trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 18): “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”

Việt Nam có nguồn dược liệu dồi dào, nhiều bài thuốc gia truyền, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam vì quan niệm những loại thuốc này lành tính. Tuy nhiên, thói quen tự dùng thuốc, dược liệu của người dân đã dẫn đến hậu quả tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Báo động tình trạng tự ý dùng thuốc, dược liệu không rõ nguồn gốc để trị bệnh”.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 3 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Đồi A1 rực đỏ sắc phượng trong những ngày tháng 5 lịch sử

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong không khí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), những ngày này, hoa phượng trên đỉnh đồi A1 bung nở đỏ rực như lửa, để chào đón những người chiến sĩ năm xưa và du khách đến thăm quan, chụp ảnh.
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.